Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển năng lực tư duy vật lý cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập định tính trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10
PREMIUM
Số trang
138
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1480

Phát triển năng lực tư duy vật lý cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập định tính trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



LẠI THANH HẢI

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY VẬT LÝ CHO

HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP

ĐỊNH TÍNH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “CÁC ĐỊNH

LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn vật lý

Mã số: 60140111

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2018

2

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải

Phản biện 1: PGS. TS Phạm Xuân Quế

Phản biện 2: TS. Lê Thanh Huy

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp

thạc sĩ khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm vào

ngày 05 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa, tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu

hoá. Trong đó phát triển nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá

của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

và trở thành nền tảng phát triển bền vững, tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Thực hiện tốt đột phá này sẽ làm tăng sức mạnh mềm của quốc gia, tạo ra

sức mạnh tổng hợp, có ảnh hưởng quyết định đến việc xây dựng nền kinh

tế độc lập tự chủ ngày càng cao.

Một trong những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực là đổi mới

giáo dục và đào tạo. Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ yếu để phát

triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những thời kỳ

tiếp theo. Điều đó được khẳng định trong Chiến lược giáo dục 2011 –

2020, ban hành kèm theo quyết định số 711/Q /TTg ngày 13/6/2012 của

Thủ tướng Chính phủ “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá

kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động sáng tạo và năng lực tự học của người học…”[4].

Điều 28 của Luật Giáo dục cũng quy định: “Phương pháp giáo dục

phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học

sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương

pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng

kiến thức vào thực tiễn ...”. [21]

Tuy nhiên theo các chuyên gia và các nhà nghiên cứu giáo dục Việt

Nam thì thực trạng của việc dạy học nước ta vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế,

bất cập. Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI chỉ rõ: “Chất lượng,

hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại

học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông

giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý

thuyết, nhẹ thực hành”, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học

sinh (HS) thực sự còn nhiều yếu kém [7].

Đối với học sinh năng lực tư duy (NLTD) đóng vai trò vô cùng quan

trọng vì NLTD giúp ích rất nhiều cho việc mở rộng giới hạn nhận thức;

nâng cao khả năng nhìn nhận sâu sắc vào bản chất của sự vật, hiện tượng

và tìm ra các mối quan hệ có tính qui luật giữa chúng với nhau; NLTD

giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết những

vấn đề liên quan trong thực tiễn. Vì vậy việc phát triển NLTD cho học

sinh là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng.

4

Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, đặc điểm nổi bật là phần lớn

kiến thức vật lý trong chương trình trung học phổ thông (THPT) liên hệ

chặt chẽ với thực tế đời sống. Vật lý học đòi hỏi người nghiên cứu phải có

kĩ năng quan sát tinh tế, phải khéo léo khi làm thí nghiệm, đồng thời phải

có tư duy logic chặt chẽ và phải biết trao đổi, thảo luận để khẳng định

chân lí [24], [25], [26]. Để học tốt môn Vật lý học sinh phải nắm vững

hiện tượng vật lý, các nguyên lý, định luật vật lý; biết cách dự đoán các

kết quả của các thí nghiệm vật lý hoặc các hiện tượng, biết vận dụng linh

hoạt các kiến thức đã học trong các tình huống mới. Nghĩa là nếu học sinh

nắm được các thao tác tư duy vật lý, thì sẽ học tập hiệu quả hơn.

Thực tiễn dạy học cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến

sự yếu kém về khả năng vận dụng kiến thức vật lý vào đời sống thực tế

của HS là các em có quá ít cơ hội để tiếp xúc với loại bài tập định tính

(BTĐT). BTĐT là một bộ phận quan trọng của bài tập vật lý. Phần nhiều

những BTĐT có đề cập đến những quá trình, hiện tượng xảy ra trong cuộc

sống. Vì vậy, nếu sử dụng BTĐT một cách hợp lý thì vừa có thể kích thích

hứng thú học tập cho HS, vừa giúp HS có kĩ năng giải quyết những vấn đề

thực tiễn. Trong dạy học vật lý, vai trò quan trọng vốn có của BTĐT chưa

được đặt ra một cách đúng mực, việc sử dụng BTĐT của giáo viên (GV)

còn rất nhiều bất cập, thiếu hợp lí [12], [13].

Những hạn chế nêu trên chưa đáp ứng được những mục tiêu mà Luật

Giáo dục và Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã đề ra. Với sự

phát triển chung của toàn xã hội, tình trạng này không thể kéo dài thêm

nữa, mà cần phải có những động thái tích cực hơn, những biện pháp cụ thể

hơn để GV và HS có thể điều chỉnh phương pháp dạy và học của mình

theo đúng định hướng.

Căn cứ vào các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào

tạo, căn cứ vào những bất cập thực tế nêu trên và việc nhận thức rõ tầm

quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy Vật lý (NLTDVL) cho HS

chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực tƣ duy vật lý

cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập định tính trong dạy học

chƣơng “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10”.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình dạy học vật lý, bài tập giữ một vai trò rất quan trọng,

nó là phương tiện giúp giáo viên hoàn thành các chức năng giáo dưỡng,

giáo dục và phát triển tư duy cho HS. Việc giải bài tập giúp HS ôn tập,

đào sâu, mở rộng kiến thức một cách vững chắc, giúp HS rèn luyện tốt kĩ

năng, kĩ xảo, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống, rèn luyện thói

quen vận dụng kiến thức khái quát, giúp HS làm việc với tinh thần tự lực

5

cao, đồng thời góp phần quan trọng vào việc phát triển tư duy sáng tạo của

HS.

Vì vậy trong những năm gần đây có không ít tác giả đã nghiên cứu

về việc phát triển NLTD và NLTDVL trong dạy học vật lý ở trường phổ

thông thông qua xây dựng và sử dụng hệ thống các bài tập vật lý. Các

công trình nghiên cứu này chủ yếu là các Luận văn Thạc sĩ. Điển hình có

các đề tài “Phát triển năng lực tư duy vật lý rèn luyện năng lực vận dụng

kiến thức thông qua hệ thống bài tập của phần “Dòng điện xoay chiều”

trong chương trình lớp 12 THPT” của tác giả Phan Xuân Cát ; “Các bài

tập cơ học để nâng cao chất lượng để rèn luyện và phát triển năng lực tư

duy vật lý cho học sinh trung học cơ sở ” của tác giả Bùi Văn Phỏng;

“Góp phần bồi dưỡng tư duy vật lý cho học sinh thông qua bài tập thí

nghiệm phần từ trường và cảm ứng điện từ lớp 11 THPT” của tác giả

Nguyễn Trọng Thạch; “Xây dựng và sử dụng bài tập thí nghiệm góp phần

bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh (áp dụng cho chương “Dòng điện

không đổi” vật lý 11 nâng cao)” của tác giả Bùi Danh Hào; “Xây dựng hệ

thống câu hỏi định hướng phát triển tư duy của học sinh trong dạy học

chương “Dao động cơ” vật lý 12 chương trình cơ bản” của tác giả Đặng

Xuân Hiệp. Các đề tài trên đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về NLTD,

NLTDVL: các đặc điểm của NLTD; các giai đoạn của quá trình tư duy;

các thao tác và hành động tư duy vật lý phổ biến, đồng thời chỉ ra năm

biện pháp phát triển NLTD cho HS trong dạy học vật lý (tạo nhu cầu,

hứng thú, kích thích sự ham muốn hiểu biết của HS; xây dựng logic nội

dung phù hợp với đối tượng HS; rèn luyện cho HS các thao tác tư duy,

những hành động nhận thức phổ biến trong dạy học vật lý [5], [19],[23].

Có thể nói rằng, mặc dù đã có không ít tác giả đề cập đến việc phát

triển NLTDVL cho học sinh thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập,

nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc nghiên cứu sử dụng

BTĐT theo hướng phát triển NLTDVL của HS vẫn còn là vấn đề chưa

được giải quyết thỏa đáng.

3. Mục tiêu của đề tài

- Góp phần bổ sung được cơ sở lí luận về việc sử dụng BTĐT theo

hướng phát triển NLTDVL của HS.

- Xây dựng được các tiêu chí đánh giá sự phát triển NLTDVL của

học sinh thông qua các kỹ năng cụ thể.

- Xác định được quy trình lựa chọn BTĐT theo hướng phát triển

NLTDVL của học sinh và vận dụng để lựa chọn các BTĐT sử dụng trong

dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10.

- Xác định và vận dụng được quy trình tổ chức dạy học có sử dụng

BTĐT để phát triển NLTDVL cho HS.

6

4. Giả thuyết khoa học

Nếu các giờ học thuộc chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 có

sử dụng các BTĐT đã được lựa chọn đúng quy trình và thực hiện theo tiến

trình dạy học đã được đề xuất thì sẽ phát triển NLTDVL của HS, góp phần

nâng cao chất lượng dạy học vật lý.

5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Hoạt động dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 có

sử dụng các BTĐT theo hướng phát triển NLTDVL cho HS.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung kiến thức chỉ đề cập chương “Các định luật bảo toàn”

Vật lý 10.

- Địa bàn TNSP tại trường THPT Nguyễn Hiền, TP Đà Nẵng.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng BTĐT để

phát triển NLTDVL của học sinh.

- Đánh giá thực trạng của việc sử dụng BTĐT theo hướng phát triển

NLTDVL của HS trong dạy học vật lý ở một số trường THPT hiện nay.

- Đề xuất quy trình và vận dụng để lựa chọn được các BTĐT gắn với

việc phát triển NLTDVL cho học sinh trong dạy học chương “Các định

luật bảo toàn” Vật lý 10.

- Đề xuất quy trình tổ chức dạy học có sử dụng BTĐT để phát triển

NLTDVL cho HS.

- Thiết kế một số bài giảng cụ thể của chương “Các định luật bảo

toàn” Vật lý 10 có sử dụng các BTĐT theo hướng phát triển NLTDVL cho

HS.

- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá hiệu quả của đề tài.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết

7.2. Phƣơng pháp thực tiễn

7.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

7.4. Phƣơng pháp thống kê toán học

8. Đóng góp của đề tài

- Góp phần làm rõ được cơ sở lí luận về việc sử dụng BTĐT theo

hướng phát triển NLTDVL của HS.

- Xác định được quy trình lựa chọn BTĐT theo hướng phát triển

NLTDVL của học sinh và vận dụng để lựa chọn được 46 BTĐT tiêu biểu

sử dụng trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10.

- Đề xuất được các bước thiết kế bài dạy học theo hướng sử dụng

BTĐT để phát triển NLTDVL cho HS trên cơ sở đó xây dựng được một số

7

giáo án có sử dụng BTĐT của phần Các định luật bảo toàn Vật lý 10 theo

hướng phát triển NLTDVL cho HS.

8

9. Cấu trúc của luận văn

Mở đầu

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tư

duy vật lý cho học sinh trong dạy học Vật lý thông qua việc sử dụng bài

tập định tính

Chƣơng 2: Lựa chọn và sử dụng bài tập định tính trong dạy học

chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 theo hướng phát triển năng lực

tư duy vật lý cho học sinh

Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

9

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY VẬT LÝ CHO HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG

BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH

1.1. Năng lực tƣ duy và năng lực tƣ duy vật lý

1.1.1. Năng lực và năng lực tƣ duy

Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, hội tụ của nhiều yếu tố

như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách

nhiệm.

Năng lực tư duy là sự tổng hợp các phẩm chất đó của người học nhằm

đáp ứng các yêu cầu phát hiện và giải quyết một vấn đề nào đó do nhận

thức và thực tiễn đặt ra và đem lại hiệu quả nhất định.

1.1.2. Năng lực tƣ duy vật lý

NLTDVL là các hành động trí tuệ khi nghiên cứu vật lý bao gồm

việc quan sát có chủ đích các hiện tượng vật lý, phân tích một hiện

tượng vật lý phức tạp thành những bộ phận đơn giản và xác lập giữa

chúng có những mối quan hệ và những sự phụ thuộc xác định, tìm ra

mối quan hệ giữa mặt định tính và mặt định lượng của các hiện tượng và

đại lượng vật lý, dự đoán các hệ quả mới từ các thuyết vật lý và vận

dụng những kiến thức vật lý khái quát thu được vào thực tiễn.

1.1.3. Các biểu hiện cơ bản của năng lực tƣ duy vật lý

Các biểu hiện của NLTDVL của HS trong học tập bộ môn Vật lý ở

trường THPT thể hiện thông qua những yếu tố giúp HS có thể lĩnh hội và

vận dụng tốt các kiến thức vật lý đồng thời thể hiện ở chỗ HS có khả năng

thực hiện các hành động phổ biến trong hoạt động nhận thức vật lý.

NLTDVL có các biểu hiện dưới đây:

- Nhận biết các định luật vật lý chi phối hiện tượng quan sát

- Phân tích được sự chi phối của các định luật vật lý đến hiện tượng

quan sát

- Xác lập được mối quan hệ định lượng giữa các đại lượng vật lý

dùng để đo lường những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng

- Mô hình hóa các sự vật hiện tượng

- Xây dựng các giả thuyết từ các sự vật hiện tượng

- Dự đoán các hệ quả từ các giả thuyết khoa học

- Thiết kế phương án thí nghiệm để kiểm tra một nhận định

1.1.4. Vai trò của NLTDVL đối với việc học tập môn Vật lý

NLTDVL giúp HS lĩnh hội tốt các kiến thức vật lý. Có NLTDVL,

HS sẽ biết cách phân tích các kết quả quan sát một cách khoa học. Học

sinh cũng biết cách tổng hợp các kết quả quan sát để thấy được các điểm

10

chung của các đối tượng quan sát cùng chịu chi phối bởi một quy luật vật

lý. Học sinh sẽ có khả năng đưa ra các giả thuyết nhằm giải thích cho các

hiện tượng quan sát được và đưa ra các phương án thí nghiệm để kiểm tra

các giả thuyết của mình. Nghĩa là HS có khả năng tham gia vào các giai

đoạn của tiến trình nghiên cứu vật lý.

NLTDVL giúp HS vận dụng tốt các kiến thức vật lý đã học vào các

tình huống mới. Đồng thời HS cũng sẽ tìm ra được quy luật nào tác động

đến các yếu tố trong tình huống mới. Từ đó giải quyết được nhiệm vụ đặt

ra.

1.1.5. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển NLTDVL

Có thể đánh giá mức độ NLTDVL của HS theo ba tiêu chuẩn dưới

đây [15]:

Tiêu chuẩn Tiêu chí Mức độ

Tiêu chuẩn 1:

Thực hiện các

hành động

nghiên cứu vật

Tiêu chí 1: Biết

cách sử dụng các

dụng cụ thí nghiệm

cơ bản dùng trong

nghiên cứu vật lý

Mức độ 1: Biết cách sử dụng các

dụng cụ đo lường cơ bản

Mức độ 2: Biết cách sử dụng các

dụng cụ thí nghiệm cơ bản

Mức độ 3: Biết cách sử dụng các

dụng cụ thí nghiệm đơn giản để

thiết kế các phương án thí nghiệm

khả thi

Tiêu chí 2: Mô

hình hóa được sự

vật, hiện tượng

dưới dạng các mô

hình lý thuyết

Mức độ 1: Nhận biết sự phù hợp

của một mô hình đối với đối tượng

nghiên cứu

Mức độ 2: Chỉ ra được đặc điểm

không phù hợp giữa mô hình cho

sẵn và đối tượng nghiên cứu.

Mức độ 3: Mô hình hóa được đối

tượng nghiên cứu dưới dạng mô

hình đồ thị hoặc mô hình toán học

Tiêu chí 3: Xây

dựng được các giả

thuyết từ các sự

vật hiện tượng

Mức độ 1: Nhận ra được giả

thuyết hợp lí trong các giả thuyết

đã cho về một sự vật hiện tượng

nào đó

Mức độ 2: Chỉ ra được chỗ bất

hợp lí của một giả thuyết.

Mức độ 3: Xây dựng được giả

thuyết phù hợp.

11

Tiêu chí 4: Suy ra

được các hệ quả từ

các giả thuyết

Mức độ 1: Nhận biết hệ quả hợp lí

của giả thuyết trong các hệ quả

cho trước.

Mức độ 2: Chỉ ra những điểm bất

hợp lí trong một hệ quả đã cho.

Mức độ 3: Phát biểu hệ quả hợp lí

cho một giả thuyết.

Tiêu chuẩn 2:

Tiêu chuẩn về

hiểu và sử

dụng ngôn

ngữ vật lý

Tiêu chí 5: Sử

dụng chính xác các

khái niệm, thuật

ngữ vật lý

Mức độ 1: Hiểu đúng các khái

niệm, thuật ngữ vật lý.

Mức độ 2: Phát hiện được các

trường hợp sử dụng sai thuật ngữ,

khái niệm vật lý.

Mức độ 3: Sử dụng chính xác các

thuật ngữ, khái niệm vật lý.

Tiêu chí 6: Diễn

đạt thành lời các

công thức vật lý và

diễn đạt được mối

quan hệ nhân quả

trong các công

thức đó

Mức độ 1: Diễn đạt được mối

quan hệ định tính giữa các đại

lượng vật lý trong mỗi công thức

Mức độ 2: Diễn đạt được mối

quan hệ định lượng giữa các đại

lượng vật lý trong công thức vật lý

Mức độ 3: Diễn đạt được mối

quan hệ nhân quả giữa các đại

lượng vật lý trong công thức vật lý

Tiêu chuẩn 3:

Tiêu chuẩn

ứng dụng các

kiến thức vật

lý trong các

tình huống

mới

Tiêu chí 7: Phân

tích được sự chi

phối của các định

luật vật lý đến hiện

tượng đang quan

sát

Mức độ 1: Nhận biết được các

định luật chi phối hiện tượng đang

khảo sát

Mức độ 2: Chỉ ra được các biểu

hiện cụ thể của các khái niệm,

định luật vật lý trong thực tế

Mức độ 3: Phân tích được sự chi

phối của các định luật vật lý đến

hiện tượng đang khảo sát

Tiêu chí 8: Tiên

đoán được kết quả

của các thí nghiệm

dựa trên các

thuyết, định luật

vật lý đã biết

Mức độ 1: Tiên đoán được sự phụ

thuộc của các đại lượng vật lý mô

tả thuộc tính bản chất của sự vật

hiện tượng vào các yếu tố tác động

Mức độ 2: Tiên đoán được kết quả

của các thí nghiệm chỉ chịu sự chi

phối của một định luật hay thuyết

vật lý đang xét

12

Mức độ 3: Tiên đoán được kết quả

của các thí nghiệm mới chịu sự chi

phối của nhiều định luật hay

thuyết vật lý

Tiêu chí 9: Áp

dụng được các

công thức vật lý

trong các tình

huống cụ thể

Mức độ 1: Áp dụng đúng công

thức vật lý trong các tình huống cụ

thể

Mức độ 2: Nhận biết được giới

hạn áp dụng của các định luật,

công thức vật lý

Mức độ 3: Nhận biết được tính

hợp lý hoặc bất hợp lý của các kết

quả tính toán được

Tiêu chí 10: Nhận

biết những sai lầm

trong lập luận khi

sử dụng các định

luật vật lý không

hợp lý (giải thích

được các hiện

tượng, câu hỏi có

vẻ nghịch lý)

Mức độ 1: Nhận biết những sai

lầm trong việc áp dụng công thức

vật lý

Mức độ 2: Nhận biết những sai

lầm khi áp dụng sai giới hạn của

các định luật vật lý

Mức độ 3: Nhận biết những điểm

không logic trong suy luận từ việc

áp dụng các định luật vật lý đến

kết quả

1.2. Bài tập định tính

1.2.1. Khái niệm về BTĐT

BTĐT đó là những bài tập mà khi giải, HS không cần thực hiện các

phép tính phức tạp, mà chỉ phải làm những phép tính đơn giản, có thể tính

nhẩm được, đồng thời phải thực hiện những phép suy luận lôgic trên cơ sở

hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật vật lý và nhận biết được

những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể [12], [13].

1.2.2. Phân loại, các hình thức thể hiện và phƣơng pháp giải

BTĐT

* Phân loại BTĐT

Quá trình tìm lời giải cho các BTĐT thực chất là quá trình nhận thức

của HS, vì thế dựa trên 6 mức độ mức độ nhận thức do Bloom đề xuất, có

thể chia BTĐT làm ba loại: BTĐT đơn giản, BTĐT nâng cao và BTĐT

sáng tạo [30].

* Các hình thức thể hiện BTĐT

- Thể hiện BTĐT dưới dạng câu hỏi bằng lời

13

- Thể hiện BTĐT thông qua mô hình, đồ thị, hình vẽ hay sơ đồ, kèm

theo các câu hỏi khai thác thông tin

- Thể hiện BTĐT bằng thí nghiệm đơn giản và yêu cầu giải thích kết

quả của thí nghiệm

- Thể hiện BTĐT bằng các đoạn video clip ngắn, các ảnh động mô

phỏng về một hiện tượng. HS quan sát và giải thích theo câu hỏi gợi ý của

GV.

* Phƣơng pháp giải BTĐT

Việc giải các BTĐT có thể khái quát thành những bước chính sau:

- Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập

- Phân tích hiện tượng

- Xây dựng lập luận và suy luận kết quả

- Kiểm tra tính chính xác của kết quả tìm được

1.2.3. Vị trí của BTĐT trong hệ thống bài tập vật lý

Hệ thống bài tập vật lý có thể được phân loại theo nhiều cách khác

nhau. Chẳng hạn:

- Phân loại theo các phân môn của vật lý

- Phân loại dựa vào các phương tiện giải

- Phân loại theo độ

- Phân loại theo đặc điểm của hoạt động nhận thức

- Phân loại theo các bước của quá trình dạy học.

1.2.4. Vai trò của BTĐT đối với việc phát triển năng lực tƣ duy

vật lý cho HS

BTĐT góp phần rèn luyện tư duy lôgic cho HS và giúp cho HS nắm

rõ được bản chất vật lý của các hiện tượng.

BTĐT cho phép giải thích bản chất các hiện tượng vật lý trong đời

sống, làm cho HS thấy được ý nghĩa của môn học. Chính điều đó thôi thúc

các em tích cực trong nhận thức và sáng tạo trong học tập.

1.3. Một số vấn đề về tổ chức hoạt động nhận thức gắn với việc sử dụng

bài tập định tính để phát triển NLTDVL cho học sinh

1.3.1. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật

1.3.1.1. Cơ sở tâm lí của việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS

Việc học tập của HS là một loại hoạt động đặc thù của con người, nó

có cấu trúc giống như hoạt động lao động sản xuất nói chung, bao gồm các

yếu tố có quan hệ tác động lẫn nhau: một bên là động cơ, mục đích,

phương tiện và bên kia là hoạt động, hành động và thao tác. Đối tượng của

hoạt động học là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần chiếm lĩnh. Nội dung của đối

tượng này không hề thay đổi sau khi được chiếm lĩnh, nhưng chính nhờ có

sự chiếm lĩnh này mà các chức năng tâm lí của chủ thể mới được thay đổi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!