Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải
MIỄN PHÍ
Số trang
67
Kích thước
364.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1376

Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta có sự

chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ dẫn đến tốc độ

phát triển các đô thị, khu công nghiệp tăng rất nhanh. Mặt khác sự chênh

lệch thu nhập rất lớn giữa thu nhập ở thành thị và nông thôn, sự dư thừa lao

động nông nghiệp là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự di cư ồ ạt của dòng

người từ nông thôn sang thành thị để sinh sống và làm việc tại các đô thị và

các khu công nghiệp. Hiện nay có hàng triệu người thuộc đối tượng này

đang sống và làm việc tại các đô thị và các khu công nghiệp. Vì vậy việc

giải quyết nhà ở cho các đối tượng này là vấn đề rất lớn cần được đánh giá

một cách đầy đủ, đúng mức từ đó đề ra những giải pháp và chính sách mang

tính đồng bộ.

Các KCN, KCX của Việt Nam ngày càng trở thành nơi thu hút các nhà

đầu tư nước ngoài và trong nước. Hiệu quả trước mắt có thể thấy là nhiều

việc làm mới được tạo ra, thu nhập tăng lên với người lao động cùng với sự

phát triển các hoạt động kinh tế khác như tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ

cho KCN, KCX. Điều lớn hơn là đã làm cho thay đổi nhanh chóng sự phát

triển kinh tế xã hội tại các tỉnh, thành phố có KCN, KCX đóng góp cho sự

phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước.

Theo kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, để nâng cao hiệu quả và phát

triển năng suất lao động thì một trong những việc phải làm là việc phân bổ

dân cư, lao động tại các vùng công nghiệp phải tính đến điều kiện về thời

gian đi lại của công nhân sao cho ít nhất. Từ chỗ làm việc đến chỗ ở trung

bình không nên quá 30-40 phút tuỳ thuộc vào hệ thống giao thông và tốc độ

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

di chuyển của phương tiện đi lại. Tuy nhiên các khu dân cư cần có khoảng

cách với khu vực sản xuất để tránh ô nhiễm môi trường.

Số lượng lao động tăng nhanh nhưng quy hoạch phát triển khu công

nghiệp chưa tính tới yêu cầu về chỗ ở cho công nhân. Chỉ khi xây dựng xong

cơ sở hạ tầng thì vấn đề nhà ở cho công nhân mới trở nên bức xúc. Ở phía

nhà nước cũng như phía doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có hướng giải

quyết và cho đến nay cũng chưa có cơ chế chính sách rõ ràng cho công tác

xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam. Vì vậy, em

nghiên cứu đề tài “Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công

nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”.

Đề tài tập trung làm rõ hai mục tiêu chính:

Thứ nhất, nêu lên thực trạng của việc phát triển nhà ở cho công nhân tại

các KCN, KCX ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Đã có những cơ chế

chính sách nào của nhà nước nhằm định hướng giải quyết cho vấn đề nhà ở

công nhân chưa? Nó có hiệu quả gì không?

Thứ hai, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số giải pháp cho việc phát

triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và giải pháp phát triển

nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Về không gian: Đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển

nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX trên phạm vi cả nước, tuy nhiên có

tập trung vào những khu công nghiệp điển hình ở Việt Nam như Hà Nội,

thành phố Hồ Chí Minh...

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

Về thời gian: Những số liệu liên quan dùng trong đề tài để phân tích,

nghiên cứu được thu thập trong thời gian 5 năm gần đây, từ 2001-2006; đề

tài sẽ kiến nghị những giải pháp đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp kết hợp với phương

pháp chuyên gia trong phân tích; Dựa trên tài liệu, sách báo có liên quan,

những đề tài đã nghiên cứu trước đây; dựa trên số liệu thứ cấp của Viện

nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã điều tra thực tế tại các khu công

nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu có liên quan đến

đề tài.

Kết cấu đề tài: ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham

khảo thì phần nội dung chính của đề tài được giải quyết trong 3 chương:

Chương 1: Tổng quan chung về nhà ở cho công nhân tại các KCN,

KCX và kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc phát triển nhà ở cho

công nhân tại các KCN, KCX.

Chương 2: Thực trạng về phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN,

KCX và các cơ chế chính sách của nhà nước về việc phát triển nhà ở cho

công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam.

Chương 3: Những kiến nghị và giải pháp cho việc phát triển nhà ở cho

công nhân tại các KCN, KCX.

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CHUNG VỀ NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC

KCN, KCX VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KCN,

KCX

1. Khái quát về các KCN, KCX.

Sau hơn 15 năm phát triển kể từ khi ra đời KCN đầu tiên (khu chế xuất

Tân Thuận – thành lập ngày 24/9/1991), cho đến giữa năm 2006, cả nước ta

đã có 135 KCN, KCX được thành lập ở 45 tỉnh, thành phố trong cả nước với

tổng diện tích đất tự nhiên 26.500 ha, trong đó có 75 KCN, KCX đã đi vào

hoạt động. Số lượng các KCN vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ và theo số liệu

gần đây nhất, tính đến tháng 10/2007 cả nước đã có 154 KCN được thành

lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32.808 ha. Trong đó diện tích đất công

nghiệp có thể cho thuê là 21.775 ha chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên.

Có 92 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 20.758 ha và

62 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ

bản với tổng diện tích đất tự nhiên 12.073 ha. Theo kế hoạch đến 2015 có

khoảng 109 KCN nữa sẽ hình thành.

Tính đến giữa năm 2006 các KCN ở nước ta đã thu hút 86 vạn lao động

trực tiếp làm việc trong KCN và trên một triệu lao động trong lĩnh vực xây

dựng, cung cấp dịch vụ cho các KCN tại các cơ sở kinh doanh ngoài KCN.

Tỷ lệ bình quân thu hút lao động tại các KCN trên một đơn vị diện tích hiện

nay là 90-100 người/ ha . Nếu KCN tập trung các ngành nghề như dệt may,

lắp ráp điện tử, sản xuất giày dép…có sử dụng nhiều lao động thì tỷ lệ trên

còn cao hơn. Như vậy với KCN, KCX có quy mô bình quân ở Việt Nam

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

hiện nay là 100-150 ha thì một KCN sẽ có khả năng thu hút 10.000-15.000

lao động. Với KCN có quy mô diện tích lớn tới 2.700 ha như KCN Nhơn

Trạch (Đồng Nai) thì khi lấp đầy lượng lao động làm việc tại đây đạt mức

300.000 người và sẽ tạo nên ở đây một đô thị công nghiệp mới.

Các KCN, KCX phân bố ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước tuy nhiên

nó tập trung chủ yếu ở những vùng kinh tế trọng điểm của ba miền Bắc,

Trung, Nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên lên tới 25.900 ha, 110 KCN này

chiếm gần 80% tổng diện tích các KCN trong cả nước. Đến thời điểm cuối

tháng 10/2007, các KCN, KCX trên cả nước đã cho thuê được trên 11.177

ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN

cả nước là 54,1%, riêng các KCN đã vận hành thì cho thuê được trên 9.928

ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là trên 71,1%.

Theo thống kê tại các địa phương gửi báo cáo và ước tính từ các nguồn

thông tin khác, hiện nay có khoảng 1 triệu lao động đang làm việc tại các

KCN, KCX và các khu kinh tế trên toàn quốc. Trong số những lao động này

có khoảng trên 700.000 lao động là người tỉnh ngoài hoặc huyện ngoài và có

nhu cầu thuê nhà ở trong thời gian lao động tại các KCN, KCX. Trong các

khu nhà tập trung (xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ phía các

doanh nghiệp) cũng chỉ đủ cung cấp chỗ ở, sinh hoạt cho khoảng 7-10% số

lao động đang lam việc tại đây và có nhu cầu về nhà ở. Trên 90% công nhân

còn lại phải tự thu xếp chỗ ở, thuê trọ rải rác trong các khu dân cư gần nơi

họ làm việc hay các KCN.

Với sự phát triển hiện nay của các KCN, KCX ở Việt Nam thì đến nay

các KCN, KCX này đã thu hút trên cả nước được 2.600 dự án có vốn đầu tư

nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 25,3 tỷ USD và gần 2.800 dự án đầu tư

trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 137 nghìn tỷ đồng (chưa kể

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng số vốn đầu tư 976

triệu USD và 43 nghìn tỷ đồng).

Việc phát triển các KCN, KCX đã và đang góp phần quan trọng giải

quyết việc làm cho lao động tại chỗ và lao động nhập cư. Trong thời gian

tới, lực lượng lao động trong các KCN, KCX gia tăng mạnh mẽ cùng với sự

phát triển của các dự án hoạt động trong các KCN, KCX. Tính đến tháng

6/2007 , các KCN, KCX của cả nước đã thu hút được khoảng 1 triệu lao

động trực tiếp với tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật tăng lên và đạt

gần 40%. Ngoài ra nếu tính cả số lao động gián tiếp thì tổng số việc làm

được tạo ra từ chương trình phát triển KCN, KCX tập trung nhiều nhất là tại

TP Hồ Chí Minh với khoảng trên 210 nghìn lao động làm việc tại hơn 100 xí

nghiệp trong 14 KCN, KCX, trong số này có khoảng 60-70% lao động là

người từ các địa phương khác đến làm việc tại TP Hồ Chí Minh và đại đa số

công nhân ở đây đều có nhu cầu nhà trọ. Trong khi đó toàn thành phố chỉ có

4/14 KCN là có xây nhà lưu trú cho công nhân, còn lại đều không có hoặc là

công nhân phải sống trong các khu nhà tạm bợ, thiếu thốn điều kiện sinh

hoạt tối thiểu.

Năm 2007, TP Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng nhà lưu trú tại 5

khu là: Tân Thuận, Linh Trung 2, Tân Thới Hiệp, Long Thới, Vĩnh Lộc với

tổng quy mô đáp ứng được gần 7000 chỗ ở cho công nhân. Đến tháng

3/2007 thành phố tiến hành sửa chữa 2 khu nhà ở KCX Linh Trung để đưa

công nhân vào ở. Ngoài ra thành phố cũng tích cực bổ sung quy hoạch bên

ngoài KCN, KCX quyết tâm xây dựng được 8000-10.000 chỗ ở cho công

nhân trong năm 2008.

Riêng tại Hà Nôị, quá trình mở rộng phát triển và thu hút mạnh đầu tư

vào các KCN, KCX đã tạo lên sức hút mạnh về lao động tại đây, bao gồm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!