Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Phòng ngừa các tội phạm về giao thông đường thuỷ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÂM TRIỆU HỮU
PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM
VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÂM TRIỆU HỮU
PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM
VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM QUANG PHÚC
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Phòng ngừa các tội phạm về giao thông
đường thủy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” là công trình nghiên cứu độc lập của
bản thân với sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu,
số liệu đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc.
Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và
trung thực.
Tác giả
Lâm Triệu Hữu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
CAND Công an nhân dân
Luật GTĐTG Luật Giao thông đường thủy nội địa
TAND Tòa án nhân dân
TTATGT Trật tự an toàn giao thông
TTXH Trật tự xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng phân loại đường sông ở Vĩnh Long do địa phương
quản lý.
Bảng 2.2. Tổng hợp phương tiện đường thủy nội địa đăng ký tại tỉnh
Vĩnh Long từ năm 1997 đến năm 2006.
Bảng 2.3. Tổng hợp đăng ký phương tiện thủy nội địa năm 2011.
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp tình hình thuyền viên và người lái phương
tiện thủy nội địa giai đoạn ( 1997-2006) tại Vĩnh Long.
Bảng 2.5. Tổng hợp tai nạn giao thông đường thủy năm 2007-2011.
Bảng 2.6. Bảng thống kê tình hình tai nạn giao thông đường thủy trên
toàn quốc từ năm 2007 đến năm 2011.
Bảng 2.7. So sánh tình hình tai nạn giao thông đường thủy tại tỉnh
Vĩnh Long và cả nước từ năm 1997 đến năm 2011.
Bảng 2.8. Tổng hợp công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về an
toàn giao thông đường thủy tại tỉnh Vĩnh Long từ năm 2005 đến năm 2010.
Bảng 2.9. Tổng hợp phương tiện đường thủy nội địa đăng kiểm tại tỉnh
Vĩnh Long từ năm 1997 đến năm 2006.
Bảng 2.10. Tổng hợp tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông và tai nạn
giao thông đường thủy tại tỉnh Vĩnh Long từ năm 1997 đến năm 2006.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................. 3
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu ................... 4
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4
3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4
3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 5
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ........................................... 5
6. Bố cục của Luận văn ......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC LÝ LUẬN PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY ............................................................................. 7
1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của các tội về giao thông đường thủy ........... 7
1.1.1. Khái niệm các tội phạm về giao thông đường thủy .................................. 7
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của các tội phạm về giao thông đường thủy ............... 9
1.2. Nhận thức lý luận tội phạm học tội phạm về giao thông đường thủy .... 15
1.2.1. Diễn biến, cơ cấu, tính chất các tội phạm về giao thông đường thủy .... 15
1.2.1.1. Diễn biến ......................................................................................... 15
1.2.1.2. Cơ cấu, tính chất ............................................................................. 16
1.2.2. Nhân thân người phạm tội trong các tội phạm về giao thông đường thủy . 17
1.2.3. Nguyên nhân và điều kiện các tội phạm về giao thông đường thủy ....... 19
1.3. Nhận thức lý luận hoạt động phòng ngừa các tội phạm về giao thông
đường thủy ........................................................................................................... 23
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm ............................................................................... 23
1.3.2. Mục đích, nội dung phòng ngừa các tội về giao thông đường thủy ....... 25
1.3.3. Chủ thể của hoạt động phòng ngừa tội phạm ........................................ 26
1.3.4. Các biện pháp phòng ngừa ..................................................................... 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA CÁC TỘI
PHẠM VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH LONG .......................................................................................................... 30
2.1. Khái quát chung về tình hình giao thông đường thủy tại Vĩnh Long ..... 30
2.1.1. Hệ thống giao thông đường thủy nội địa ................................................ 30
2.1.2. Phương tiện thủy nội địa ........................................................................ 31
2.1.3. Cảng, bến thủy nội địa ............................................................................ 32
2.1.4. Thuyền viên và người lái phương tiện thủy nội địa ................................ 32
2.2. Tình hình các tội vi phạm giao thông đường thủy tại Vĩnh Long ........... 33
2.2.1. Diễn biến của tội phạm về giao thông đường thủy ................................ 33
2.2.2. Cơ cấu, tính chất của tội phạm về giao thông đường thủy .................... 34
2.3. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về giao thông đường
thủy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ..................................................................... 35
2.3.1.Các nguyên nhân và điều kiện chung ảnh hưởng đến tình hình tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy tại Vĩnh Long 35
2.3.2. Các nguyên nhân và điều kiện riêng ảnh hưởng đến tình hình tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy tại Vĩnh Long 40
2.4. Hoạt động phòng ngừa tội phạm về giao thông đường thủy trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long .................................................................................................... 43
2.4.1. Phòng cảnh sát giao thông đường thủy Công an tỉnh Vĩnh Long - chủ
thể chủ yếu trong phòng ngừa tội phạm về giao thông đường thủy ở
Vĩnh Long .............................................................................................. 43
2.4.2. Hoạt động phòng ngừa tội phạm về giao thông đường thủy trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long của Tòa án nhân dân các cấp ....................................... 46
2.4.3. Hoạt động phòng ngừa các tội phạm về giao thông đường thủy của
Cảng vụ đường thủy nội địa .................................................................. 48
2.4.4. Hoạt động phòng ngừa các tội phạm về giao thông đường thủy của
Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long ................................................... 49
2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm về giao thông đường
thủy do cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện trong thời gian qua
............................................................................................................................... 51
2.5.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 51
2.5.2. Những hạn chế của công tác đấu tranh, phòng chống các tội phạm về
giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ............................. 53
CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG
THỦY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ................................................ 56
3.1. Dự báo về tình hình giao thông đường thủy tại Vĩnh Long trong thời
gian sắp tới ........................................................................................................... 56
3.1.1. Cơ sở của dự báo .................................................................................... 57
3.1.2. Dự báo cụ thể ......................................................................................... 59
3.2. Những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa các
tội phạm về giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ................. 61
3.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa .................................................................. 63
3.2.1.1. Giải pháp kinh tế - xã hội ................................................................ 63
3.2.1.2. Giải pháp về văn hóa, giáo dục ...................................................... 66
3.2.1.3. Giải pháp quản lý – tổ chức ............................................................ 69
3.2.2. Các giải pháp đấu tranh chống các tội vi phạm về giao thông đường thủy . 70
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 73
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu đi lại của người dân
ngày càng cao; việc vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước không ngừng
mở rộng. Hệ thống giao thông và các phương tiện giao thông ngày càng đa
dạng, hiện đại. Tuy nhiên, đi cùng với hiệu quả tích cực của giao thông nói
chung thì trật tự an toàn giao thông, vấn đề tai nạn giao thông đã trở thành
vấn nạn của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á.
Theo thống kê của tổ chức WTO, tai nạn giao thông là nguyên nhân
thứ chín gây tử vong trên toàn cầu và là một trong những nguyên nhân hàng
đầu cướp đi mạng sống của thanh niên.
Việt Nam được xem là một trong số các quốc gia xảy ra tai nạn giao
thông nhiều nhất, hàng năm có trên 14.000 người chết và hơn 140.000 ca
thương tích do tai nạn giao thông1
, tính trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có
khoảng 38 người tử vong vì tai nạn giao thông.
Hậu quả của tai nạn giao thông và tội phạm trật tự an toàn giao thông
không chỉ gây thiệt hại về tính mạng sức khỏe, tài sản mà còn là vật cản ảnh
hưởng đến sự phát triển của đất nước. Đồng thời, tai nạn giao thông còn là
nguyên nhân gây tâm lý hoang mang cho người dân khi tham gia giao thông,
gây đau thương, tang tóc cho gia đình người bị tai nạn.
Quản lý trật tự an toàn công cộng nói chung và trật tự an toàn giao
thông nói riêng là trách nhiệm của Nhà nước đối với toàn xã hội, thể hiện
năng lực quản lý của Nhà nước. Do vậy, Nhà nước ta đã sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau để trực tiếp đấu tranh, phòng chống các tội phạm trật tự an
toàn giao thông. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể,
tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã có nhiều chủ trương, giải pháp, kế hoạch
tổ chức triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả tích cực. Tình hình
trật tự, an toàn giao thông có chuyển biến, tai nạn giao thông được kiềm chế,
1
http://www.baomoi.com/Tai-nan-giao-thong-o-Viet-Nam-Moi-nam-hon-14000-nguoi-thietmang/82/6238844.epi
2
giảm về số vụ, số người chết và người bị thương. Tuy nhiên, tình hình vi
phạm trật tự, an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp; tai nạn giao thông
vẫn còn ở mức cao và nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng, gây thiệt
hại nghiêm trọng về người và tài sản.
So với các hình thức giao thông khác, giao thông đường thủy có tính
vùng miền đặc thù. Cùng với giao thông đường bộ, giao thông đường thủy
chiếm vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Hoạt
động giao thông đường thủy trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có liên
quan mật thiết đến hầu hết mọi người, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Là một tỉnh nằm ở tọa độ 100
14’
41” Bắc và 1050
57’33” Đông, giữa
hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, phía Bắc và Đông Bắc giáp các
tỉnh Tiền Giang, Bến Tre; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; phía
Tây và Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng;
phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long có vị trí địa lý thuộc trung tâm
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giữ vai trò quan trọng về giao thông
đường thủy, đường bộ nối liền Cần Thơ và các tỉnh Nam Sông Tiền với thành
phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ thực tế điều kiện địa lý của Vĩnh Long, một trong những
tỉnh có hệ thống sông rạch chằng chịt giữa hai hệ thống sông Tiền và sông
Hậu, phương tiện giao thông đường thủy giữ một vai trò quan trọng trong
hoạt động của người dân, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong những
năm gần đây, tội phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy tuy xảy ra
không nhiều nhưng hậu quả thường là những thiệt hại lớn về người, tài sản.
Theo thống kê trung bình hàng năm cả nước có khoảng 300 vụ tai nạn giao
thông đường thủy, thì trung bình ở tỉnh Vĩnh Long đã có khoảng 10 vụ, chiếm
tỷ lệ 3,33% số vụ trên cả nước
2
. Cho nên, hoạt động phòng ngừa tội phạm
trong lĩnh vực giao thông đường thủy có ý nghĩa lớn trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói chung, được cấp ủy và
chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình
vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy ở Vĩnh Long vẫn chưa giảm
2
Xem bảng 2.8.