Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp thiết kế bài kiểm tra - đánh giá kĩ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hoàng Văn Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 143 - 147
143
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Hoàng Văn Tiến
1*
, Nguyễn Thị Huệ
2
1Học viện Khoa học Quân sự
2Học viện Cánh sát Nhân dân Hà Nội
TÓM TẮT
Trong giảng dạy ngoại ngữ, kiểm tra - đánh giá luôn gắn liền với hoạt động dạy và học; có tác
dụng định hướng, điều chỉnh hoạt động của người dạy và người học; cho phép chứng nhận đạt
chuẩn trình độ sau một quá trình học tập. Tùy theo mục đích của hoạt động kiểm tra - đánh giá mà
người thực hiện phải tiến hành qua nhiều công đoạn, với nhiều thao tác và sử dụng nhiều công cụ
đánh giá khác nhau. Bài viết này tập trung giới thiệu các bước cơ bản cần thực hiện để xây dựng
một bài kiểm tra - đánh giá đạt chất lượng đối với kĩ năng đọc hiểu tiếng nước ngoài.
Từ khóa: Thiết kế, kiểm tra, đánh giá, dạy học ngoại ngữ.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Kiểm tra - đánh giá là một công việc gắn liền
với quá trình dạy học nói chung và trong
giảng dạy ngoại ngữ nói riêng. Kiểm tra -
đánh giá có ba chức năng chính: định hướng,
điều chỉnh và chứng nhận đạt chuẩn. Người ta
thường đề cập nhiều đến chuẩn đánh giá như
là căn cứ, tham chiếu để thiết kế các bài kiểm
tra - đánh giá. Thực tế, kiểm tra - đánh giá
vừa là một quá trình và vừa là một sản phẩm
[3]. Là quá trình vì nó bao gồm nhiều các
hoạt động và nhiều giai đoạn, thao tác được
tiến hành cụ thể, theo trình tự mà người đánh
giá phải tuân theo. Là sản phẩm vì kết quả
của quá trình này là có một công cụ đánh giá
chuẩn, đủ khả năng đo các loại kiến thức hay
kĩ năng cần đánh giá theo những mục đích
xác định. Song thực tế, không phải lúc nào
việc kiểm tra - đánh giá cũng thực hiện được
chuẩn đánh giá trong giảng dạy ngoại ngữ.
Chúng tôi xin trình bày phương pháp thiết kế
bài kiểm tra - đánh giá kĩ năng đọc hiểu đạt
chuẩn dựa trên cả cở sở lí luận và thực tiễn.
THIẾT KẾ BÀI KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KĨ
NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Nguyên tắc chung
Trước hết, khi tiến hành kiểm tra - đánh giá,
phải xác định được chính xác, rõ ràng mục
tiêu đánh giá, tức phải trả lời câu hỏi “Tại sao
phải kiểm tra - đánh giá?”. Để đạt được mục
tiêu đề ra của kiểm tra - đánh giá cần trả lời
*
Tel: 0979750576, Email: [email protected]
các câu hỏi sau: “Khi nào kiểm tra - đánh
giá?”, “Kiểm tra - đánh giá cái gì?”, “Kiểm
tra - đánh giá như thế nào?”, “Thế nào là
một công cụ đánh giá có độ tin cậy và có
hiệu lực cao?” và “Phải sử dụng các công
cụ đánh giá nào?”.
Trong thực tế, người ta tiến hành kiểm tra -
đánh giá ở các giai đoạn khác nhau của quá
trình dạy và học tuỳ theo mục đích đề ra.
Trước khi bắt đầu quá trình dạy và học, người
ta tiến hành đánh giá chẩn đoán (Evaluation
diagnostique) để khảo sát trình độ kiến thức
và năng lực sẵn có của người học, cho phép
người dạy và người học định hướng và xây
dựng kế hoạch, phương pháp dạy và học phù
hợp với điều kiện, trình độ và khả năng của
người học để đạt mục tiêu của khoá học đó.
Trong quá trình dạy và học, tiến hành đánh
giá quá trình đào tạo (Evaluation formative)
được thực hiện sau mỗi bài hay nhóm bài học
cho phép đánh giá việc tiếp thu kiến thức và
kĩ năng của người học, kịp thời phát hiện
những sai sót, lỗ hổng kiến thức ở người học
và có các tác động hỗ trợ, bổ sung để đảm bảo
quá trình dạy và học được tiến hành theo
đúng hướng và đạt hiệu quả. Khi kết thúc quá
trình dạy và học, người ta tiến hành đánh giá
tham chiếu tiêu chí (Evaluation critériée) hay
đánh giá tham chiếu qui chuẩn (Evaluation
normative) đối với các kiến thức và kĩ năng
thực hành mà người học lĩnh hội được so với
chuẩn kiến thức cần đạt và chứng nhận đạt
chuẩn trình độ đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn