Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Quy Mô Hộ Trên Địa Bàn Huyện Cô Tô Tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN ĐỨC NGHIỆP
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN QUY MÔ
HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ,
TỈNH QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NHƢ BẰNG
Hà Nội, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô hộ
trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh” là kết quả của quá trình học
tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc của bản thân tôi. Luận văn này
chưa từng được công bố trên bất kể phương tiện truyền thông nào. Các số liệu
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan,
trung thực. Trong quá trình nghiên cứu tôi có tham khảo một số tài liệu đã
được liệt kê ở phần sau. Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ
những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Đức Nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập, nghiên cứu chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý kinh tế của trường Đại học Lâm nghiệp, kết hợp với thực tiễn
công tác tại địa phương. Kết thúc khóa học, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển
nuôi trồng thủy sản quy mô hộ trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy, cô trường Đại học Lâm nghiệp; các đồng chí trong Ủy
ban nhân dân huyện Cô Tô, phòng Nông nghiệp huyện Cô Tô; và sự hợp tác
của người dân trên địa bàn huyện Cô Tô, đặc biệt là TS. Nguyễn Như Bằng
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của trường Đại học Lâm
nghiệp, cảm ơn các anh chị ở UBND huyện Cô Tô, cùng với người dân trên
địa bàn Huyện đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian hạn hẹp, vừa công tác vừa học tập, nội dung nghiên cứu sẽ
có những hạn chế nhất định. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng
góp đối với đề tài luận văn để bài viết hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Nguyễn Đức Nghiệp
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI
TRỒNG THUỶ SẢN QUI MÔ HỘ............................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản qui mô hộ.................... 4
1.1.1. Những khái niệm cơ bản ............................................................... 4
1.1.2. Hộ và đặc điểm sản xuất của hộ .................................................. 4
1.1.3. Nội dung phát triển nuôi trồng thuỷ sản ....................................... 6
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản qui mô hộ........ 9
1.1.5. Tầm quan trọng của phát triển nuôi trồng thuỷ sản .................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển nuôi trồng thủy sản .................................... 13
1.2.1. Kinh nghiệm các địa phương trong phát triển nuôi trồng thủy sản.......13
1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong phát triển nuôi trồng thủy sản của hộ
trên địa bàn huyện Cô Tô ..................................................................... 20
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 22
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh .... 22
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Cô Tô. .......................................... 22
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Cô Tô. ................................. 27
2.1.3. Dân số và lao động..................................................................... 38
2.1.4. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản hộ .....39
2.2. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................. 40
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................. 42
iv
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 43
3.1. Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Cô Tô .. 43
3.1.1. Thực trạng quy mô nuôi trồng thuỷ sản ...................................... 43
3.1.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản .................................................... 45
3.1.3. Giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản huyện Cô Tô....................... 48
3.2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản qui mô hộ trên địa bàn huyện
Cô Tô........................................................................................................ 49
3.2.1. Thực trạng phát triển về quy mô nuôi trồng thuỷ sản.................. 49
3.2.2. Thực trạng phát triển hình thức và loài nuôi.............................. 51
3.2.3. Hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản của hộ .......................................... 53
3.2.4. Tình hình phát triển và năng lực các cơ sở chế biến thủy sản..... 54
3.2.5. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho nuôi trồng thuỷ sản 57
3.2.6. Hiện trạng môi trường và kiểm soát dịch bệnh nuôi trồng thủy sản...59
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản quy mô hộ
trên địa bàn huyện Cô Tô .......................................................................... 60
3.3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Cô Tô.................................................. 60
3.3.2 Ch nh sách phát triển nuôi trồng thủy sản ................................... 60
3.3.3. Tổ chức sản xuất trong nuôi trồng ............................................. 63
3.3.4. Các điều kiện h trợ NTTS của địa phương ................................ 63
3.4. Đánh giá chung tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ quy mô hộ trên địa
bàn huyện Cô Tô ....................................................................................... 66
3.4.1. Những thành công ...................................................................... 66
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................. 67
3.5. Giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của hộ trên địa bàn huyện Cô Tô.....68
3.5.1. Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Huyện. .............. 68
3.5.2. Kết qủa phân t ch SWOT về tiềm năng phát triển NTTS huyện Cô Tô....72
3.5.3 Các giải pháp đề xuất phát triển NTTS trên địa bàn huyện Cô Tô 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 77
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Dịch nghĩa
DN Doanh nghiệp
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
GTGT Giá trị gia tăng
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
NTTS Nuôi trồng thủy sản
TNCN Thu nhập cá nhân
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế (2017-2019).. 28
Bảng 2.2. Bảng dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị
nông thôn ..................................................................................................... 38
Bảng 2.3. Cơ cấu mẫu điều tra...................................................................... 41
Bảng 3.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô .................................. 44
Bảng 3.2. Diện tích nuôi trồng thủy sản theo địa phương năm 2019............. 45
Bảng 3.3 Sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô.................................. 45
Hình 3.1. Sản lượng NTTS huyện Cô Tô (2017-2019) ................................. 46
Bảng 3.4. Sản lượng nuôi trồng thủy sản theo địa phương năm 2019 ........... 47
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô......................... 48
Bảng 3.6. Thực trạng các đơn vị tham gia NTTS huyện Cô Tô .................... 49
Bảng 3.7. Các doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực NTTS huyện Cô
Tô (năm 2019).............................................................................................. 50
Bảng 3.8. Số hộ NTTS phân theo loài nuôi trên địa bàn huyện Cô Tô.......... 51
Bảng 3.9. Sản lượng NTTS của hộ gia đình trên địa bàn huyện Cô Tô......... 52
Bảng 3.10. Năng suất nuôi trồng thủy sản huyện Cô Tô ............................... 54
Bảng 3.11. Số lượng cơ sở chế biến và năng lực chế biến thủy sản ở ........... 55
huyện Cô Tô................................................................................................. 55
Bảng 3.12. Sản lượng chế biến thuỷ sản huyện Cô Tô.................................. 56
Bảng 3.13. Giá trị sản phẩm thủy sản chế biến ............................................. 56
Bảng 3.14. Đánh gía của hộ về chính sách phát triển NTTS ......................... 62
Bảng 3.15. Đánh giá của người dân về hạ tầng NTTS huyện Cô Tô ............. 64
Bảng 3.16. Đánh giá của người dân về các chính sách hỗ trợ phát triển NTTS
huyện Cô Tô................................................................................................. 65
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Huyện đảo Cô Tô trước đây, có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng). Là
huyện đảo nằm ở phía đông bắc của tỉnh Quảng Ninh, Cô Tô không chỉ có vị
trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh mà còn có tiềm năng
to lớn để phát triển kinh tế biển. Những năm gần đây, được sự quan tâm của
Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh, huyện đảo tập trung đẩy mạnh phát triển nuôi
trồng thủy sản góp phần nâng cao đời sống của người dân trên đảo. Với vị trí
địa lý đặc biệt, nằm gần các ngư trường lớn, Cô Tô có điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế thủy sản. Thời gian trước đây, người dân huyện đảo chủ yếu
sinh sống bằng nghề khai thác và chế biến thuỷ sản như nghề chế biến mực
ống, sứa, cá duội… cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu chỉ
dựa vào nguồn thuỷ sản tự nhiên thì ngành cá của Huyện sẽ đứng trước nguy
cơ thiếu bền vững và việc phát triển nuôi trồng là hướng đi tất yếu. Nhận thức
được vấn đề này, UBND huyện Cô Tô đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ
ngư dân phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản phù hợp như việc tập huấn kỹ
thuật nuôi, hỗ trợ vốn…
Vị trí địa lý của huyện Cô Tô có điều kiện đặc biệt thích hợp cho phát
triển ngành thủy sản. Xung quanh huyện đảo được bao quanh bởi biển Đông và
cách các ngư trường lớn không xa; với bờ biển khúc khuỷu tạo thành các vũng
vịnh kín là tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS). Với lợi thế
trên 300 km2
là diện tích ngư trường dành cho đánh bắt, khai thác thủy sản,
huyện đảo Cô Tô đã được xác định phát triển thủy sản là ngành kinh tế mũi
nhọn của địa phương. Do vậy, trong những năm qua, hiệu quả các hoạt động
khai thác, nuôi trồng của ngư dân huyện đảo không ngừng tăng cao. Mặc dù
vậy, do xa đất liền, điều kiện nuôi trồng còn mang tính tự phát nên rủi ro trong
nuôi trồng cao, giá trị kinh tế bấp bênh. Các hoạt động chế biến hầu như chưa
phát triển. Do vậy mà phát triển ngành nuôi trồng còn nhiều hạn chế.
2
Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển
nuôi trồng thuỷ sản qui mô hộ trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng NTTS qui mô hộ trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh
Quảng Ninh nhằm đề xuất giải pháp phát triển NTTS của hộ trên địa bàn
Huyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NTTS quy mô hộ;
- Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản qui mô hộ trên địa
bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS qui mô hộ trên
địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất được các giải pháp phát triển NTTS qui mô hộ trên địa bàn
huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản của các hộ trên địa bàn huyện
Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dụng: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động phát
triển trong NTTS của hộ trên địa bàn huyện Cô Tô, gồm các hoạt động: lựa
chọn loài nuôi, quy mô nuôi, kỹ thuật nuôi, hình thức nuôi, tình hình chế biến
và tiêu thụ…
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện
Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
- Thời gian:
+ Các số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm: 2017-2019
+ Số liệu sơ cấp được thu thập trong từ 2-4/ 2020