Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MÔNG THỊ DUYÊN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ ĐÁNH GIÁ
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHÙNG THỊ HẰNG
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình khoa học khác. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn
Mông Thị Duyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và triển khai nghiên cứu đề tài để hoàn
thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy,
cô trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo, các thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phùng Thị Hằng - Người đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn em trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn và có thể áp dụng có
hiệu quả trong quá trình công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí đang công tác tại trường THPT
số 1 Bảo Yên, các thầy cô giáo và các em học sinh của các trường THPT trên
địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có
được những thông tin bổ ích phục vụ quá trình nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu xong luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý
của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Học viên
Mông Thị Duyên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................viii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................2
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài..........................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ
ĐÁNH GIÁ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ...6
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................6
1.1.1. Trên thế giới ..............................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam................................................................................................8
1.2. Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................11
1.2.1. Quản lý.....................................................................................................11
1.2.2. Đánh giá, tự đánh giá...............................................................................12
1.2.3. Năng lực, năng lực tự đánh giá của học sinh ..........................................14
1.2.4. Phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh...........................................17
1.3. Một số vấn đề cơ bản về phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh
ở trường THCS ..........................................................................................19
1.3.1. Đặc điểm về tự đánh giá ở lứa tuổi học sinh THCS................................19
1.3.2. Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh
ở trường THCS ..........................................................................................20
1.3.3. Nội dung phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở trường THCS ....22
iv
1.3.4. Phương pháp phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở trường THCS...23
1.3.5. Các hình thức hoạt động nhằm phát triển năng lực tự đánh giá cho
học sinh ở trường THCS............................................................................26
1.4. Hiệu trưởng trường THCS với việc phát triển năng lực tự đánh giá cho
học sinh......................................................................................................30
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường THCS .............................30
1.4.2. Nội dung quản lí của hiệu trưởng trường THCS trong việc phát triển
năng lực tự đánh giá cho học sinh .............................................................31
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở
trường THCS..............................................................................................36
1.5.1. Yếu tố chủ quan.......................................................................................36
1.5.2. Yếu tố khách quan ...................................................................................38
Kết luận chương 1..............................................................................................39
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ ĐÁNH
GIÁ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI..................................40
2.1. Khái quát về các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai .....40
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Mường Khương............................40
2.1.2. Tình hình Giáo dục THCS của huyện Mường Khương ..........................40
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ......................................................................42
2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................42
2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................42
2.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu....................................................43
2.3. Thực trạng về hoạt động phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh
ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai........................44
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về
tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở
các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai...........................44
2.3.2. Thực trạng năng lực tự đánh giá của HS ở các trường THCS huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai...................................................................48
v
2.3.3. Thực trạng về nội dung của hoạt động phát triển năng lực tự đánh giá
cho học sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ..51
2.3.4. Thực trạng về phương pháp phát triển năng lực tự đánh giá cho học
sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai................54
2.3.5. Thực trạng về hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát triển năng lực tự
đánh giá cho học sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh
Lào Cai.......................................................................................................55
2.4. Thực trạng biện pháp phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh của
hiệu trưởng các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai .......59
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh...59
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện phát triển năng lực tự đánh giá cho học
sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai................62
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai phát triển năng lực tự đánh giá cho học
sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai................65
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển năng lực tự đánh
giá cho học sinh .........................................................................................69
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển năng lực tự đánh
giá cho học sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai......71
2.6. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động phát triển năng lực tự đánh giá
cho học sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai......73
2.6.1. Ưu điểm ...................................................................................................73
2.6.2. Hạn chế ....................................................................................................74
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế........................................................................75
Tiểu kết chương 2..............................................................................................78
Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ ĐÁNH GIÁ
79CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI..................................79
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................79
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .........................................................79
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, thực tiễn............................................79
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ...........................................................80
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................80
vi
3.2. Biện pháp phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các trường
THCS ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai..........................................81
3.2.1. Lập kế hoạch phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các
trường THCS ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai phù hợp với tình
hình thực tiễn .............................................................................................81
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên THCS về kỹ năng tổ chức các hoạt động
giáo dục nhằm phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các
trường THCS ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai..............................84
3.2.3. Chỉ đạo tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động giáo dục nhằm phát triển năng lực tự đánh giá cho học
sinh ở các trường THCS ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ..............88
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển
năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các trường THCS ở huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai.................................................................................91
3.2.5. Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ phát triển
năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các trường THCS ở huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai...................................................................................94
3.2.6. Hoàn thiện cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia phát triển
năng lực tự đánh giá cho HS ở các trường THCS huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai................................................................................................98
3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ...101
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ..........................................................................101
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm ..........................................................................101
3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm....................................................................102
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm.............................................................................102
Tiểu kết chương 3............................................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................107
1. Kết luận ........................................................................................................107
2. Khuyến nghị.................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................109
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGDĐT Bộ Giáo dục Đào tạo
CBQL Cán bộ quản lý
ĐG Đánh giá
GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
HS Học sinh
NL Năng lực
TĐG Tự đánh giá
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TT Thông tư
TYT Tự ý thức
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các biểu hiện về năng lực tự đánh giá của học sinh .......................17
Bảng 2.1. Quy mô về trường, lớp cấp THCS ở huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai.....................................................................................41
Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của việc phát
triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các trường THCS
huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai..............................................45
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV, HS về năng lực tự đánh giá của học
sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai......48
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV, HS về nội dung phát triển năng lực tự
đánh giá cho học sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai............................................................................................ 52
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về phương pháp phát triển năng lực tự
đánh giá cho học sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai................................................................................................ 54
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV, HS về các hình thức hoạt động nhằm
phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các trường THCS
huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai...................................................... 56
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng lập kế hoạch phát triển
năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các trường THCS huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai.........................................................60
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt
động phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các trường
THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai...................................63
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo của hoạt động phát triển
năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các trường THCS huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai.........................................................66
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng kiểm tra, đánh giá của
hoạt động phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các
trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.......................69
ix
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng
của hoạt động phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các
trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.......................71
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp phát triển năng
lực tự đánh giá của học sinh các trường THCS huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai ............................................................................. 103
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực
tự đánh giá của học sinh các trường THCS huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai.............................................................................................. 104
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt.
Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho các đối tượng người học.
Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện người học, nhiệm vụ đặt ra
cho nhà quản lí là vừa phải khai thác sự đa dạng của các hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục vừa phải phát huy tối đa hiệu quả giáo dục của các hình thức đó.
Ở lứa tuổi học sinh THCS bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân,
đến những phẩm chất nhân cách của mình, các em có nhu cầu tự đánh giá về
mình, so sánh mình với người khác. Các em tự phân tích mình, muốn hiểu biết
mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình, từ đó hoạch định cho mình một
nhân cách tương lai. Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều
ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động
học tập, đến sự hình thành mối quan hệ qua lại của các em với mọi người. Sự
tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình, từ
những hành vi riêng lẻ, đến toàn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức về những
phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình. Đặc điểm quan trọng về tự
ý thức của lứa tuổi này là mâu thuẩn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ
năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách. Ý nghĩa
2
quyết định để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THCS là cuộc sống tập
thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ
hình thành ở các em lòng tự tin và sự tự đánh giá của mình. Có thể thấy, học
sinh THCS đang trong quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất nhân
cách, những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định mà dần dần được hình thành
và củng cố. Các em có nhận thức, đánh giá khá rõ ràng về người khác nhưng
việc đánh giá về các đặc điểm sinh học, tinh thần, xã hội của bản thân còn hạn
chế, chưa rõ nét; điều này tạo ra những khủng hoảng nhất định, kéo dài trong
suốt bậc học THCS. Do đó việc phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh
THCS có vai trò vô cùng quan trọng, tạo hành trang vững chắc để các em bước
vào cấp THPT một cách tự tin, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển nhân cách của học sinh ở các lứa tuổi tiếp theo.
Lào Cai là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó
khăn. Ở các trường THCS, hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số, năng
lực tự đánh giá ở các em còn hạn chế, do đó phát triển năng lực tự đánh giá
cho HS có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện
Mường Khương nói riêng, các trường THCS hầu như chưa quan tâm nhiều
đến vấn đề này. Xuất phát từ lí do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển
năng lực tự đánh giá cho học sinh ở các trường THCS huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thực trạng phát triển năng lực tự đánh giá cho học
sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, từ đó đề xuất một
số biện pháp góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác tự đánh giá cho học sinh ở trường THCS.
3
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở trường THCS.
4. Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, công tác phát triển năng lực tự đánh giá cho học
sinh ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai còn có những
hạn chế nhất định như: nội dung giáo dục chưa toàn diện; phương pháp, hình
thức tổ chức giáo dục còn đơn điệu, do đó hiệu quả giáo dục chưa cao. Về
phương diện quản lý, nếu đề xuất được các biện pháp phát triển năng lực tự
đánh giá cho HS phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của việc phát triển
năng lực tự đánh giá cho HS ở các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh
Lào Cai sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở
trường THCS.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển năng lực tự đánh giá cho học
sinh ở các trường THCS ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tự đánh giá cho học sinh ở
các trường THCS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện
pháp phát triển năng lực tự đánh giá học sinh của hiệu trưởng các trường THCS
huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai.
- Về khách thể điều tra: Khảo sát 280 khách thể, trong đó có 130 cán bộ
quản lý và giáo viên (36 CBQL và 94 GV); 150 học sinh thuộc các trường
THCS của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - Về địa bàn khảo sát: Khảo sát
tại 6 trường THCS của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, gồm: Trường phổ
thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Mường Khương; trường THCS Thị
trấn Mường Khương; trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Pha Long;
trường phổ thông dân tộc bán trú Nậm Chảy; trường THCS Bản Lầu; trường
THCS Bản Sen.