Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phòng Chống Bạo Lực Học Đường Tại Trường Thcs Thái Sơn Huyện An Lão Thành Phố Hải Phòng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
----- -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG
THCS THÁI SƠN, HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG
NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÃ SỐ: 7760101
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Bá Huân
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thùy Dung
MSV : 1754010105
Lớp : K62 – CTXH
Khóa học : 2017-2021
Hà Nội, 2021
ii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………1
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu..................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 3
3.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................... 3
3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
5.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
5.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
6.1. Giới thiệu về khảo sát..................................................................................... 4
6.2. Một số phương pháp thu thập và xử lý số liệu............................................... 4
7. Kết cấu của khóa luận....................................................................................... 5
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH............................................................................. 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ PHÒNG
CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG..................................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận về bạo lực học đường...................................................... 7
Khái niệm về bạo lực và bạo lực học đường .................................. 7
Phân loại bạo lực học đường........................................................... 9
Nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường ....................................... 10
Hậu quả của bạo lực học đường.................................................... 12
Ứng dụng trong CTXH về việc phòng chống bạo lực học đường của
học sinh THCS ............................................................................................ 14
1.2. Cơ sở lý luận về phòng chống bạo lực học đường.............................. 15
Khái niệm về phòng chống bạo lực học đường ............................ 15
iii
Vai trò của phòng chống bạo lực học đường ................................ 15
Nội dung các hoạt động phòng chống bạo lực học đường............ 15
1.3. Các học thuyết áp dụng trong nghiên cứu .......................................... 20
Học thuyết hành vi – xã hội .......................................................... 20
Thuyết hệ thống............................................................................. 21
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về bạo lực học đường và phòng
chống bạo lực học đường................................................................................ 21
Chương 2. THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG................................. 24
2.1. Khái quát chung về trường THCS Thái Sơn ....................................... 24
Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường .......................... 24
Đặc điểm đội ngũ giáo viên và học sinh của nhà trường.............. 24
Đặc điểm cơ sở vật chất của nhà trường....................................... 25
Các thành tích nhà trường đạt được .............................................. 25
2.2. Thực trạng bạo lực học đường tại trường THCS Thái Sơn ................ 26
Số lượng, đối tượng và nhận thực của học sinh về bạo lực học
đường……………………………………………………………………...26
Hình thức bạo lực học đường........................................................ 31
Địa điểm xảy ra bạo lực học đường.............................................. 34
Nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường ....................................... 35
Hậu quả của bạo lực học đường.................................................... 38
Hành vi của học sinh khi chứng kiến bạo lực học đường............. 41
2.3. Thực trạng phòng chống bạo lực tại trường THCS Thái Sơn............. 43
Hoạt động truyền thông về phòng chống bạo lực học đường....... 43
Hoạt động giáo dục, phát triển kỹ năng trong phòng chống bạo lực
học đường.................................................................................................... 45
iv
Hoạt động tư vấn, tham vấn trong phòng chống bạo lực học
đường……………………………………………………………………47
Tăng cường kỷ luật trong nhà trường ........................................... 50
Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quản lý, giáo dục
học sinh 51
Đánh giá vai trò của các hình thức phòng chống bạo lực học
đường……………………………………………………………………...53
2.4. Đánh giá chung về thực trạng phòng chống bạo lực tại trường THCS
Thái Sơn .......................................................................................................... 57
Kết quả đạt được ........................................................................... 57
Tồn tại, hạn chế của công tác phòng chống bạo lực tại trường THCS
Thái Sơn ...................................................................................................... 59
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG BẠO
LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS THÁI SƠN, HUYỆN AN LÃO, THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG.............................................................................................. 64
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ....................................................... 64
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của tác động giáo dục........... 64
Nguyên tắc thống nhất giáo dục ý thức và hành vi....................... 65
Nguyên tắc giáo dục cá biệt .......................................................... 65
Nguyên tắc thống nhất giữa các lực lượng giáo dục..................... 66
3.2. Các giải pháp giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường và nâng cao
hiệu quả phòng chống bạo lực học đường tại trường THCS Thái Sơn, huyện An
Lão, thành phố Hải Phòng .............................................................................. 66
Nâng cao năng lực học tập và rèn luyện của học sinh.................. 67
v
Nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công tác
phòng chống BLHĐ của trường.................................................................. 71
Tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường tham gia hoạt động giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh nhằm giảm
thiểu tình trạng bạo lực học đường và nâng cao hiệu quả phòng chống bạo
lực học đường.............................................................................................. 73
Bổ sung vị trí của nhân viên công tác xã hội trong trường học và
thúc đẩy vai trò của các chuyên gia công tác xã hội trong trường học....... 75
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................ 78
1.Kết luận .....………………………………………………………………………..…78
2.Kiến nghị ………………………………………………………………...………..…79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
Danh mục bảng
Bảng 2.1. Đối tượng bạo lực học đường ở trường THCS Thái Sơn................... 27
Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về bạo lực học đường của học sinh.............. 30
Bảng 2.3. Hình thức bạo lực học đường chủ yếu................................................ 31
Bảng 2.4. Các hình thức bạo lực trong các vụ bạo lực học đường của học sinh 32
Bảng 2.5. Địa điểm xảy ra bạo lực...................................................................... 34
Bảng 2.6. Nguyên nhân gây bạo lực học đường ................................................. 35
Bảng 2.7. Hậu quả của bạo lực học đường với người bị bạo lực........................ 39
Bảng 2.8. Hậu quả của bạo lực học đường với người gây ra bạo lực................. 40
Bảng 2.9. Hành vi của học sinh khi chứng kiến hành vi bạo lực........................ 41
Bảng 2.10. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bạo lực học đường .......... 44
Bảng 2.11. Các hoạt động giáo dục, phát triển kỹ năng trong phòng chống bạo lực
học đường............................................................................................................ 46
Bảng 2.12. Số lượng học sinh kỷ luật do bạo lực học đường của nhà trường trong
3 năm gần đây ..................................................................................................... 50
Bảng 2.13. Đánh giá của học sinh về việc thực hiện vai trò của giáo viên chủ
nhiệm trong năm học qua.................................................................................... 52
Bảng 2.14. Các hình thức và vai trò của các hình thức phòng chống bạo lực học
đường tại trường THCS Thái Sơn....................................................................... 54
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Số lượng các vụ bạo lực học đường trường THCS Thái Sơn năm
2018-2020............................................................................................................ 27
Biểu đồ 2.2. Số lượng học sinh tham vấn tâm lý tại phòng tư vấn..................... 49
Biểu đồ 2.3. Sự biến động của bạo lực học đường trong 3 năm gần đây ........... 57
vii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, tôi đã luôn
nhận được sự động viên, quan tâm và giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của
quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới:
Ban Giám hiệu nhà trường, khoa KT&QTKD và các thầy, cô giáo trong
Trung tâm Công tác xã hội trường Đại học Lâm Nghiệp, đã động viên, giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công
tác xã hội cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các em học sinh, phụ huynh
học sinh trường THCS Thái Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, đã nhiệt
tình cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình nghiên cứu thực tế làm khóa luận.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Bá Huân, người
hướng dẫn khóa luận, đã tận tâm chỉ dạy, bồi dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên
cứu và trực tiếp giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những người
đã luôn động viên, khích lệ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực hết sức trong quá trình nghiên cứu, không tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót, song tôi hi vọng rằng công trình nghiên cứu này
sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về hành vi bạo lực và mặt hạn chế trong
phòng chống bạo lực học đường trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế - xã hội của
đất nước nói chung và những biến đổi xã hội. Kính mong nhận được những lời chỉ
dẫn, góp ý của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp, trao đổi của tôi
để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây dư luận xã hội đang phản ánh thực trạng bạo lực
học đường đang diễn ra ngày càng nhiều, với những hành vi bạo lực diễn ra với
chiều hướng khác nhau, biểu hiện có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Bạo
lực học đường không chỉ đánh nhau bằng vũ lực của bản thân mà còn sử dụng
các dụng cụ gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là tình trạng nữ học sinh đánh nhau
được phản ánh gần đây, đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung
lên mạng mang lại nhiều thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội. Hành
vi bạo lực mang lại nhiều hậu quả cho chính bản thân cho các em gây hành vi bạo
lực, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Việc tăng cường thiết chế giáo dục đối
với trẻ em, đặc biệt các thiết chế trong trường học là rất quan trọng. Các giải pháp
đó vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, chưa tác động nhiều đến bản thân tâm lý của
các em học sinh.
Việc tăng cường thiết chế giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt các thiết chế
trong trường học là rất quan trọng. Hoạt động giáo dục trong môi trường học
đường có nhiều thuận lợi vì đây là nơi duy trì những giá trị chung và phổ biến
các khuôn mẫu ứng xử được xã hội và pháp luật thừa nhận. Chính vì vậy việc
nghiên cứu vấn đề giải pháp phòng chống bạo lực học đường hiện nay cần lưu ý
và đưa ra những giải pháp phù hợp đặc biệt với học sinh trung học phổ thông.
Dư luận xã hội có rất nhiều quan điểm và các luồng ý kiến về vấn đề các giải
pháp phòng chống bạo lực học đường. Bộ giáo dục đề nghị các Sở chỉ đạo nhà
trường tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong học sinh. Nhà trường thường
xuyên tổ chức các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống
văn hóa dân tộc gắn liền với thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Chủ động phối hợp chặt với chính quyền địa
phương, các tổ chức đoàn thể và gia đình học sinh trong công tác bảo đảm an
ninh, trật tự trường học và quản lý giáo dục học sinh. Các trường định kỳ tổ chức
giao ban với công an địa phương để nắm tình hình, kịp thời xử lý các mâu thuẫn,
2
ngăn chặn các biểu hiện vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh. Các địa
phương cần thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn học sinh mang hung khí, chất nổ,
chất cháy vào trong trường học. Và đồng thời gia đình, nhà trường cũng nên chủ
động phối hợp xử lý khi có vụ việc xảy ra, báo cáo kịp thời về Bộ GD-ĐT và các
cơ quan quản lý cấp trên. Bên cạnh đó việc tăng cường sự quan tâm, giáo dục của
gia đình định hướng cho trẻ có hướng đi đúng đắn cũng rất quan trọng. Nhưng
giải pháp này gặp nhiều vấn đề trong nền kinh tế hiện nay, cha mẹ ít có điều kiện
quan tâm đến con cái, buông lỏng quản lý con em mình. Vậy nên trên thực tế, các
giải pháp đó vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, chưa tác động nhiều đến bản thân
tâm lý của các em học sinh.
Trường THCS Thái Sơn là một trong những ngôi trường trực thuộc của
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Trong những năm gần đây, theo dư luận
phản ảnh hành vi bạo lực của học sinh đã có xu hướng đang diễn ra cả trong và
ngoài trường. Nhà trường đã có những hình thức kỉ luật, đuổi học và xây dựng
mạng lưới thông tin trong các em học sinh nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa
cao. Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều biện pháp khác phối hợp cùng gia
đình học sinh, giáo dục ý thức học sinh và các cơ quan có chức năng nhằm hạn
chế tình trạng trên nhưng hành vi bạo lực giữa các học sinh trong trường vẫn còn
tồn tại. Có thể nói, tình trạng bạo lực học đường hiện nay là vấn đề hết sức nghiêm
trọng, đang ở mức báo động, là vấn đề nổi cộm của nhà trường hiện nay. Vì vậy,
việc nghiên cứu thực trạng bạo lực học đường, hoạt động phòng trống bạo lực
học đường đề từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực học
đường ở Nhà trường là mất vấn đề hết sức quan trọng.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Phòng chống bạo lực
học đường tại trường THCS Thái Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
Về mặt lý luận: Nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần vào việc hệ thống
hóa cơ sở lý luận về phòng chống bạo lực học đường như: Khái niệm bạo lực học
đường, nguyên nhân, hậu quả cũng như đối tượng của bạo lực học đường… Đề
3
tài sẽ góp phần làm rõ một số quan điểm của các lý thuyết và vận dụng quan điểm
của lý thuyết trong việc phân tích về bạo lực học đường như: lý thuyết xã hội hóa
cá nhân, lý thuyết mâu thuẫn, lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý.
Về mặt thực tiễn: Đề tài làm rõ thực trạng bạo lự chọc đường, hoạt động
phòng chống bạo lực học đường tại trường THCS Thái Sơn, huyện An Lão, thành
phố Hải Phòng. Những phát hiện được đưa ra từ đề tài này sẽ đem lại những thông
tin về việc áp dụng các biện pháp phòng chống bạo lực học đường cho Nhà trường
trong thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng bạo lực học đường và hoạt động phòng
chống bạo lực học đường tại trường THCS Thái Sơn, Hải Phòng, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường tại Nhà trường
trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bạo lực học đường và phòng chống bạo lực
học đường.
- Đánh giá thực trạng bạo lực học đường và hoạt động phòng chống bạo
lực học đường tại trường THCS Thái Sơn, Hải Phòng.
- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường tại
Trường trường THCS Thái Sơn, Hải Phòng.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về bạo lực học đường và phòng chống bạo lực học đường.
- Thực trạng bạo lực học đường và hoạt động phòng chống bạo lực học
đường tại trường THCS Thái Sơn, Hải Phòng.
- Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường tại
Trường trườg THCS Thái Sơn, Hải Phòng.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu