Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 10 – bcb nhằm rèn luyện năng lực tự học cho học sinh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
LÊ THỊ TRANG
Phương pháp thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Địa lý lớp 10 – BCB nhằm rèn luyện
năng lực tự học cho học sinh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã kéo theo những
thay đổi lớn lao về kinh tế - xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa đã đặt
ngành giáo dục đứng trước hàng loạt thách thức và cơ hội mới. Trong bối cảnh như
vậy, nhà trường phải đào tạo ra những con người năng động sáng tạo, nhạy bén có
phẩm chất có năng lực để lĩnh hội được khối lượng thông tin lớn luôn biến động của
nhân loại. Như vậy vấn đề đặt ra là phải đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh những tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo, phong cách học tập tự lực, tích cực trong quá trình học. Với
yêu cầu đó phát triển năng lực tự học cho học sinh trong nhà trường phổ thông là
một yêu cầu bắt buộc
Những đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình, SGK và phương pháp
dạy học Địa lý ở trường phổ thông theo những cải cách giáo dục đã được tiến hành.
Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả dạy học nói chung và dạy học Địa lý lớp 10 ở các
trường THPT nói riêng vẫn chưa được nâng cao. Một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến tình trạng đó bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy của thầy
còn chậm chạp, còn nguyên nhân khác là do người học vẫn chưa biết cách tự học,
chủ yếu là tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà không chịu tìm tòi học hỏi,
giáo viên trong quá trình dạy không chú ý nhiều đến việc trang bị kĩ năng, phương
pháp tự học cho học sinh.
Với học sinh lớp 10, các em đang đững trước ngưỡng cửa của cuộc đời, và
có định hướng nghề nghiệp cho tương lai, để đáp ứng yêu cầu mới của xã hội hiện
đại thì việc tìm ra một phương pháp dạy học mới nhằm rèn luyện năng lực tự học
cho học sinh ngày càng có ý nghĩa to lớn. Sơ đồ tư duy là một công cụ rất hữu ích
trong học tập, mang lại hiệu quả cao cho người học. Hiện nay sơ đồ tư duy đang
được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, góp phần rèn luyện năng lực tư duy, nâng
cao hiệu quả học tập cho người học. Do vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD)
trong dạy học góp phần tạo cho học sinh hứng thú học tập. về lâu dài còn giúp các
em tự học suốt đời.
Điều quan trọng nhất trong dạy học là người thấy không chỉ dạy cho HS kiến
thức về khoa học mà còn phải chỉ cho các em biết cách tự học, tự tìm tòi để chiếm
lĩnh tri thức đó. Với mong muốn nhỏ bé góp phần vào việc nâng cao hiệu quả học
tập môn Địa lý cho học sinh phổ thông và tích lũy kinh nghiệm trong việc nghiên
cứu khoa học, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Phương pháp thiết kế và sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học Địa lý lớp 10 – BCB nhằm rèn luyện năng lực tự học cho học
sinh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
2.1. Mục đích
Thiết kế và sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học Địa lý lớp 10 – BCB để rèn
luyện năng lực tự học cho học sinh
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lí luận thực tiễn của việc sử dụng SĐTD trong dạy học Địa
lý lớp 10 để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh.
- Sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học Địa lý lớp 10 để rèn luyện năng lực
tự học cho học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả của
việc sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học Địa lý lớp 10 để rèn luyện năng lực tự
học cho học sinh.
- Đưa ra các kết luận và kiến nghị
3. Giới hạn của đề tài.
Đề tài: “ Phương pháp thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lý
lớp 10 – ban cơ bản để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh”, là một đề tài tương
đối rộng. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và vốn hiểu biết của bản thân chưa
nhiều đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
1. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong quá trình sử dụng SĐTD trong
dạy học Địa lý lớp 10 – THPT để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh.
2. Sử dụng SĐTD trong dạy học Địa lý lớp 10 – THPT để rèn luyện năng lực
tự học cho học sinh.
3. Quy trình thiết kế và hướng dẫn học sinh vẽ và sử dụng SĐTD để rèn luyện
năng lực tự học cho học sinh.
4. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Các tư tưởng quan điểm về hoạt động tự học và ứng dụng của SĐTD đã
xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển giáo dục trên thế giới và trong nước. Có
thể kể đến một số tư tưởng, quan điểm và các công trình nghiên cứu về tự học và
ứng dụng của SĐTD trong học tập sau đây:
a. Các nghiên cứu về vấn đề tự học
Theo Thaillerirent người Pháp, ông rất chú trọng tới việc phát huy tính sáng
tạo và tính độc lập suy nghĩ của học sinh. Ông cho rằng “ Chỉ có khi nào người ta tự
tìm tòi, tự phát minh điều gì đó thì người ta mới thực sự là biết, thực sự nhìn rõ điều
đó”
Ở nước ta, vấn đề tự học và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu qủa giáo dục nói chung, hiệu quả bài học nói riêng là
vấn đề lớn đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu
lí luận dạy học. Trong : “ Hoạt động tự học của sinh viên đại học” của Đặng Vũ
Hoạt và Hà Thị Đức – NXB ĐHSP Hà Nội, 1990 đã coi hoạt động tự học như là
một bộ phận hữu cơ trong việc học tập của sinh viên.
- Trong “ Qúa trình dạy học – tự học” của GS. Nguyễn Cảnh Toàn – NXB GD
năm 1997 đã đi sâu tìm hiểu hoạt động dạy học của thầy, tự học của trò trong quá
trình dạy học.
- GS. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thị Thu Hằng trong cuốn “ Phương pháp dạy
học Địa lí theo hướng tích cực” – NXB ĐHQG Hà Nội, 2003 đã đề cập tới phương
hướng, biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học Địa lý ở trường phổ thông hiện
nay. Trong đó nhấn mạnh tới vấn đề phát huy năng lực tư duy, năng lực tự học của
học sinh.
Vấn đề tự học đã được bàn luận sôi nổi trên các tạp chí như: giáo dục thời
đại, giáo dục và nhà trường…vv, có nhiều bài viết đã đi sâu vào các vấn đề khác
nhau của phương pháp dạy học Địa lý và các bài có liên quan đến vấn đề tự học Địa
lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
b. Các nghiên cứu về sơ đồ tư duy
Trong cuốn sách “ The Mind Map” của Tony Buzan và Bary Buzan, hai ông
đã đề cập tới lý thuyết về sơ đồ tư duy, và khả năng ứng dụng của sơ đồ tư duy vào
các lĩnh vực của cuộc sống. Đặc biệt hai ông có đề cập tới ứng dụng của sơ đồ tư
duy vào hoạt động dạy và học nhằm phát triển năng lực tư duy của người học, đây
là một trong những ứng dụng to lớn nhất của sơ đồ tư duy.
Trong cuốn sách “ Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy” của nhóm tác giả: Jean
– Lucdelaqdric Le Bihan – Piere Mongin – Denis Rebaud, các tác giả đã đề cập tới
cách đưa ra các ý tưởng và cách sắp xếp chúng theo cách riêng của bản thân để
mang lại hiệu quả tốt nhất. Khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của việc ứng
dụng SĐTD trong rèn luyện phát triển năng lực tự học cho người học.
Tóm lại các công trình nghiên cứu trên là những gợi mở quý báu về mặt lí
luận giúp tôi tìm được hướng giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. Tuy nhiên, cơ sở lí
luận chung cũng như việc ứng dụng SĐTD trong dạy học một môn học cụ thể, đặc
biệt là môn Địa lý chưa được các tác giả đề cập tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp, so sánh tài liệu
Là phương pháp cần thiết cho việc hoàn thành một khóa luận. Với đề tài này
tôi đã tiến hành thu thập, phân tích, lựa chọn tài liệu từ các nguồn khác nhau như:
Sách giáo khoa, sách tham khảo, các luận văn, các công trình nghiên cứu khoa học,
các phàn mềm tin học có nội dung liên quan…Sau đó tổng hợp phân tích, so sánh
các tài liệu để làm tư liệu cho bài viết của mình.
5.2. Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế
Phương pháp tìm hiểu thực tế ở trường phổ thông nhằm thu thập tài liệu
thực tế cần thiết cho đề tài, thông qua dự giờ, thăm dò, điều tra tình hình dạy và học
của giáo viên và học sinh lớp 10 – THPT.
5.3. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này được thực hiện nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu
lí thuyết, thu thập thông tin, kiểm tra, phân tích mức độ tin cậy của các giả thuyết và
bổ sung những vấn đề mà lý thuyết chưa đề cập tới.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung khóa luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng SĐTD trong dạy học
Địa lý lớp 10 để rèn luyện năng lực tự học cho học sinh.
Chương 2: Sử dụng SĐTD trong dạy học Địa lý lớp 10 để rèn luyện năng lực
tự học của học sinh.
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ SUY TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10
1.1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÝ
1.1.1. Khái niệm về phương tiện dạy học
Khái niệm về phương tiện hạy học (PTDH) được nhiều tác giả đề cập:
Nguyễn Hải Châu – Phạm Thị Sen đã nêu ra một số định nghĩa về PTDH:
- PTDH là tất cả những thiết bị và tài liệu được sử dụng trong quá trình dạy
học, gồm các loại: Tài liệu in (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo…), phương tiện
nhìn (vật thật, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…), phương tiện nghe nhìn (phim ảnh,
video, tivi…), dụng cụ trình bày (các loại bảng phấn, bảng từ…), phương tiện kĩ
thuật (máy vi tính, máy chiếu đa phương tiện…).
- PTDH là tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư
cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh và đối với
học sinh phương tiện còn là nguồn tri thức phong phú để lĩnh hội tri thức và rèn
luyện kĩ năng. Có thể phân loại theo 3 nội dung: Tài liệu học tập (sách, tạp chí,
video, đĩa từ…), thiết bị kĩ thuật day học (máy chiếu hình, máy tính, tivi…) và cơ
sở vật chất(lớp học, phòng bộ môn…).
Còn theo Nguyễn Trọng Phúc trong cuốn “ Phương tiện, thiết bị kĩ thuật
trong dạy học Địa lý” : PTDH đồng nghĩa với phương tiện trực quan, đó là các vật
thật, vật tượng trưng và các vật tạo hình được sử dụng để dạy học.
+ Các vật thật như động vật sống trong môi trường tự nhiên, các loại khoáng
vật…giúp cho học sinh hứng thú tìm tòi trong học tập.
+ Các vật tượng trưng giúp cho học sinh thấy được một cách trực quan các sự
vật, hiện tượng được biểu hiện dưới dạng khái quát hoặc đơn giản: sơ đồ, lược đồ,
bản đồ giáo khoa…
+ Các vật tạo hình kể cả phương tiện hiện đại như tranh ảnh, mô hình, băng
video, phim đèn chiếu thay cho các sự vật và hiện tượng khó thấy trực tiếp (biển,
đại dương…), các sự vật và hiện tượng không thể thấy (cấu tạo của Trái Đất…).
Tác giả Nguyễn Đức Vũ cũng nêu lên định nghĩa PTDH trong “ Phương tiện
dạy học địa lý ở trường phổ thông” : PTDH là “ hình ảnh kép” của phương pháp
dạy học (PPDH). Mỗi PPDH, với đặc trưng là hệ thống các hoạt động của giáo viên
(GV) và học sinh (HS) nhằm đạt mục đích – đòi hỏi phải có phương tiện hoạt động
phù hơp. PPDH được thực hiện bằng các hoạt động với các phương tiện cụ thể. Từ
đó có thể đi đến kết luận, PTDH chính là sự tích hợp của nội dung dạy học và
phương pháp dạy học. Quan niệm này đề cao chức năng nguồn tri thức của PTDH
bên cạnh chức năng truyền thống là trực quan.
Từ các khái niệm trên, có thể thấy là tất cả các đối tượng vật chất được sử
dụng trong quá trình dạy học, là công cụ giúp GV hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động
nhận thức của HS, đồng thời PTDH cũng là nguồn tri thức để HS tìm tòi khám phá
kiến thức mới. Như vậy nói đến PTDH là nói đến PPDH và ngược lại. PTDH là tích
học của nội dung dạy học và PPDH.
1.1.2. Chức năng của phương tiện dạy học
a. Chức năng minh họa