Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển nhà trường trung học phổ thông ở việt nam theo quan điểm nhà trường hiệu
MIỄN PHÍ
Số trang
14
Kích thước
350.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1288

Phát triển nhà trường trung học phổ thông ở việt nam theo quan điểm nhà trường hiệu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phát triển nhà trường trung học phổ thông ở Việt

Nam theo quan điểm nhà trường hiệu

Nguyễn Mạnh Cường

Trường Đại học Giáo dục

Luận án TS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 62 14 05 01

Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đức Chính; GS.TS. Vũ Văn Tảo

Năm bảo vệ: 2009

Abstract: Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển nhà trường hiệu quả (NTHQ). Nghiên cứu

về một số nhà trường ở nước ngoài và thích nghi hóa vào điều kiện nhà trường Việt Nam.

Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý nhà trường trung học phổ thông (THPT) Việt Nam

theo quan điểm NTHQ. Xây dựng các tiêu chí quản lý nhà trường THPT theo quan điểm

trên, từ đó đề xuất các giải pháp: tổ chức các hoạt động tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu

và phương thức tổ chức để nâng cao nhận thức về phát triển nhà trường THPT theo quan

điểm NTHQ cho các lực lượng tham gia giáo dục. Đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng thành nhà

quản lý, lãnh đạo chuyên nghiệp; Đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà trường theo

hướng phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện có hiệu quả lãnh đạo sự thay đổi

nhà trường; Chú trọng lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh; Xây

dựng môi trường thân thiện, tạo dựng sự đồng thuận cho các lực lượng giáo dục và vận động

cộng đồng, xã hội tham gia phát triển nhà trường. Thử nghiệm bộ tiêu chí quản lý và xin ý

kiến chuyên gia về các giải pháp phát triển nhà trường THPT Việt Nam theo quan điểm nhà

trường hiệu quả

Keywords: Nhà trường hiệu quả; Quản lý giáo dục; Trường trung học phổ thông; Việt Nam

Content

1. Lý do chọn đề tài

Chất lượng và hiệu quả giáo dục của mọi quốc gia đều được coi là thước đo sự phát triển nền

giáo dục của quốc gia đó. Việc đánh giá sự phát triển của một nền giáo dục trước hết được đánh giá

thông qua chất lượng và hiệu quả giáo dục của các cơ sở giáo dục (nhà trường).

Xét về mặt kinh tế-xã hội (KT-XH), trong phạm vi nguồn lực của mình, mỗi nhà trường tiến

hành hoạt động giáo dục phải mang lại kết quả, mang tính lợi ích đích thực cao nhất cho bản thân

người học, cho chính nhà trường, cho các lực lượng tham gia giáo dục (hưởng lợi từ giáo dục) trong

cộng đồng và xã hội. Những kết quả đích thực đó cũng là mục tiêu cần đạt tới không những của mọi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!