Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
97
Kích thước
735.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
771

Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH TUYỀN

PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM

SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT

DO PHỤ NỮ THỰC HIỆN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH TUYỀN

PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM

SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT

DO PHỤ NỮ THỰC HIỆN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Thế Hòe

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình khoa học của riêng tôi.

Các số liệu, kết luận đưa ra trong luận văn này chưa từng được công bố trong

bất kì tài liệu, công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Trần Thanh Tuyền

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Viết đầy đủ

CĐTS Chiếm đoạt tài sản

BLHS Bộ luật hình sự

KSND Kiểm sát nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

XPSH Xâm phạm sở hữu

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

* Các bảng số liệu:

Bảng số 1. Số lượng tội phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ

thực hiện bị đưa ra xét xử so với tổng số tội phạm tại Bình Định giai đoạn

2005-2012

Bảng số 2. Tình hình truy tố và xét xử các vụ án về các tội phạm XPSH

có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định giai

đoạn 2005-2012

Bảng số 3. Thống kê tội phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ

nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2012

Bảng số 4. Động thái về thực trạng các tội phạm XPSH có tính chất

chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện

Bảng số 5. Động thái về thực trạng số phụ nữ phạm tội XPSH có tính

chất chiếm đoạt

* Các biểu đồ:

Biểu đồ số 1. Tỉ lệ trung bình tội phạm và người phạm tội XPSH có

tính chất chiếm đoạt trong tổng số tội phạm và người phạm tội tại tỉnh Bình

Định giai đoạn 2005-2012

Biểu đồ số 2. Tỉ lệ trung bình tội phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt

do phụ nữ thực hiện và người phạm tội trong tổng số tội phạm và người phạm

tội tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2012

Biểu đồ số 3. So sánh tỉ lệ các tội phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt

do phụ nữ thực hiện

Biểu đồ số 4. Sự thay đổi về số vụ XPSH có tính chất chiếm đoạt do

phụ nữ thực hiện tại Bình Định và người phạm tội tương ứng qua các năm

Biểu đồ số 5. Động thái về cơ cấu của tình hình tội phạm XPSH có tính

chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện tại Bình Định

Biểu đồ số 6. Cơ cấu tội phạm các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt do

phụ nữ thực hiện tại Bình Định từ năm 2005 đến năm 2012

Biểu đồ số 7. Cơ cấu độ tuổi người phạm tội XPSH có tính chất chiếm

đoạt tại Bình Định giai đoạn 2005-2012

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM

SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT DO PHỤ NỮ THỰC HIỆN TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 5

1.1. Các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo Bộ luật hình

sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 5

1.2. Tình hình các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ

nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định 21

1.2.1. Thực trạng của tình hình 22

1.2.2. Cơ cấu của tình hình 25

1.2.3. Động thái của tình hình 27

1.2.4. Thiệt hại của tình hình 31

1.3. Đặc điểm tội phạm học của các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất

chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định 34

1.3.1. Đặc điểm tội phạm học về biểu hiện khách quan tội phạm XPSH có tính chất

chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định 34

1.3.2. Đặc điểm tội phạm học về nhân thân người phạm tội và nạn nhân của tội

phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình

Định 42

Chương 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI

PHẠM XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT DO PHỤ NỮ

THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 45

2.1. Nguyên nhân và điều kiện chung 45

2.1.1. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội 47

2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý – văn hóa xã hội 51

2.1.3. Nguyên nhân và điều kiện về tổ chức, quản lý xã hội 53

2.1.4. Nguyên nhân và điều kiện về pháp luật và sự hạn chế của cơ quan bảo vệ

pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm 56

2.2. Nguyên nhân và điều kiện cụ thể 62

2.2.1. Từ phía người phạm tội 62

2.2.2. Từ phía người bị hại 64

Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM

XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT DO PHỤ NỮ THỰC

HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM NÀY 68

3.1. Thực trạng hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất

chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định 68

3.2. Dự báo tình hình các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt

do phụ nữ thực hiện tại tỉnh Bình Định trong thời gian tới 73

3.2.1. Dự báo về tội phạm 73

3.2.2. Dự báo người phạm tội 74

3.2.3. Dự báo các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm 74

3.2.4. Dự báo khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể 75

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm

phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do nữ giới thực hiện tại tỉnh Bình Định 75

3.3.1. Giải pháp kinh tế - xã hội 75

3.3.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý xã hội 76

3.3.3. Giải pháp tâm lí – văn hóa xã hội 79

3.3.4. Giải pháp về pháp luật và hoạt động của các cơ quan tư pháp trên địa bàn 81

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian gần đây, tình hình các tội phạm xâm phạm sở hữu có

tính chất chiếm đoạt gia tăng rất đáng báo động với thủ đoạn phạm tội ngày

càng tinh vi, nguy hiểm và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Phụ nữ là một

chủ thể đặc biệt của tội phạm vì họ có những đặc điểm riêng về thể chất, tâm

sinh lý nên tỉ lệ tham gia của họ trong các tội phạm là rất thấp. Nhưng đối với

nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt này thì tỉ lệ chủ thể là phụ

nữ lại đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt đã gây lo ngại cho các chủ thể có

trách nhiệm phòng ngừa và chống tội phạm. Tình hình tội phạm xâm phạm sở

hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện ngày càng diễn biến phức tạp

theo chiều hướng khó dự báo, hậu quả gây ra ngày càng nghiêm trọng, có

những vụ việc gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây bất ổn cho tình hình

an ninh tật tự và tâm lý hoang mang, lo lắng, bức xúc trong dư luận.

Bình Định là một tỉnh đang trong giai đoạn phát triển, đang trong quá

trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo mục tiêu, chính sách chung của

Đảng và Nhà nước cũng đang đối mặt với tình trạng trên. Trong thời gian vừa

qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra rất nhiều vụ phạm tội xâm phạm sở hữu có

tính chất chiếm đoạt do chủ thể là phụ nữ thực hiện, trong đó nhiều vụ gây

xôn xao dư luận cả nước. Do vậy, việc nghiên cứu tình hình tội phạm xâm

phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh để

tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm này, từ đó đề ra các

giải pháp khả thi và hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm này đang là một

đòi hỏi bức thiết.

Các công trình nghiên cứu riêng về các tội xâm phạm sở hữu ở góc độ

lí luận, khoa học hình sự cũng như tội phạm học không phải là không có

nhưng chưa nhiều. Điều đáng nói là chưa có bất cứ một công trình nghiên cứu

nào đáp ứng được các yêu cầu đặt ra ở trên: nghiên cứu riêng về tình hình tội

phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, người phạm tội là phụ nữ,

địa bàn nghiên cứu là tỉnh Bình Định.

Vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Phòng ngừa các tội phạm xâm

phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh

Bình Định” làm đề tài luận văn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2

Cho đến thời điểm này đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình hình

các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với nhiều quy mô,

dưới những góc độ khác nhau.

Về sách báo chuyên khảo thì có cuốn sách “Hình sự hóa” các vi phạm

pháp luật dân sự, lý luận và thực tiễn” của Tiến sĩ Hồ Thế Hòe được NXB

CAND ấn hành năm 2012, bài viết “Thực trạng tình hình tội phạm lừa đảo

chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao và một số giải pháp đấu tranh

phòng chống tội phạm này ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO” của

Lê Đăng Doanh đăng trên Tạp chí Tòa án số 24 tháng 12/2006, bài “Tội lừa

đảo chiếm đoạt tài sản” của Mai Bộ đăng trên Tạp chí Tòa án số 14 tháng

7/2004, …

Về luận án tiến sĩ và thạc sĩ có thể kể đến hàng loạt công trình như sau:

luận án tiến sĩ “Đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt

Nam” của Lê Đăng Doanh nghiên cứu hoạt động đấu tranh phòng, chống tội

lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên phạm vi toàn quốc; các luận văn thạc sĩ “Đấu

tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” –

Nguyễn Thanh Phương, “Đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản tại

thành phố Cần Thơ” – Nguyễn Thị Phượng, “Đấu tranh phòng chống tội trộm

cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” – Trương Minh Nhàn, “Đấu

tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước” – Trần

Văn Nhum, “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản do người chưa thành niên thực

hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” – Nguyễn Ngọc Thông, “Đấu tranh phòng,

chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh” của Dương

Thị Ngọc Thủy, “Phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành

phố Hà Nội” - Ngô Toàn Thắng, “Đấu tranh phòng chống tội phạm lừa đảo

chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh

Lạng Sơn” - Nguyễn Thị Kim Dung, …

Những luận án, luận văn này đã nghiên cứu tình hình của một tội phạm

cụ thể như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, chỉ ra nguyên

nhân và đưa ra những giải pháp đấu tranh phòng chống cụ thể trong phạm vi

nghiên cứu cụ thể như các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ; các tỉnh

Lạng Sơn, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Tháp.

Ngoài ra, còn có các bài viết trên các sách báo, tạp chí nghiên cứu các

tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt dưới góc độ hình sự học, tội

phạm học, xã hội học, … Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu

về tình hình, hoạt động phòng ngừa các tội này ở khía cạnh giới tính của

người phạm tội, và chưa từng có công trình nghiên cứu hoạt động phòng ngừa

các tội phạm này tại Bình Định.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!