Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong trào đấu tranh chính trị ở tam kỳ giai đoạn 1954 đến 1965
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ
Ở TAM KỲ GIAI ĐOẠN 1954 - 1965
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thanh Thúy
Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử
Lớp : 16SLS
GV hướng dẫn : TS. Trương Anh Thuận
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thiện được đề tài khóa luận này em xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô trong khoa Lịch sử - Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện hết
mức, đồng thời có những góp ý về đề cương để em có thể hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Phú Ninh, cùng Cơ quan quân
sự huyện Phú Ninh và Cơ quan quân sự thành phố Tam Kỳ đã cung cấp những nguồn
tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thành nội dung khóa luận.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ Trương
Anh Thuận, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
Tác giả
Bùi Thị Thanh Thúy
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 4
4.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 5
7. Bố cục đề tài ............................................................................................................. 5
NỘI DUNG...................................................................................................................... 6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT TAM KỲ VÀ TIỀN ĐỀ CỦA ................... 6
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở TAM KỲ (1954-1965) ........................ 6
1.1. Giới thiệu khái quát về vùng đất Tam Kỳ ............................................................. 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 6
1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................................. 7
1.1.3. Cư dân, văn hóa ............................................................................................ 10
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Tam Kỳ ...................................... 12
1.3. Tiền đề hình thành phong trào đấu tranh chính trị ở Tam Kỳ (1954-1965) ....... 14
1.3.1. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Tam Kỳ .......................... 14
1.3.2. Âm mưu và thủ đoạn của địch đối với phong trào cách mạng Tam Kỳ giai
đoạn 1954–1965 ...................................................................................................... 19
1.3.3. Sự chỉ đạo của Đảng về đấu tranh chính trị ở địa bàn Tam Kỳ (1954-1965)
................................................................................................................................ 26
Chương 2: ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ CỦA QUÂN VÀ DÂN TAM KỲ (1954-
1965) .............................................................................................................................. 31
2.1. Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnever ......................................................... 31
2.2. Đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ .......................................................................... 35
2.3.Đấu tranh phá ấp chiến lược ................................................................................ 37
2.4. Đấu tranh chống bầu cử Ngô Đình Diệm ........................................................... 38
2.5. Đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo và chống các chính quyền
độc tài (1963-1964) .................................................................................................... 39
2.6. Đấu tranh chính trị trong đồng khởi ở vùng nông thôn và đồng bằng(1964-1965)
.................................................................................................................................... 41
Chương 3: TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONGTRÀO
ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ CỦA QUÂN VÀ DÂN TAM KỲ (1954-1965) .............. 44
3.1. Tính chất của phong trào đấu tranh chính trị trên địa bàn Tam Kỳ ....................... 44
3.2. Đặc điểm của phong trào đấu tranh chính trị trên địa bàn Tam Kỳ(1954-1965) 46
3.3. Ý nghĩa của phong trào đấu tranh chính trị trên địa bàn Tam Kỳ (1954-1965) 50
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 57
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 59
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, một trong nhữngnhân tố góp phần quan trọng
làm nên thắng lợi đó chính là Đảng ta đã phát huy tối đa sức mạnh đấu tranh chính trị.
Trên thực tế, đấu tranh chính trị trong cách mạng miền Nam từ năm 1954-1975 có sự
tham gia đông đảo của các tầng lớp quần chúng nhân dân như công nhân, nông dân,
sinh viên, học sinh, trí thức, tín đồ tôn giáo, tiểu thương, tư sản dân tộc…, diễn ra dưới
nhiều hình thức như mít tinh, biểu tình, tuyệt thực, bãi khóa, đình công, bãi thị, tự
thiêu…,với tính chất hợp pháp, nửa hợp pháp và bất hợp pháp, nhằm chống lại các
chính sách thực dân mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
Trên cơ sở phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đấu tranh chính trị đã hình
thành nên một đội quân chính trị hùng hậu làm lực lượng nòng cốt cho các cuộc đấu
tranh giành dân, giữ đất, nổi dậy giành quyền làm chủ, hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh
quân sự và làm chỗ dựa cho các lực lượng vũ trang tiêu hao tiêu diệt sinh lực đối
phương. Đấu tranh chính trị đã gây cho chính quyền Sài Gòn nhiều khó khăn trong
việc áp đặt chính sách cai trị trên toàn miền Nam. Đồng thời đấu tranh chính trị cũng
trở thành một nét độc đáo trong nghệ thuật chiến tranh cách mạng Việt Nam.
Do bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của từng địa phương ở
miền Nam mà đấu tranh chính trị diễn ra phong phú, đa dạng với nhiều hình thức và
cấp độ khác nhau. Đấu tranh chính trị của nhân dân Tam Kỳ đã thể hiện rõ điều đó.
Nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam, Tam kỳ là vùng đất có lịch sử lâu đời trước
thế kỷ XV vốn là vùng đất Chiêm Động của Champa, sau chiến thắng của vua Hồ Hán
Thương (1402) thì trở thành vùng đất thuộc Châu Hoa thuộc lãnh thổ Đại Việt. Sau
cách mạng tháng Tám năm 1945, Tam Kỳ trở thành đơn vị hành chính huyện. Thời kỳ
tạm chiến Mỹ-Chính quyền Sài Gòn, chúng chia Tam Kỳ thành ba đơn vị hành chính:
quận Tam Kỳ, quận Lí Tín và xã Châu Thành, sau thành thị xãTam Kỳ, tỉnh lỵ tỉnh
Quảng Tín. Cũng như trên chiến trường toàn miền Nam, tại chiến trường Quảng NamĐà Nẵng nói chung và Tam Kỳ nói riêng, phương châm đấu tranh chính là kết hợp đấu
tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược bằng
ba mũi giáp công. Với chủ trương “Công- nông- binh- trí”liên hiệp, đấu tranh chính trị
trên địa bàn diễn ra khá sôi nổi và đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng
miền Nam nói chung và của Tam Kỳ nói riêng.
Tuy nhiên, đấu tranh chính trị trên địa bàn Tam Kỳ vẫn chưa được nghiên cứu
một cách có hệ thống và hoàn chỉnh, các công trình nghiên cứu có liên quan được công
bố chưa nhiều. Vì vậy việc nghiên cứu phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân
Tam Kỳ trong giai đoạn từ 1954 đến 1965 là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng về
thực tiễn và khoa học.
2
Chính vì những lí do trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Phong trào đấu tranh
chính trị ở Tam Kỳ giai đoạn 1954 đến 1965” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đấu tranh chính trị cũng như vai trò của hình thức đấu tranh này là một vấn đề
thường xuyên được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu về cách mạng Việt Nam
nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.
Công trình “Lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam”do Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội ấn hành năm 1995 đã tái hiện về quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng
Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho
công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Liên quan đến đấu tranh chính trị, trong phần
nội dung “Kinh nghiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”
đã phân tích chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam, giúp
“hiểu sâu sắc hơn bản chất và thủ đoạn xảo quyệt của chính sách thực dân mới của
Mỹ”, từ đó, Đảng đề ra phương pháp đấu tranh thích hợp, “Đảng và nhân dân ta đã có
những chủ trương, phương pháp đấu tranh sát đúng, thích hợp. Phương pháp cách
mạng đúng đắn nhất để đánh bại chủnghĩa thực dân mới là kết hợp chặt chẽ lực lượng
chính trị với lực lượng quân sự và hình thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh
vũ trang. Đó là quy luật cơ bản của phương pháp cách mạng bạo lực”[6, tr.149].
Về vai trò của đấu tranh chính trị, công trình đã khẳng định:“Cùng với đấu tranh
quân sự đấu tranh chính trị của quần chúng cũng là hình thức đấu tranh cơ bản có tác
dụng quyết định trong tất cả các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam và đối
với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”[6, tr.16]. Vai trò của đấu
tranh chính trị được luận giải qua các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam.
Trong giai đoạn đầu lực lượng chính trị là lực lượng dấy lên cao trào Đồng khởi, trong
giai đoạn tiếp theo lực lượng chính trị trở thành mũi tiến công quan trọng trong việc
chống phá các ấp chiến lược, trong đấu tranh giành đất, giành dân, chống bình định.
Sách “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Nam”do Bộ chỉ huy Quân
sự tỉnh Quảng Nam biên soạn năm 2007, ngoài tái hiện toàn bộ diễn biến, những bài
học kinh nghiệm, những thành công trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
trên địa bàn Quảng Nam, công trình đã điểm qua một số phong trào đấu tranh chính trị
của nhân dân Quảng Nam như trong đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnever, phong
trào chống chính sách “tố cộng”, phong trào diệt ác, phá kìm, chống phá Ấp chiến lược
của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đặc biệt là sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu
tranh vũ trang trong từng giai đoạn cụ thể trên từng địa bàn chiến lược của Quảng
Nam,trong đó có các phong trào đấu tranh trên địa bàn Tam Kỳ, góp phần vào sự
nghiệp cách mạng của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.