Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
H
PHÒN
HỮU C
TRƯỜN
NG NGỪ
CÓ TÍN
ĐỊA
L
BỘ GIÁO
NG ĐẠI HỌ
VÕ V
ỪA CÁ
NH CHẤ
A BÀN
LUẬN VĂN
TP. HỒ CH
DỤC VÀ Đ
ỌC LUẬT T
VĂN QUẢN
ÁC TỘI
ẤT CH
TỈNH
THẠC SĨ L
HÍ MINH, NĂ
ĐÀO TẠO
P HỒ CHÍ
NG
I XÂM
HIẾM Đ
GIA L
LUẬT HỌC
ĂM 2011
MINH
PHẠM
ĐOẠT T
AI
M SỞ
TRÊN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
VÕ VĂN QUẢNG
PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ
HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự - Mã số: 60.38.40
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, ví dụ được sử dụng, trích dẫn trong luận
văn là hoàn toàn chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Võ Văn Quảng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THTP : Tình hình tội phạm
BLHS : Bộ luật hình sự
XPSH : Xâm phạm sở hữu
XPSHCĐ : Xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
DTTS : Dân tộc thiểu số
UBND : Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 1.1. Số vụ án đã xét xử sơ thẩm từ 2006 – 2010
2. Bảng 1.2. Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt bị xét xử sơ
thẩm từ năm 2006 đến 2010
3. Bảng 1.3. Số vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đã xét xử sơ
thẩm năm 2006 – 2010
4. Bảng 1.4. Bảng tỷ trọng các vụ án trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt (%)
5. Bảng 1.5. Tỷ lệ số bị cáo đã bị xét xử từ năm 2006 đến 2010 theo độ tuổi
6. Bảng 1.6. Tỷ lệ số bị cáo bị xét xử trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt theo độ tuổi
7. Bảng 1.7. Tỷ trọng số bị cáo bị xét xử là người dân tộc thiểu số (DTTS)
trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 – 2010
8. Bảng 1.8. Tỷ lệ số bị cáo là nữ bị xét xử từ năm 2006 đến 2010
9. Bảng 1.9. Tỷ trọng các vụ án trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 – 2010 (%)
10. Bảng 1.10. Tỷ trọng người phạm tội bị xét xử trong nhóm tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 – 2010 (%)
11.Bảng 1.11. Trình độ học vấn của số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến 2011
12. Bảng 1.12. Nghề nghiệp của số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến 2011
13. Bảng 1.13. Tỷ lệ các bị cáo tái phạm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
14. Biểu đồ 1. Tỷ lệ số vụ án hình sự xét xử sơ thẩm từ năm 2006 đến 2010
15. Biểu đồ 2. Tỷ lệ số bị cáo bị xét xử sơ thẩm từ năm 2006 đến 2010
16.Biểu đồ 3. Diễn biến tăng, giảm số vụ án hình sự xét xử sơ thẩm từ năm
2006 đến 2010
17. Biểu đồ 4. Diễn biến tăng, giảm số bị cáo bị xét xử sơ thẩm từ năm 2006
đến 2010
18. Biểu đồ 5. Tỷ trọng các tội phạm bị xét xử trong nhóm tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo số vụ án
19. Biểu đồ 6. Tỷ trọng các tội phạm bị xét xử trong nhóm tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo số bị cáo.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 01
Chương I: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo luật hình
sự Việt Nam và tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai
1.1 Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo luật hình sự Việt Nam
......................................................................................................................................... 07
1.2 Tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn
tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến 2010 ................................................................................ 10
1.2.1 Thực trạng .............................................................................................................. 10
1.2.2 Cơ cấu .................................................................................................................... 12
1.2.3 Động thái ............................................................................................................... 18
1.2.4 Đặc điểm tội phạm học ......................................................................................... 22
Chương II: Thực trạng hoạt động phòng ngừa và nguyên nhân, điều kiện
của các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn
tỉnh Gia Lai
2.1 Thực trạng hoạt động phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai ....................................................................... 34
2.1.1 Những thành công .................................................................................................. 34
2.1.2 Những hạn chế ....................................................................................................... 39
2.2 Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm các tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt, trên địa bàn tỉnh Gia Lai ............................................................... 43
2.2.1 Nhóm nguyên nhân, điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................... 43
2.2.2 Nhóm nguyên nhân về điều kiện tâm lý, văn hóa .................................................. 45
2.2.3 Nhóm nguyên nhân, điều kiện từ phía Nhà nước .................................................. 48
2.2.4 Những nguyên nhân, điều kiện khác ...................................................................... 50
2.3 Nguyên nhân, điều kiện đặc thù của nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai ............................................................................... 51
Chương III: Dự báo và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn
tỉnh Gia Lai
3.1 Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa
bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới ................................................................................. 56
3.1.1 Cơ sở dự báo .......................................................................................................... 56
3.1.2 Nội dung dự báo ..................................................................................................... 59
3.2 Kiến nghị về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời
gian tới.
......................................................................................................................................... 61
3.2.1 Định hướng............................................................................................................. 61
3.2.2 Kiến nghị về các biện pháp cụ thể ......................................................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 73
DANH M ỤC T ÀI LI ỆU THAM KHẢO
1
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Gia Lai là một tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, là nơi giao nhau củahai
tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 14 và quốc lộ 19, có vị trí chiến lược về an
ninh, kinh tế của khu vực. Dân số của Tỉnh Gia Lai tính đến tháng 12/2010 là
khoảng 1.302.680 người với nhiều thành phần dân tộc khác nhau1
. Trong những
năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã nỗ lực phát
triển kinh tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu
trong việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên và nhân
dân lao động, các dịch vụ cộng đồng ngày càng được mở rộng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình phát triển của xã hội,
những mâu thuẫn nhiều mặt trong đời sống xã hội cũng gia tăng, trong đó chủ yếu là
những mâu thuẫn trên bình diện kinh tế xã hội đã làm xuất hiện nhiều hiện tượng xã
hội tiêu cực thể hiện sự đối lập, cản trở khuynh hướng phát triển chung của xã hội
trên địa bàn tỉnh trên nhiều bình diện khác nhau như chính trị, tư tưởng, văn hóa …,
những hiện tượng xã hội tiêu cực này đã làm phát sinh nhiều loại tội phạm khác
nhau, đặc biệt là các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Thực tế thì từ
năm 2006 đến nay tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt diễn biến phức tạp,
tòacó chiều hướng gia tăng. Hoạt động của các loại tội phạm xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt vẫn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Bên cạnh đó, tình trạng một bộ
phận thanh - thiếu niên hư, coi thường pháp luật, gây án nghiêm trọng xảy ra ở một
số nơi. Các vụ hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, đông người tham gia có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, gây mất
ổn định an ninh trật tự tại cơ sở. Tội phạm trộm cắp vẫn chiếm tỷ lệ trên 30% các vụ
phạm pháp hình sự đã xảy ra.
Nhận thức được tính nguy hiểm của tội phạm nói chung cũng như các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng, sau khi Chính phủ ban hành
Nghị quyết 09/1998/NQ-CP về công tác tăng cường đấu tranh phòng, chống tội
phạm trong tình hình mới và phê duyệt các đề án của Chương trình quốc gia phòng,
chống tội phạm năm 1998, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo thành lập Ban
chỉ đạo phòng, chống tội phạm từ tỉnh đến các cấp cơ sở nhằm phát huy sức mạnh
1
Cục thống kê tỉnh Gia Lai, (2011), Niên giám thống kê, tr25.
2
tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Các Sở, ban ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính
quyền các cấp, từ tỉnh đến các huyện, phường, xã, thị trấn đã xác định rõ trách
nhiệm và thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự và thực
hiện quy chế phối hợp trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Ngày 15/3/2006, chủ
tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành chỉ thị số02/2006/CT-UBND về việc tăng
cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an tòan xã hội trên địa bàn
tỉnh. Tuy nhiên nhìn tổng thể công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm các tội xâm
phạm sở hữu nói chung trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn cònnhiều khó khăn, xuất phát
từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: địa bàn rộng, địa hình không
thuận lợi, thành phần dân cư phức tạp, thành phần dân tộc đa dạng, sự phối hợp giữa
các chủ thể trong hoạt độngphòng, chống tội phạm chưa chặt chẽ, công tác dự báo
còn kém. Các chương trình, kế hoạchphòng ngừa tội phạm chưa bám sát vào các
điều kiện tự nhiên cũng như xã hội đặc thù của tỉnh, do vậy phần nào làm hạn
chếhiệu quả công tác phòng, chống đối với loại tội phạm này.
Từ những thực tế đã nêu trên, việc nghiên cứu tình hình các tội phạm xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, thực trạng công tác đấu tranh với nhóm tội
phạm này để tìm ra nguyên nhân, điều kiệnđặc thù của nhóm tội phạm, trên cơ sở đó
đưa ra các dự báo và các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả các tội xâm phạm sở hữu
có ý nghĩa quan trọng, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự cũng như thực hiện
các mục tiêu kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Từ những yêu cầu nêu trên, tác giả chọn đề tài “Phòng ngừa các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận
văn thạc sĩ luật học.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động phòng, chống tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên
địa bàn Tỉnh Gia Lai.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Làm rõ tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt từ năm
2006 đến năm 2011 tại tỉnh Gia Lai.
- Phân tích các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn Tỉnh Gia Lai
3
- Nghiên cứu thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt từ năm 2006 đến 2011 trên địa bàn tỉnh Gia Lai,
đánh giá những hạn chế tồn tại trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm
này, phân tích nguyên nhân của những hạn chế.
- Dự báo tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tại
Tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tại Tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu:
- Tình hình tội phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên
địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2006 đến năm 2011;
- Hoạt động phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
tại Tỉnh Gia Lai.
Phạm vi nghiên cứu:
Công trình nghiên cứu này có những giới hạn sau:
- Về các tội phạm: Luận văn chỉ tập trung vào nhóm các tội xâm phạm sở hữu
có tính chất chiếm đoạt được quy định tại Chương XIV BLHS 1999, Tội cướp tài
sản (Điều 133), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134), Tội cưỡng đoạt tài
sản (Điều 135), Tội cướp giật tài sản (Điều 136), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
(Điều 137), Tội trộm cắp tài sản (Điều 138), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều
139), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140).Các tội phạm này được
nghiên cứu ở góc độ tội phạm học.
- Về không gian: các nghiên cứu của Luận văn về tình hình tội phạm, thực
trạng hoạt động phòng ngừa và nguyên nhân, điều kiện của tội phạm giới hạn tại địa
bàn tỉnh Gia Lai
- Về thời gian: đối với các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt,
luận văn tập trung vào số liệu từ 2006 đến 2011.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử làm phương pháp luận.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Tác giả sử dụng các phương phápthống
kê,phân tích, tổng hợp trong quá trình phân tích tình hình tội phạm, đánh giá thực
trạng hoạt động phòng ngừa. Đặc biệt, Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội
học, phương pháp chuyên gia để xác định nguyên nhân, điều kiện của tội phạm,
4
đánh giá những thành công, hạn chế của hoạt động phòng ngừa tội phạm và xác định
các biện pháp để phòng ngừa tội phạm. .
Tình hình nghiên cứu:
Về lịch sử nghiên cứu: qua tìm hiểu, tác giả được biết từ năm 2005 cho đến
nay, đã có nhiều luận văn thạc sĩ viết về đề tài đấu tranh phòng, chống các tội cụ thể
trong nhóm tội xâm phạm sở hữu. Cụ thể, tại trường Đại học luật TP. Hồ Chí Minh
đã có các đề tài:
- Đấu tranh phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực
hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn của tác giả Nguyền Thị Kim
Dung
- Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản tại Thành phố Cần Thơ
của tác giả Nguyễn Thị Phượng
- Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản tại TP.Hồ Chí Minh của tác giả Lê
Văn Thúc
- Đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại TP.Hồ Chí Minh
của tác giả Dương Thị Ngọc Thủy
- Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.Hồ Chí
Minh của tác giả Trương Minh Nhàn
- Đấu tranh phòng chống tội cướp giật tài sản tại TP.Hồ Chí Minh của tác giả
Trương Văn De
- Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
của tác giả Nguyễn Thanh Phương
- Đấu tranh phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn TP.Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thanh Thiên Hương
- Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình
Phước của tác giả Trần Văn Nhum.
Về kết quả nghiên cứu, các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng
tỏ nguyên nhân điều kiện cũng như đã đưa ra những giải pháp cho việc đấu tranh
phòng, chốngvới các tội cụ thể trong nhóm tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu trên chỉ làm sáng tỏ nguyên nhân điều kiện của một tội phạm
cụ thể, chưa phân tích nguyên nhân điều kiện đặc thù đối với nhóm các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói chung. Mặt khác các công trình nghiên cứu
trên tập trung ở một vài địa bàn có nhiều nét tương đồng về kinh tế, văn hóa đặc thù
của vùng đồng bằng. Do vậy những giải pháp phòng, chống tội phạm được nêu ra
5
trong các công trình nghiên cứu trên chưa phù hợp với địa bàn Tây Nguyên nói
chung, Gia Lai nói riêng, và chỉ mang tính chất tham khảo.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về
phòng, chống phòng ngừanhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và
cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về phòng ngừa nhóm tội phạm này trên địa
bàn tỉnh Gia Lai.
Ý nghĩa của luận văn:
Về mặt lý luận,Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về nguyên
nhân, điều kiện của nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên
địa bàn tỉnh Gia Lai.
Về thực tiễn, những giải pháp đề xuất trong luận văn có thể làm cơ sở cho
việc xây dựng những chương trình, kế hoạch phòng ngừa và chống các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng cũng như có
giá trị tham khảo đối với các Tỉnh vùng Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu của đề tài
có thể được vận dụng vào thực tiễn công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật của
tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và đấu tranh với tội
phạm.
Ngoài ra, đề tài còn có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập cho
sinh viên cũng như nhà nghiên cứu luật.
Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận
văn gồm có 3 chương:
Chương I: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo luật hình sự
Việt Nam và tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạttrên địa
bàn tỉnh Gia Lai.
Chương II: Thực trạng hoạt động phòng ngừa và nguyên nhân, điều kiện của
các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Chương III:Dự báo và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia
Lai.
Những điểm mới của luận văn:
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp vào việc hiểu rõ tình hình tội
phạm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Đặc thù của tỉnh Gia Lai là có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và các đối tượng này
6
là chủ thể chiếm tỷ lệ cao trong các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn Tỉnh. Chính vì vậy, về thực trạng tình hình tội phạm, luận văn sẽ
làm rõ các chỉ số liên quan đến người dân tộc thiểu số phạm các tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt trong mối liên hệ tổng quan với các điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội.
- Về nguyên nhân, điều kiện phạm tội, luận văn sẽ đi sâu phân tích làm rõ
hiện tượng xã hội tiêu cực xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản về văn hóa giữa nền văn
hóa chung của Tây nguyên, văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số và văn hóa
của những người nhập cư trong việc hình thành cơ chế thực hiện hành vi phạm tội
các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
- Luận văn đưa ra các biện phápnâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh với
các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt của Tỉnh Gia Lai. Những
giải pháp này cũng có giá trị áp dụng cho các tỉnh Tây Nguyên có điều kiện tự
nhiên, xã hội tương tự với tỉnh Gia Lai như diện tích rộng, mật độ dân số thấp, địa
hình phức tạp và giao thông đi lại khó khăn.
- Đối với các nhóm giải pháp cụ thể vận dụng những hạt nhân hợp lý trong
phong tục, tập quán và chủ yếu là luật tục, Luận văn sẽ đưa ra các biện pháp phòng
ngừa đặc trưng đối với những vùng có đông người dân tộc thiểu số sinh sống.