Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phòng chống bạo lực với trẻ em và lao động trẻ em
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VÊn ®Ò phßng, chèng b¹o lùc ®èi víi phô n÷ vµ trÎ em trong c¸c lÜnh vùc ph¸p luËt
t¹p chÝ luËt häc sè 2/2009 35
TS. §ç Ng©n B×nh *
rong những năm gần đây, hiện tượng
bạo lực đối với trẻ em đang ngày càng
gia tăng. Do hạn chế về nhận thức, do tuổi
tác và thiếu sự quan tâm của gia đình, trẻ em
đang không những bị bóc lột về sức lao động
mà còn bị đánh đập, chà đạp về nhân phẩm,
danh dự. Đã đến lúc, Nhà nước và toàn xã
hội cần quan tâm hơn đến các biện pháp
phòng, chống bạo lực đối với trẻ em và lao
động trẻ em. Trong đó, việc xem xét, hoàn
thiện các quy định pháp luật về phòng,
chống bạo lực đối với trẻ em và lao động trẻ
em, cũng như tổ chức thực hiện tốt các quy
định này là một nhân tố quan trọng.
1. Về khái niệm trẻ em, lao động trẻ
em và bạo lực đối với trẻ em
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật
của Việt Nam đang tồn tại những quy định
không thống nhất về độ tuổi để xác định thế
nào là trẻ em và lao động trẻ em.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em thông qua ngày 15/6/2004 cho rằng trẻ
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.(1)
Bộ luật hình sự nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam năm 1999 có một số quy định gián
tiếp về “trẻ em”. Cụ thể, trong các tội phạm
liên quan đến trẻ em, Bộ luật hình sự xác định
trẻ em là người dưới 16 tuổi, những tội phạm
đối với đối tượng này được chia thành 2 loại:
Tội phạm đối với trẻ em trong độ tuổi từ đủ
13 đến dưới 16 tuổi và tội phạm đối với trẻ
em dưới 16 tuổi. Như vậy, với các quy định
của Bộ luật hình sự, có thể hình dung trẻ em
là những người dưới 16 tuổi, khác với người
vị thành niên là người dưới 18 tuổi.
Tại Bộ luật lao động (BLLĐ) nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam không đưa ra điều luật
xác định thế nào là “lao động trẻ em” mà chỉ
quy định: “người lao động là người từ đủ 15
tuổi trở lên”.(2) Đồng thời, BLLĐ cũng xác
định lao động chưa thành niên “là người dưới
18 tuổi”(3) và quy định về việc cấm nhận trẻ
em chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc
nặng nhọc, độc hại…(4) Như vậy, việc xác
định thế nào là trẻ em và lao động trẻ em trong
các văn bản pháp luật lao động nhìn chung
chưa rõ ràng. Chỉ có thể suy đoán gồm 2 loại
là: Lao động vị thành niên dưới 18 tuổi và lao
động trẻ em dưới 15 tuổi.
Đối chiếu với các quy định trong Công
ước 182 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)
về “Cấm và hành động tức thời để loại bỏ các
hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất” và
Khuyến nghị số 190 cũng về vấn đề này,(5) có
thể thấy những điểm vênh giữa pháp luật
trong nước và pháp luật quốc tế về khái niệm
“lao động trẻ em”. Tại hai văn bản của ILO,
thuật ngữ “trẻ em” được áp dụng cho tất cả
những người dưới 18 tuổi, trong khi theo quy
định của pháp luật Việt Nam trẻ em lại là
người dưới 16 tuổi. Như vậy, quy định về độ
tuổi không đồng nhất chính là một trong những
vấn đề đầu tiên cần xem xét khi chuẩn hoá các
T
* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội