Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học chương “cảm ứng điện từ” – vật lý 11
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN MINH TRIẾT
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO
THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG
BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ TRONG DẠY HỌC
CHƢƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” – VẬT LÝ 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ
ĐÀ NẴNG – NĂM 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN MINH TRIẾT
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO
THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA SỬ DỤNG
BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ TRONG DẠY HỌC
CHƢƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” – VẬT LÝ 11
Ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH HẢI
ĐÀ NẴNG – NĂM 2022
I
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu
và các số liệu nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chƣa từng đƣợc công bố
bất kỳ một cong trình nào khác.
Tác giả
Trần Minh Triết
II
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của thầy cô, bạn
bè đồng nghiệp, các em học sinh và ngƣời thân gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo phụ trách sau đại học,
Ban chủ nhiệm khoa Vật lí và bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Bộ môn Vật lí
trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Đà Nẵng.
Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn tới TS. Nguyễn Thanh Hải đã dành nhiều thời
gian trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô tô Vật lí - Công nghệ, học
sinh lớp 11B8, 11B1 trƣờng Trung học phổ thông Trần Quốc Tuần và học sinh lớp 11
trƣờng THCS&THPT Phạm Kiệt tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm sƣ phạm
Cuối cùng, tôi xin cin ơn gia đình, bạn bè và các bạn học viên Cao học khóa
K39 đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng năm
Tác giả
Trần Minh Triết
III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BT Bài tập
2 BTVL Bài tập vật lý
3 VDKT Vận dụng kiến thức
4 ĐC Đối chứng
5 GV Giáo viên
6 GQVĐ Giải quyết vấn đề
7 HS Học sinh
8 HV Hành vi
9 NL Năng lực
10 NL GQVĐ Năng lực giải quyết vấn đề
11 NL VDKT Năng lực vận dụng kiến thức
12 NXB Nhà xuất bản
13 PHT Phiếu học tập
14 PPDH Phƣơng pháp dạy học
15 SGK Sách giáo khoa
16 TNg Thực nghiệm
17 THPT Trung học phổ thông
18 ƢDKT Ứng dụng kỹ thuật
19 VĐ Vấn đề
20 VDKTVTT Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
21 BTCNDTT Bài tập có nội dung thực tế
IV
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................III
MỤC LỤC................................................................................................................IV
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................VI
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................VI
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN
THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN.........................................................................7
1.1. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh .......................................7
1.1.1. Khái niệm năng lực ..................................................................................7
1.1.2. Năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.....................................8
1.2. Bài tập vật lí và việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ......11
1.2.1. Khái niệm về bài tập vật lí......................................................................11
1.2.2. Vai trò, tác dụng của BTVL ...................................................................12
1.2.3. Phân loại BTVL......................................................................................14
1.2.4. Bài tập vật lí có nội dung thực tế............................................................16
1.2.5. Sử dụng bài tập thực tế trong dạy học vật lí để phát triển năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh .............................................18
1.3. Thực trạng dạy học bài tập thực tế chƣơng “Cảm ứng điện từ” – vậy lí 11 ở một
số trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi..................................................20
1.3.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp điều tra........................................................20
1.3.2. Kết quả điều tra ......................................................................................20
1.4. Đề xuất giải pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông
qua bài tập vật lí .................................................................................................25
1.4.1. Giải pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông
qua bài tập vật lí .....................................................................................25
1.4.2. Đề xuất quy trình xây dựng bài tập thực tế ............................................26
1.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...................................................................................31
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÓ SỬ DỤNG BÀI TẬP
CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG
KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “CẢM ỨNG
ĐIỆN TỪ” – VẬT LÝ 11........................................................................................32
2.1. Cấu trúc và đặc điểm nội dung chƣơng “Cảm ứng điện từ” – vật lí 11.............32
V
2.1.1. Cấu trúc nội dung chƣơng “Cảm ứng điện từ” – vật lí 11......................34
2.1.2. Đặc điểm kiến thức của chƣơng “Cảm ứng điện từ” – vật lí 11 ............38
2.2. Xây dựng các bài tập cụ thể ...............................................................................39
2.2.1. Ma trận phân bố bài tập theo nội dung...................................................39
2.2.2. Xây dựng các bài tập có nội dung thực tế ..............................................40
2.4. Thiết kế kế hoạch dạy học..................................................................................89
2.5. Tiêu chí đánh giá NL VDKT vào thực tiễn trong từng bài tập/hoặc từng kế
hoạch bài dạy....................................................................................................119
2.5.1. Phiếu đánh giá NL VDKT vào thực tiễn của một nhóm HS lớp thực
nghiệm ..................................................................................................119
2.5.2. Đánh giá kết quả học tập lớp TNg và ĐC qua bài kiểm tra..................120
2.6. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................120
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM........................................................122
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm........................................................................122
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm......................................................................122
3.3. Thời điểm thực nghiệm sƣ phạm .....................................................................122
3.4. Các bƣớc thực nghiệm sƣ phạm.......................................................................122
3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................123
3.5.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm và đánh giá định tính .......................123
3.5.2. Đánh giá định lƣợng .............................................................................130
3.6. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................134
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................137
PHỤ LỤC..............................................................................................................PL1
VI
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng Tên bảng Trang
1.1 Cấu trúc NL VDKT vào thực tiễn và tiêu chí đánh giá 9
1.2 Thực trạng sử dụng bài tập vật lí thực tế của giáo viên trên các
trƣờng THPT tỉnh Quảng Ngãi 21
1.3
Thực trạng sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tế của học sinh
tại trƣờng THCS&THPT Phạm Kiệt và trƣờng THPT Trần Quốc
Tuấn tại tỉnh Quảng Ngãi (174 em)
23
2.1 Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập,
kiểm tra, đánh giá. 32
2.2 Bảng ma trận phân bố BT theo nội dung dựa trên mức độ nhận
thức 39
2.3 Các bƣớc thiết kế máy biến thế 52
2.4 Các bƣớc thiết kế máy phát điện xoay chiều một pha 63
2.5 Bảng công suất các thiết bị gia dụng 66
2.6 Bảng so sánh ƣu,nhƣợc điểm hai loại roto 83
2.7 Bảng thống kê các lỗi hỏng của máy xay sinh tố 84
2.8 Ý tƣởng sử dụng các bài tập/tình huống thực tế đã xây dựng 89
2.9 Các hoạt động dự kiến tiết 48 100
2.10 Các hoạt động dự kiến tiết 49 115
2.11 Phiếu đánh giá NL VDKT vật lí vào thực tiễn của từng HS lớp
TNg 122
3.1 Bảng số liệu HS đƣợc chọn làm mẫu thực nghiệm 124
3.2 Đánh giá định tính NL VDKT vào thực tiễn của HS lớp TNg 130
3.3 Điểm đánh giá 11 chỉ số hành vi của HS 1 qua 2 tình huống. 132
3.4 Điểm đánh giá NL VDKT vật lí vào thực tiễn của các HS nhóm
TNg ở 2 tình huống 134
3.5 Kết quả điểm bài kiểm tra của lớp ĐC và lớp TNg 134
VII
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hiệu
hình
vẽ
Tên hình vẽ Trang
1.1 Quy trình xây dựng bài tập thực tế 27
1.2 Sét đánh làm hƣ hỏng thiết bị điện 28
1.3 Mô hình máy biến áp 29
1.4 Hình ảnh cách quấn dây lõi máy biến áp 29
2.1 Vị trí chƣơng “Cảm ứng điện từ” trong chƣơng trình vật lý phổ
thông. 34
2.2 Sơ đồ cấu trúc nội dung chƣơng “Cảm ứng điện từ” 35
2.3 Hình ảnh cấu tạo bếp từ 40
2.4 Hình ảnh nồi sử dụng cho bếp từ 41
2.5 Hình ảnh thông tin quảng cáo về bếp từ 44
2.6 Bộ phận mâm từ trong bếp từ 45
2.7 Hình ảnh tấm kim loại trong từ trƣờng 46
2.8 Hình ảnh phanh điện từ gắn trên xe 47
2.9 Hình ảnh cấu tạo phanh điện từ gắn trên xe 48
2.10a Tấm kim loại khoét rãnh trong từ trƣờng 49
2.10b Tấm kim loại đặc trong từ trƣờng 49
2.11 Mô hình máy biến áp đơn giản 50
2.12 Hình ảnh lõi sắt của máy biến áp 52
2.13 Hình ảnh công tơ điện 54
2.14 Hình ảnh cấu tạo của công tơ điện 55
2.15 Sạc không dây cho điện thoại 57
2.16 Sơ đồ mạch điện 59
2.17 Cấu tạo của micro động lực 61
2.18 Thí nghiệm: Cho nam châm SN dịch chuyển lại gần hoặc ra xa ống
dây (C) 62
2.19 Thí nghiệm: Cho ống dây (C) dịch chuyển lại gần hoặc ra xa nam
châm SN 63
2.20 Hình ảnh thông tin máy phát điện xoay chiều 65
2.21 Mô tả cấu tạo của máy phát điện. 65
2.22 Mô tả cấu tạo của máy phát điện. 66
2.23 Hình thí nghiệm tự cảm 68
2.24 Đèn Flash trong máy ảnh 69
2.25 Sét đánh làm hƣ hỏng thiết bị điện 71
2.26 Máy bay phản lực bay theo phƣơng ngang 72
VIII
2.27 Dàn máy chụp cộng hƣởng từ 72
2.28 Cấu tạo của máy chụp cộng hƣởng từ 73
2.29 Hình chụp từ video thí nghiệm ống dây và đĩa kim loại 74
2.30 Mô hình máy biến áp 75
2.31 Cách quấn dây trên lõi biến áp 75
2.32 Thanh nam châm quay tròn trên đĩa kim loại 76
2.33a Đĩa kim loại treo trên giá đỡ 77
2.33b Mô tơ gắn nam châm có hai cực N-S 77
2.34 Đồng hồ tốc độ kiểu cổ điển 77
2.25 Hình ảnh chụp từ video cấu tạo và hoạt động của động cơ 80
2.36 Hình ảnh các bộ phận cấu tạo của động cơ 80
2.37 Cấu tạo của máy xay sinh tố 81
2.38 Roto lồng sóc 82
2.39 Roto dây quấn 82
2.40 Sơ đồ máy xay sinh tố Philips 83
2.41 Dynamo xe đạp 87
2.42 Sơ đồ mạch điện Dynamo xe đạp 87
3.1a Không gian các lớp học tập 127
3.1b Các nhóm thảo luận phanh điện từ 127
3.1c Phiếu trả lời bài tập tình huống điện từ của nhóm 1 127
3.2 Phiếu trả lời bài tập tình huống bếp điện từ của nhóm 3 129
3.3 Phiếu trả lời bài tập tình huống thí nghiệm của nhóm 2 130
3.4 Biểu đồ đánh giá kết quả NL VDKT vào thực tiễn của HS 133
3.5 Biểu đồ đánh giá kết quả kiến thức học đƣợc qua bài kiểm tra của
lớp TNg và lớp đối chứng. 135
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để có thể hội nhập quốc tế trong thời đại nền kinh tế tri thức hiện nay, vấn đề chất
lượng nguồn nhân lực đều được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm. Trong bối cảnh
thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt đòi hỏi nguồn nhân lực của mỗi quốc
gia cần có năng lực chuyên môn tốt, năng lực sáng tạo, năng lực làm chủ khoa học công
nghệ, khả năng thích ứng với biến đổi của đời sống xã hội, xử lý tốt các tình huống nảy
sinh trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự
bùng nổ của tri thức đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội, đòi hỏi người lao
động mới không những phải có trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp nhất định mà còn
phải có tính độc lập năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Chính
vì vậy mà Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi
với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội” và “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh (HS). Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành,
vận dụng kiến thức vào thực tiễn (VDKTVTT). Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,
khuyến khích học tập suốt đời”. Trên cơ sở đó, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn
2011-2020 đã đề ra giải pháp cụ thể cho giáo dục phổ thông là “Thực hiện đổi mới chương
trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực cho HS.
Chương trình phải hướng tới phát triển các năng lực chung mà mọi HS đều cần có trong
cuộc sống như năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
sáng tạo…đồng thời hướng tới phát triển các năng lực chuyên biệt liên quan tới từng môn
học, từng lĩnh vực hoạt động giáo dục”.
Trong nhà trường phổ thông, Vật lí là một môn khoa học tự nhiên, gắn liền với
thực tế sản xuất và đời sống và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo
2
dục. Mục tiêu giáo dục đòi hỏi một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy
học vật lí là phải làm cho HS có ý thức và biết cách vận dụng các kiến thức vật lí vào thực
tiễn đời sống nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống; Hơn nữa HS cũng hiểu về vai trò và
ý nghĩa của kiến thức vật lí đối với sản xuất, từ đó định hướng nghề nghiệp cho những
em có năng khiếu, hứng thú và yêu thích môn Vật lí.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc
HS học được những gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được những gì vào thực tế sau quá
trình học tập. Để đạt được điều đó, việc dạy học ở trường phổ thông phải được đổi mới
đồng bộ cả về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá.
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học bộ môn Vật lý nói riêng, việc sử dụng bài
tập là không thể thiếu. Bài tập vừa là mục đích vừa là nội dung và cũng là phương pháp
dạy học hiệu quả. Bài tập không chỉ cung cấp cho HS kiến thức, con đường giành lấy kiến
thức và còn mang lại niềm vui của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số. Nếu thông qua việc
giải một bài tập mà HS có thể giải đáp được những tình huống có vấn đề nảy sinh trong
đời sống, trong lao động, sản xuất thì sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Tăng cường sử dụng BTTT trong dạy và học sẽ góp
phần thực hiện nguyên lí giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, lí luận gắn với thực tiễn.
Tuy nhiên, trong chương trình SGK và SBT vật lý THPT nói chung và phần “Cảm
ứng điện từ” nói riêng, số lượng các BTCNDTT còn rất hạn chế. Vì vậy HS có thể giải
thành thạo các bài tập vật lý định tính, định lượng nhưng khi cần phải dùng kiến thức vật
lý để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì lại rất lúng túng. Điều này khiến
cho việc phát triển NL VDKTVTT của HS bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi
mới giáo dục theo định hướng phát triển NL.
Xuất phát từ những lí do trên và mong muốn đóng góp vào công cuộc đổi mới của
ngành Giáo dục hiện nay, tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào
thực tiễn thông qua sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học chương “cảm
ứng điện từ” – vật lý 11”.
3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ở nước ta, dạy học theo hướng phát triển năng lực, trong đó việc phát triển năng
lực VDKTVTT cũng đang được chú trọng hơn trong những năm gần đây; Đã có một số
công trình nghiên cứu, tài liệu, luận văn đề cập đến vấn đề phát triển năng lực VDKTVTT
cho HS và vai trò của bài tập, đặc biệt là BTCNDTT trong việc phát triển năng lực, như:
Trong đề tài, “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh
thông qua việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học chương “Tĩnh học vật
rắn” - Vật lý 10 nâng cao”, của Trần Thị Như Quỳnh. Tác giả đã nghiên cứu phát triển
NL VDKTVTT cho HS thông qua việc sử dụng BTCNDTT tuy nhiên, tác giả mới chỉ
đưa vào các bài tập định tính còn chưa đưa ra các video minh họa cho các hiện tượng đó.
Trong đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dụng thực tế trong dạy
học chương “Tĩnh học vật rắn” Vật lý 10 nâng cao nhằm rèn luyện, phát triển khả năng
vận dụng kiến thức vào thức vào thực tiễn của học sinh”, của tác giả Nguyễn Thị Hiền.
Tác giả đã nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong
dạy học chương “Tĩnh học vật rắn” Tuy nhiên tác giả chưa thực sự cụ thể đến vai trò của
BTCNDTT trong phát triển NL VDKTVTT.
Trong đề tài “Lựa chọn hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập
chương “Tĩnh học vật rắn” Vật lí 10 THPT nhằm giúp HS nắm vững kiến thức, góp phần
phát triển tính tích cực và năng lực tự chủ” của tác giả Nguyễn Thị Hương Liễu. Tác giả
đã xây dựng được một hệ thống bài tập và thông qua hoạt động giải bài tập giúp HS nắm
vững kiến thức, góp phần phát triển tính tích cực và năng lực tự chủ, nhưng đề tài không
đề cập đến vai trò của BTCNDTT với phát triển NL VDKTVTT.
Như vậy, việc sử dụng BTCNDTT để phát triển NL VDKTVTT được các nhà giáo
dục nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đề tài của mình, chúng tôi sẽ kế
thừa những cơ sở lí luận của các công trình nghiên cứu trước đây nhưng chú trọng hơn
vào việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế phần “Cảm ứng điện từ” theo hướng phát
triển NL VDKT vào thực tiễn cho HS lớp 11 Trung học phổ thông.
4
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học gắn với bài tập có nội dung thực tế nhằm
phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chương “Cảm ứng
điện từ” – Vật lý 11.
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu xây dựng được quy trình tổ chức dạy học gắn với bài tập có nội dung thực tế
và vận dụng được quy trình đó vào dạy học chương “Cảm ứng điện từ” – Vật lý 11 thì sẽ
phát triển năng lực VDKTVTT cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật
lí.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.2. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 ở trường THPT theo
hướng phát triển năng lực VDKTVTT cho HS.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” – Vật lý 11.
- Thời gian: từ tháng 2 năm 2021 đến tháng 6 năm 2021.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực VDKTVTT và các biện pháp phát triển
năng lực đó trong dạy học vật lí ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về BTCNDTT và vai trò của nó trong phát triển năng
lực VDKTVTT cho HS.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực VDKTVTT cho HS THPT.
5
- Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
cho HS thông qua việc sử dụng các BTCNDTT.
- Nghiên cứu đặc điểm của chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11.
- Khai thác và lựa chọn được kho tư liệu về BTCNDTT chương “Cảm ứng điện
từ” Vật lí 11.
- Thiết kế tiến trình dạy học có sử dụng các biện pháp đã đề xuất trong chương
“Cảm ứng điện từ” Vật lí 11.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) ở trường THPT để đánh giá kết quả và
rút ra kết luận
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
7.1. Phương pháp lý thuyết
7.2. Phương pháp thực tiễn
7.3. Phương pháp thực nghiệm
7.4. Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp của luận văn
- Xây dựng được các biện pháp cụ thể về việc sử dụng BTCNDTT để phát triển
năng lực VDKTVTT cho HS trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11.
- Xây dựng được các tiêu chí đánh giá năng lực VDKTVTT cho HS THPT.
- Xây dựng được tiến trình các bài dạy cụ thể chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11
nhằm phát triển năng lực VDKTVTT cho HS thông qua việc sử dụng BTCNDTT.
9. Cấu trúc luận văn