Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Phòng ngừa các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng của con người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ HỒNG VÂN
PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM
CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Duy Hưng
TP HỒ CHÍ MINH, 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân dưới sự
hướng dẫn khoa học tận tình của TS. Nguyễn Duy Hưng. Những thông tin, số liệu
đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những thông tin
số liệu của cá nhân thu thập được bảo đảm tính khách quan, trung thực.
Tác giả luận văn
Mai Thị Hồng Vân
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự
CTTP: Cấu thành tội phạm
CYXPTM: Cố ý xâm phạm tính mạng
NCTN: Người chưa thành niên
THTP: Tình hình tội phạm
TNHS: Trách nhiệm hình sự
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA NHÓM TỘI "CỐ Ý
XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI" VÀ TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM NÀY DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LONG AN.........................................................................................7
1.1. Đặc trưng pháp lý của nhóm tội "cố ý xâm phạm tính mạng của
con người" ............................................................................................................7
1.2. Chính sách hình sự của Việt Nam đối với người chưa thành niên
phạm tội...............................................................................................................11
1.2.1. Nhận thức chung về người chưa thành niên và người chưa thành
niên phạm tội........................................................................................................11
1.2.2. Chính sách hình sự của Việt Nam đối với người chưa thành niên
phạm tội................................................................................................................13
1.3. Tình hình tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do
người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An........................15
1.3.1. Tình hình tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do
người chưa thành niên thực hiện tại Long An từ năm 2007 đến nay...................15
1.3.2. Cơ cấu tình hình tội phạm của nhóm tội "cố ý xâm phạm tính mạng
của con người" do người chưa thành niên thực hiện tại Long An.......................17
1.3.3. Động thái của tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con người"
do người chưa thành niên thực hiện tại Long An ................................................19
1.3.4. Tính chất của tình hình tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con
người" do người chưa thành niên thực hiện tại Long An ....................................23
1.4. Đặc điểm tội phạm học của nhóm tội "cố ý xâm phạm tính mạng
của con người" do người chưa thành niên thực hiện trong giai đoạn hiện
nay........................................................................................................................24
1.4.1. Đặc điểm tội phạm học về biểu hiện khách quan của nhóm tội "cố ý
xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện........25
1.4.2. Đặc điểm tội phạm học về nhân thân người chưa thành niên phạm
tội "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" ...................................................28
1.4.3. Đặc điểm tội phạm học về nạn nhân. ...............................................34
1.4.4. Về mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi phạm tội và người bị
hại.........................................................................................................................35
CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM "CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI" DO
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LONG AN ...........................................................................................................37
2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm "cố ý xâm phạm
tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện tại Long An37
2.1.1. Nguyên nhân và điều kiện chung ảnh hưởng đến tình hình tội phạm
"cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện37 2
2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện cụ thể của nhóm tội phạm "cố ý xâm
phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện................52
2.2. Thực tiễn phòng, chống các tội phạm "cố ý xâm phạm đến tính
mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh
Long An giai đoạn 2007-2011............................................................................54
2.3. Đánh giá công tác phòng, chống các tội phạm "cố ý xâm phạm
tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
tỉnh Long An trong giai đoạn 2007-2011 .........................................................58
2.3.1. Những ưu điểm trong thực tiễn phòng chống các tội phạm "cố ý xâm
phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện trong giai
đoạn 2007-2011 ...................................................................................................58
2.3.2. Những hạn chế trong thực tiễn phòng chống các tội phạm "cố ý xâm
phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện trong giai
đoạn 2007-2011 ...................................................................................................61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA
CÁC TỘI PHẠM "CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI"
DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LONG AN ...........................................................................................................64
3.1. Dự báo tình hình tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con
người" do người chưa thành niên thực hiện tại Long An đến năm 2020 .....64
3.1.1. Cơ sở của dự báo...............................................................................64
3.1.2. Một số dự báo cụ thể..........................................................................65
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng ngừa các tội
phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành
niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An .......................................................68
3.2.1. Đường lối chính sách của Đảng và chính quyền Long An về phòng,
chống tội phạm "cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành
niên thực hiện.......................................................................................................68
3.2.2. Phòng ngừa người chưa thành niên phạm các tội "cố ý xâm phạm
tính mạng của con người" đòi hỏi phải có sự nổ lực của các chủ thể tham gia..69
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm "cố ý xâm
phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực hiện trên
địa bàn tỉnh Long An .........................................................................................70
3.3.1. Các giải pháp về văn hóa, giáo dục ..................................................71
3.3.2. Các giải pháp về kinh tế-xã hội .........................................................77
3.3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý .............................................................79
3.3.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý đối với người chưa thành
niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Long An .............................................................80
3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm
"cố ý xâm phạm tính mạng của con người" do người chưa thành niên thực
hiện trên địa bàn tỉnh Long An.........................................................................83
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự quy định về người chưa
thành niên phạm tội..............................................................................................83
3.4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự quy định về người
chưa thành niên phạm tội.....................................................................................84
KẾT LUẬN.................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm qua, công tác phòng, chống các tội phạm xâm hại trẻ em và
tội phạm do người chưa thành niên (NCTN) thực hiện đã được xây dựng và triển
khai ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai các
chương trình này còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với quy định của pháp luật và yêu
cầu của cuộc sống, vẫn còn nhiều thiếu sót hạn chế. Do nhiều nguyên nhân, tình
trạng NCTN vi phạm pháp luật vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và có chiều hướng
gia tăng cả về qui mô, số lượng lẫn tính chất phạm tội; mức độ nguy hiểm ngày
càng cao hơn. "Từ năm 2002 đến nay, trung bình mỗi năm cả nước xảy ra hơn
10.000 vụ phạm pháp hình sự do NCTN thực hiện (chiếm hơn 20% tổng số vụ
phạm pháp hình sự các loại) với gần 13.000 đối tượng tham gia"
1
.
Riêng tại Long An, theo số liệu thống kê tội phạm hàng năm của Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Long An cho thấy: trong khoảng thời gian 5 năm (từ năm 2007 đến
năm 2011) có đến 453/7989 bị can là NCTN bị khởi tố về các tội
2
. Trong đó, nhóm
tội phạm “xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” do
NCTN thực hiện chiếm 26,5%. Đối tượng phạm tội từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
chiếm tới 93,38% tổng số NCTN phạm tội. Phần lớn các vụ án do NCTN thực hiện
là trên địa bàn đô thị (chiếm hơn 70%), trong đó tập trung ở những khu vực trung
tâm lớn như Tân An, Bến Lức, Đức Hòa... Đây cũng là nhóm có xu hướng tái phạm
tội rất cao (khoảng 35%). Vì vậy, việc phòng ngừa tội phạm nói chung, trong đó có
công tác phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện không chỉ là mối quan tâm của
Đảng và chính quyền mà là của toàn dân Long An.
Thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm
pháp luật, bạo lực học đường trong các trường phổ thông thuộc tỉnh Long An luôn
được các cấp Ủy đảng, chính quyền quan tâm và các đơn vị trường học, cơ sở giáo
dục thực hiện khá tốt. Điển hình, năm 2009 tại Long An, Ban Tuyên giáo Trung
ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phối hợp với Cục V26, Trường Giáo dưỡng
số 5-Bộ Công an và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Long An tổ chức Hội thảo “Trao đổi
kinh nghiệm về quản lý, giáo dục thanh thiếu niên không vi phạm pháp luật và tệ
nạn xã hội” và Diễn đàn “Lắng nghe thanh thiếu niên nói về trẻ em vi phạm pháp
1
http://www.anninhthudo.vn/An-ninh-doi-song/Bao-dong-nguoi-chua-thanh-nien-vi-phạm-phap-luat/391465.antd
2
Thống kê hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An từ năm 2007 đến năm 2011.
2
luật và mắc tệ nạn xã hội”. Hội thảo nhằm trao đổi thực trạng, nguyên nhân trẻ em
vi phạm pháp luật, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm, những giải pháp phòng
ngừa tội phạm trong thanh thiếu niên, nâng cao vai trò của chính quyền địa phương
trong quản lý, giáo dục con em, góp phần thiết thực vào việc triển khai có hiệu quả
Chỉ thị 37/2004/CT-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ và
Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm.
Tuy nhiên, trên thực tế tình hình tội phạm (THTP) tại Long An vẫn chưa giảm
như mong muốn, tội phạm do NCTN thực hiện vẫn còn tồn tại ở mức cao. Điển hình,
chỉ sau một năm thực hiện Hội thảo và diễn đàn thì trong năm 2010 có đến 105 bị can
là NCTN bị khởi tố hình sự về các tội (tăng 6 bị can so với năm 2009: 105/99). Điều
đáng lưu ý là trong 105 bị can đó có 08 bị can là học sinh, sinh viên3
. Tội phạm mà
các em thực hiện không còn đơn thuần là những tội phạm thuộc loại tội ít nghiêm
trọng, nghiêm trọng mà các em phạm vào các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng có tính chất xâm phạm đến tính mạng con người. Điều này cho thấy sự suy
thoái đạo đức trong NCTN trên địa bàn tỉnh Long An là rất nghiêm trọng.
Vì vậy, tác giả nhận thấy cần có các biện pháp kịp thời nhằm nghiên cứu sự
gia tăng tội phạm trong NCTN, tiến tới đẩy lùi và loại bỏ những biểu hiện lệch lạc,
tiêu cực về lối sống của một đại bộ phận giới trẻ nêu trên ra khỏi đời sống cộng
đồng. Việc nhận thức đúng về thực trạng tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn
tỉnh từ năm 2007 đến 2011, xác định nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, những
thiệt hại mà xã hội thực sự phải gánh chịu, phát hiện những yếu kém trong công tác
phòng, chống tội phạm đã trở thành một đòi hỏi cấp bách đối với cơ quan, ban
ngành, đoàn thể và toàn dân Long An.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề: “Phòng ngừa các tội phạm cố ý
xâm phạm tính mạng của con người do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Việc nghiên cứu đề tài này trong
điều kiện hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn, nhằm đề ra những giải
pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng
ngừa các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng (CYXPTM) của con người do NCTN
thực hiện nói riêng trên địa bàn tỉnh Long An.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, tlđd số 2.
3
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, phóng sự điều tra, thống
kê về NCTN phạm tội như: Công trình nghiên cứu khoa học của Bộ công an, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao… Một số luận văn tốt nghiệp cử nhân, cao học luật như:
"Đấu tranh phòng chống tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn TP Hải Phòng";
"Phòng chống tội phạm đối với NCTN tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
nay"; hay “Đấu tranh phòng chống tội phạm do NCTN thực hiện ở Việt Nam”.
Những đề tài nghiên cứu này tập trung phân tích đánh giá tình hình, nguyên nhân
phạm tội và đề ra các biện pháp đấu tranh đối với THTP ở NCTN trong cả nước và
các thành phố lớn.
Ở cấp tỉnh có 05 đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này. Do mỗi tỉnh có đặc
điểm địa lý, dân cư, kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau, hình thành tập quán, thói
quen cư xử cũng khác nhau nên nguyên nhân và điều kiện phạm tội cũng khác. Từ
đó giải pháp phòng ngừa cũng chỉ dừng lại ở địa phương mình mà chưa thật sự thiết
thực với khu vực khác. Điển hình như luận văn cao học luật: "Đấu tranh phòng
chống tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên" của
Lê Thị Hạng (2010), phạm vi nghiên cứu thuộc miền Trung Nam Bộ, có đặc điểm
địa lý, dân cư, kinh tế, văn hóa xã hội khác với khu vực miền Nam, đặc biệt là các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;
Hoặc đề tài "Đấu tranh phòng chống tội phạm do NCTN thực hiện trên địa
bàn tỉnh Bến Tre" của Nguyễn Thị Yến Nhi (2008) nghiên cứu tội phạm trong giai
đoạn nước ta chưa tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), vấn đề công
nghiệp hóa và hiện đại hóa chưa được phát triển mạnh nên diễn biến THTP chưa
đến mức báo động. Do đó đến nay công tác dự báo và giải pháp phòng ngừa ít nhiều
không còn phù hợp.
Các đề tài còn lại nghiên cứu THTP và phòng ngừa tội phạm do NCTN thực
hiện trên địa bàn Tiền Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, nhưng nghiên cứu ở góc độ
phòng ngừa nhóm tội xâm phạm sở hữu hoặc đối tượng nghiên cứu chỉ dành riêng
học sinh trung học.
3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động phòng ngừa
các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng của con người do NCTN thực hiện trên địa
bàn tỉnh Long An. Trên cơ sở đó phát hiện những đặc thù, ưu điểm, kinh nghiệm
hay, cùng những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động phòng ngừa và nguyên nhân của