Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên quảng nam-đà nẵng giai đoạn 1969-1975.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------
LÊ THỊ NGỌC DUNG
Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên
Quảng Nam-Đà Nẵng giai đoạn 1969-1975
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Học sinh, sinh viên là thành phần quan trọng trong tầng lớp trí thức tiểu tư
sản. Ngay từ khi ra đời, họ đã có những đóng góp xuất sắc trong phong trào giải
phóng dân tộc. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta đã xung trận với một quyết tâm lớn, một tinh thần quả cảm tuyệt vờí để
giành được thắng lợi cuối cùng, bảo vệ được độc lập tự do cho dân tộc. Hòa mình
vào phong trào chung của quần chúng nhân dân, lực lượng học sinh, sinh viên đã
thể hiện vai trò vừa là “ngòi pháo” vừa là lực lượng “chủ công” trong các phong
trào đấu tranh, nhất là đấu tranh chính trị ở đô thị. Chính bộ phận này, với nhiều
hình thức đấu tranh đa dạng, sáng tạo và linh hoạt đã trở thành lực lượng xung kích
trong việc gây rối loạn nội bộ chính quyền Sài Gòn và từng bước làm thất bại âm
mưu của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Tại Quảng Nam - Đà Nẵng, học sinh, sinh viên là một lực lượng rất quan
trọng trong phong trào đấu tranh ở đô thị. Đặc biệt, họ đã góp phần làm nên 76 ngày
đêm làm chủ thành phố Đà Nẵng (1966), là đỉnh cao của phong trào đô thị miền
Nam, góp phần làm thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ và
tay sai phải xuống thang và thay đổi chiến lược chiến tranh.
Trong giai đoạn 1969-1975, Đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cuộc
chiến tranh bằng việc thực hiện chiến lược chiến tranh mới - chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh” với âm mưu thay “màu da trên xác chết”. Phong trào học sinh,
sinh viên Quảng Nam - Đà Nẵng ở thời kỳ này cũng phát triển sang một bước mới
và có sự thay đổi về chất. Đây là thời kì phong trào phát huy tối đa các hình thức
đấu tranh, các biện pháp đấu tranh, huy động tối đa lực lượng tham gia.
Tuy nhiên, cho đến nay giới Sử học cả nước và địa phương vẫn chưa có
nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về phong trào học sinh, sinh viên Quảng Nam -
Đà Nẵng ở giai đoạn này. Các công trình nghiên cứu chủ yếu là hồi ký của những
người trực tiếp tham gia phong trào như Lê Công Cơ, Hồ Duy Lệ, Hoàng Phủ Ngọc
Phan… Chính điều này đã gây nên những khó khăn trong vấn đề đánh giá vai trò
3
của lực lượng học sinh sinh viên đối với phong trào đấu tranh đô thị trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng. Cũng như sẽ không
thấy được sự phát triển vượt bậc về mục tiêu và hình thức đấu tranh của học sinh,
sinh viên qua các thời kỳ kháng chiến. Là một sinh viên nên tôi rất khâm phục tinh
thần đấu tranh của học sinh, sinh viên Quảng Nam - Đà Nẵng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Lịch sử mãi ghi công những “chiến sĩ áo trắng” đã học
tập và chiến đấu hy sinh cho mảnh đất này.
Với mong muốn giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn những trang sử hào hùng
của dân tộc, nhằm khơi dậy ngọn lửa nhiệt tình, xung kích của thế hệ trẻ đối với
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước tôi đã chọn đề tài “Phong trào đấu tranh
của học sinh, sinh viên Quảng Nam-Đà Nẵng giai đoạn 1969-1975 ” làm khóa luận
tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong trào học sinh, sinh viên nói chung và ở QN - ĐN nói riêng đã được
các các học giả và các tập thể, ban ngành nghiên cứu ở một số khía cạnh khác nhau.
Hội Sinh viên Việt Nam (1999), Sơ thảo lịch sử phong trào học sinh - sinh
viên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Đây là công
trình của Tổng hội sinh viên Việt Nam, viết chung về phong trào của sinh viên Việt
Nam từ khi thành lập đến nay chứ không đề cập đến địa điểm cụ thể nào và cũng
chưa đề cập đến phong trào của HSSV QN - ĐN trong giai đoạn 1969-1975.
Lê Cung (2007), “Phong trào học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”, Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam,
nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Chuyên đề nghiên cứu này chung cho phong trào
HSSV toàn miền Nam chứ không đề cập đến một thời gian hay địa điểm cụ thể nào.
Bên cạnh những cuốn sách phục vụ trực tiếp vào việc nghiên cứu còn có
nhiều cuốn sách sưu tầm những hoạt động của HSSV trong các lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật, như: “Tiếng hát những người đi tới”, (Nxb Trẻ, 1993) của Nguyễn
Công Khế. Cuốn sách tập hợp các sáng tác về thơ, văn, nhạc, họa và báo chí của
HSSV miền Nam chống Mỹ 1969-1975. Qua đó, họ thể hiện sự tinh tế và khéo léo
4
nhưng hiệu quả của HSSV trong cuộc đấu tranh chống Mỹ và Chính quyền Sài
Gòn.
Ở QN - ĐN, một số công trình nghiên cứu về lịch sử địa phương đã được
công bố như “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam-Đà Nẵng (1954-1975)” của Tỉnh ủy
Quảng Nam-Đà Nẵng, xuất bản năm 1996; “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng,
tập II (1954-1975)” của Ban Thường vụ Thành phố Đà Nẵng, xuất bản năm 1997…
Những công trình này phản ánh về phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân
QN - ĐN trong kháng chiến chống Mỹ. Các công trình này có đề cập đến một số
hoạt động của HSSV nhưng chỉ mang tính đơn lẻ, sơ lược.
Cùng với các công trình trên còn có công trình “Lịch sử Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu niên tỉnh Quảng Nam (1927-
2011)” của Ban chấp hành Tỉnh Đoàn Quảng Nam ấn hành năm 2011. Công trình
này cũng có đề cập đến phong trào HSSV trong giai đoạn 1969-1975 nhưng rất ít và
chưa rõ ràng, không đủ để hiểu sự đóng góp và hoạt động của phong trào.
Ngoài ra, còn có một số hồi ký của những người từng tham gia phong trào
như “Năm tháng dâng người” của Lê Công Cơ (Nxb Phụ nữ xuất bản năm 2006),
“Chúng tôi có một thời như thế” của Ban Liên lạc Tổng đoàn học sinh Đà Nẵng
(Nxb Đà Nẵng, năm 2011), “Từ xếp bút nghiên lên đàng đến xuống đường dậy mà
đi” do nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2010 là tập hồi kí của nhiều nhân chứng đã
từng tham gia vào phong trào, kể lại lại một số hoạt động của phong trào HSSV ở
miền Nam, Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1954-
1975.
Nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên khảo về
phong trào HSSV QN - ĐN trong giai đoạn 1969-1975. Những công trình trên chỉ
mới đề cập ở mức độ sơ lược một số hoạt động tiêu biểu của phong trào chứ chưa
có sự phân tích, đánh giá, rút ra đặc điểm, cũng như chưa tái hiện được đầy đủ
những sự kiện, những đóng góp của phong trào đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước ở QN - ĐN. Dẫu vậy, những công trình này là tài liệu tham khảo bước
đầu cho khóa luận của chúng tôi.
5
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong trào HSSV QN - ĐN trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969-1975. Nhiệm vụ của đề tài là làm rõ
nguyên nhân, diễn biến và mục tiêu đấu tranh của HSSV. Cuối cùng rút ra tính chất,
đặc điểm và ý nghĩa của phong trào.
Về phạm vi không gian, khóa luận nghiên cứu phong trào HSSV QN - ĐN
giai đoạn 1969-1975 chủ yếu tập trung ở thành phố Đà Nẵng và hai thành phố Hội
An, Tam Kỳ (Quảng Nam).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp chính của chuyên ngành lịch sử:
Phương pháp sưu tầm, tra cứu, tập hợp các tài liệu liên quan đến đề tài.
Phân tích, so sánh đối chiếu các tư liệu kết hợp với việc sử dụng phương
pháp logic, phương pháp luận sử học macxit.
Đồng thời chúng tôi còn tiến hành khảo sát điền dã tại một số trường, một số
địa điểm tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn những nhân
chứng lịch sử trực tiếp tham gia phong trào như: ông Phan Duy Nhân, Nhà báo Lê
Đức Hùng... để tìm hiểu và thu thập tài liệu nhằm làm sáng tỏ cho đề tài nghiên cứu.
5. Nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu chủ yếu của khóa luận là một số các văn kiện của Đảng bộ Địa
phương, một số sách, hồi ký của những người tham gia phong trào, một số công
trình nghiên cứu ở tỉnh QN-ĐN. Đặc biệt chúng tôi tập trung nghiên cứu các bản
báo cáo, văn kiện về phong trào đấu tranh của HSSV QN - ĐN trong giai đoạn Mỹ
tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” do Ban Tuyên Giáo Thành ủy Đà
Nẵng cung cấp. Đồng thời chúng tôi còn gặp gỡ, phỏng vấn một số nhân chứng
từng tham gia phong trào này.
6.Đóng góp của đề tài
6
Trước hết, khóa luận sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những công
trình nghiên cứu về phong trào HSSV phong trào đấu tranh đô thị, lịch sử của địa
phương và những ai yêu thích lịch sử.
Là công trình chuyên khảo về phong trào HSSV QN - ĐN trong giai đoạn
1969-1975, đề tài hi vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ vai trò, vị trí, sự đóng góp của
lực lượng HSSV trong kháng chiến chống Mỹ cũng như trong giai đoạn xây dựng
đất nước hiện nay. Từ đó, khóa luận có thể giúp ích cho việc tìm hiểu phong trào
HSSV QN - ĐN nói riêng và miền Nam nói chung, cho thấy được sự phát triển của
phong trào đô thị miền Nam.
Qua đề tài này, có thể cung cấp một số nguồn tư liệu có giá trị cho các
trường học, các bậc học ở QN - ĐN sử dụng vào việc giáo dục truyền thống yêu
nước và tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ, trước hết là thế hệ trẻ ở QN - ĐN.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì phần nội dung
gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát pong trào học sinh, sinh viên Quảng Nam – Đà Nẵng
trước năm 1969.
Chương 2: Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên giai đoạn 1969-1975
ở Quảng Nam - Đà Nẵng.