Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018
PREMIUM
Số trang
162
Kích thước
7.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1792

Phát triển năng lực tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 1 theo ctgdpt 2018

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



PHẠM THỊ LAN NHI

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY THUẬN NGHỊCH

CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1

THEO CTGDPT 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

ĐÀ NẴNG, 2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



PHẠM THỊ LAN NHI

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY THUẬN NGHỊCH

CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1

THEO CTGDPT 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học (GD Tiểu học)

Mã ngành: 8140101

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. HOÀNG NAM HẢI

Đà Nẵng, 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết

quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử

dụng và chưa từng được công bố bất kì một công trình nào khác.

Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn khoa học Tác giả

TS. Hoàng Nam Hải Phạm Thị Lan Nhi

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:

- Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng.

- Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Giáo dục Tiểu học.

Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến thầy TS.

Hoàng Nam Hải, ngƣời đã hết lòng quan tâm, động viên, trực tiếp hƣớng dẫn tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu và cho đến khi tôi hoàn thành luận văn.

Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên lớp Cao học đã giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình nghiên cứu.

Kính gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trƣờng Tiểu học Lê Lai, quận Ngũ

Hành Sơn, Đà Nẵng – nơi tôi đang công tác đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình công tác và học tập.

Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả giáo viên, học sinh - những

ngƣời đã đồng ý tham gia nghiên cứu này.

Cuối cùng, tôi xin ghi nhớ công ơn và dành tình cảm yêu thƣơng cho những

ngƣời thân yêu trong cuộc đời là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, học sinh đã luôn tạo

điểm tựa vững chắc, là nguồn động viên khích lệ to lớn giúp tôi vƣợt qua những khó

khăn, nỗ lực học tập và hoàn thành luận văn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021

Tác giả

Phạm Thị Lan Nhi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................. 3

3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực tư duy thuận nghịch. ....................... 3

3.2. Nghiên cứu thực tiễn việc dạy học hình thành năng lực tư duy thuận

nghịch cho HS lớp 1. .............................................................................................. 3

3.3. Đề xuất biện pháp sư phạm để hình thành năng lực tư duy thuận nghịch

cho HS thông qua dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông

2018. ........................................................................................................................ 3

3.4. Kiểm chứng tính khả thi của biện pháp đã đề xuất. ...................................... 3

4. Giả thuyết khoa học............................................................................................... 3

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3

5.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3

5.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 3

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................... 3

6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng.................................................... 3

6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .............................................................. 4

6.4. Phương pháp sử dụng các công cụ thống kê toán học.................................. 4

7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................... 5

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 5

1.1.1. Nước ngoài.................................................................................................... 5

1.1.2. Trong nước.................................................................................................... 7

1.2. Nhiệm vụ dạy học môn Toán trong các trƣờng tiểu học ................................ 8

1.3. Xu hƣớng đổi mới dạy học môn Toán hiện nay............................................... 9

1.3.1. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ...................................................... 9

1.3.2. Đổi mới trong dạy học môn Toán .............................................................. 11

1.4. Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................ 12

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 14

2.1. Đặc điểm tâm sinh lý HS lớp 1 ........................................................................ 14

2.1.1. Đặc điểm về nhận thức ............................................................................... 14

2.1.2. Đặc điểm về nhân cách............................................................................... 17

2.1.3. Hoạt động học tập của HS ......................................................................... 17

2.2. Cấu trúc nội dung môn Toán lớp 1 theo CTGDPT 2018.............................. 18

2.2.1. Đặc điểm chung của môn Toán lớp 1 theo CTGDPT 2018...................... 18

2.2.2. Mạch nội dung và yêu cầu cần đạt ............................................................ 20

2.3. Năng lực tƣ duy ................................................................................................ 22

2.3.1. Tư duy.......................................................................................................... 22

2.3.1.1. Khái niệm về tư duy .............................................................................. 22

2.3.1.2. Đặc điểm của tư duy ............................................................................. 23

2.3.1.3. Phân loại tư duy.................................................................................... 25

2.3.1.4. Các thao tác tư duy ............................................................................... 26

2.3.2. Tư duy toán học .......................................................................................... 28

2.3.2.1. Một số quan niệm về tư duy toán học ................................................... 28

2.3.2.2. Một số quan điểm về những thành phần của tư duy toán học .............. 29

2.3.3. Năng lực tư duy .......................................................................................... 31

2.3.3.1. Năng lực ................................................................................................ 31

2.3.3.2. Năng lực tư duy..................................................................................... 33

2.3.4. Năng lực toán học....................................................................................... 35

2.4. Tƣ duy thuận nghịch........................................................................................ 38

2.4.1. Khái niệm tư duy thuận nghịch ................................................................. 38

2.4.1.1. Những căn cứ dẫn đến quan niệm về tư duy thuận nghịch................... 38

2.4.1.2. Khái niệm tư duy thuận nghịch ............................................................. 41

2.4.2. Khái niệm NL tư duy thuận nghịch........................................................... 42

2.4.3. Các thành tố của NL tư duy thuận nghịch................................................ 44

2.4.4. Một số biểu hiện của NL TDTN của HS trong môn Toán lớp 1.............. 47

2.4.5. Thang đánh giá NL tư duy thuận nghịch của HS lớp 1 ........................... 49

2.5. Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................ 51

Chƣơng 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 52

3.1. Mục đích khảo sát............................................................................................. 52

3.2. Nội dung khảo sát............................................................................................. 52

3.2.1. Thiết kế bảng hỏi để thu thập dữ liệu định tính........................................ 52

3.2.2. Thiết kế phiếu quan sát trên phỏng vấn .................................................... 52

3.2.3. Thiết kế đề kiểm tra để đánh giá năng lực tư duy thuận nghịch ............. 52

3.3. Tổ chức khảo sát............................................................................................... 52

3.3.1. Đối tượng khảo sát...................................................................................... 53

3.3.2. Tiến hành khảo sát ..................................................................................... 53

3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm ....................................................................... 53

3.4.1. Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về tư duy thuận nghịch......... 53

3.4.2. Kết quả khảo sát năng lực tư duy thuận nghịch của HS.......................... 57

3.5. Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................ 59

Chƣơng 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƢ PHẠM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ

DUY THUẬN NGHỊCH CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN

TOÁN LỚP 1 THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 .............. 61

4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................................... 61

4.2. Biện pháp sƣ phạm........................................................................................... 61

4.2.1.Biện pháp 1: Rèn luyện các thao tác tư duy thuận nghịch cho học sinh. 61

4.2.1.1. Mục đích của biện pháp 1 ..................................................................... 61

4.2.1.2. Cơ sở của biện pháp 1 .......................................................................... 61

4.2.1.3. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp 1 .......................................... 62

4.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện các thao

tác tư duy thuận nghịch........................................................................................ 67

4.2.2.1. Mục đích của biện pháp 2 ..................................................................... 67

4.2.2.2. Cơ sở của biện pháp 2 .......................................................................... 68

4.2.2.3. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp 2 .......................................... 68

4.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện thao tác nhìn lại quá trình làm toán.................. 79

4.2.3.1. Mục đích của biện pháp ........................................................................ 79

4.2.3.2. Cơ sở của biện pháp ............................................................................. 79

4.2.3.3. Nội dung và tổ chức thực hiện .............................................................. 80

4.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện năng lực tư duy

thuận nghịch cho HS............................................................................................ 82

4.2.4.1. Mục đích của biện pháp ........................................................................ 82

4.2.4.2. Cơ sở của biện pháp ............................................................................. 82

4.2.4.3. Nội dung và tổ chức thực hiện .............................................................. 83

4.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển năng lực tư

duy thuận nghịch cho học sinh............................................................................ 87

4.2.5.1. Mục đích của biện pháp 5 ..................................................................... 87

4.2.5.2. Cơ sở của biện pháp 5 .......................................................................... 88

4.2.5.3. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp 5 .......................................... 88

4.3. Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................ 91

Chƣơng 5: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..................................................................... 93

5.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 93

5.2. Nội dung thực nghiệm...................................................................................... 93

5.3. Tổ chức thực nghiệm........................................................................................ 93

5.3.1. Hình thức thực nghiệm .............................................................................. 94

5.3.2. Phương pháp thực nghiệm......................................................................... 94

5.3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ........................................................... 94

5.4. Phân tích tiên nghiệm....................................................................................... 94

5.4.1. Phân tích tiên nghiệm qua bài kiểm tra .................................................... 94

5.4.2. Phân tích tiên nghiệm qua giáo án thực nghiệm...................................... 95

5.5. Phân tích kết quả sau thực nghiệm................................................................. 97

5.5.1. Phân tích định tính..................................................................................... 97

5.5.2. Phân tích định lượng.................................................................................. 99

5.6. Kết luận chƣơng 5 .......................................................................................... 101

KẾT LUẬN................................................................................................................. 102

1. Về lí luận............................................................................................................. 102

2. Về thực tiễn ........................................................................................................ 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 1................................................................................................................... PL_5

Phụ lục 2................................................................................................................... PL_5

Phụ lục 3................................................................................................................... PL_9

Phụ lục 4................................................................................................................. PL_12

Phụ lục 5................................................................................................................. PL_28

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Viết tắt Viết đầy đủ

GV : Giáo viên

HĐTN

: Hoạt động

: Hoạt động trải nghiệm

HS : Học sinh

NL : Năng lực

NXB : Nhà xuất bản

PPDH : Phƣơng pháp dạy học

SGK : Sách giáo khoa

SGV : Sách giáo viên

TT : Thành tố

TN : Thực nghiệm

Tr : Trang

TH : Tiểu học

TDTN : Tƣ duy thuận nghịch

CTGDPT : Chƣơng trình giáo dục phổ thông

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xã hội đang phát triển không ngừng mỗi ngày, nền kinh tế đang dần hội nhập

với quốc tế, đặc biệt nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình

phát triển của lực lƣợng sản xuất. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi giáo dục thế giới nói

chung và giáo dục Việt Nam nói riêng phải không ngừng vận động, đổi mới để phù

hợp với xu thế quốc tế hóa. Để đáp ứng nhu cầu trên, việc dạy học trong nhà trƣờng

không chỉ đơn thuần là dạy một tri thức cụ thể trong một môn học mà điều quan

trọng hơn cả là trong quá trình truyền thụ những tri thức đó, phải hình thành cho HS

một tiềm lực về khả năng tƣ duy để sau này khi đã rời khỏi ghế nhà trƣờng, HS có

khả năng tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, phát triển sự năng động, sáng tạo trong môi

trƣờng thực tiễn nhiều biến đổi.

Tuy nhiên, nền giáo dục nƣớc ta vẫn còn những bất cập về chất lƣợng, một bộ

phận giáo viên vẫn sử dụng phƣơng pháp dạy học chƣa hiệu quả, gây nên tình trạng

thụ động trong học tập của HS dẫn đến chất lƣợng dạy và học chƣa cao. Trƣớc tình

hình đó, vấn đề đặt ra là cần nâng cao năng lực học tập của con ngƣời. Muốn vậy,

trƣớc hết ngƣời học phải biết “Học cách học” và ngƣời dạy biết “Dạy cách học”.

Nhƣ vậy ngƣời thầy phải trở thành “Thầy dạy việc học, là chuyên gia của việc học”.

Trong chƣơng trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn

học khác đều có vai trò hết sức quan trọng góp phần đào tạo nên những con ngƣời

phát triển toàn diện. Toán học chiếm thời lƣợng đáng kể trong chƣơng trình dạy học

tiểu học, là một môn học đƣợc đặc trƣng bởi tính chính xác, logic, chặt chẽ… Các

kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học đƣợc ứng dụng nhiều trong đời sống, rất

cần thiết cho ngƣời lao động. Dạy học toán không chỉ là dạy tri thức và kĩ năng toán

học, mà còn hình thành và phát triển ở HS phƣơng pháp giải toán, năng lực sáng

tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, các kiến thức và kĩ năng mà môn Toán

mang lại rất dễ gây cho HS những căng thẳng về tâm lí. Đối với chƣơng trình môn

Toán ở tiểu học, giáo viên phải truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn

trong sách giáo khoa, sách hƣớng dẫn. Song nếu dạy một cách rập khuôn nhƣ vậy

thì việc học tập của HS sẽ đơn điệu, tẻ nhạt, HS tiếp thu bài một cách thụ động và

kết quả học tập sẽ không cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc

đào tạo các em thành những con ngƣời năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích

2

ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Từ đó một câu hỏi lớn đƣợc đặt ra: “Dạy

học Toán nhƣ thế nào để HS vừa có đam mê học toán, vừa phát triển năng lực tƣ

duy một cách chủ động?”.

Ngƣời giáo viên có rất nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực trong điều kiện

khoa học, kĩ thuật phát triển, cơ sở vật chất đƣợc cải thiện. Còn đối với HS, hoạt

động nhận thức của các em một phần phụ thuộc vào các năng lực học tập của bản

thân. Tuy nhiên hiện nay, nhiều giáo viên vẫn còn truyền thụ kiến thức theo lối cũ,

đó là thầy đƣa ra kiến thức, giảng giải, chứng minh, còn trò tiếp thu một cách thụ

động nhàm chán. Nhƣ vậy, để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng

cao trong bối cảnh quốc tế hóa, cần thay đổi tƣ duy của HS thông qua các phƣơng

pháp, nội dung dạy học cải tiến.

Chƣơng trình môn Toán 2018 có 5 năng lực toán học, trong đó có năng lực tƣ

duy và lập luận toán học. Năng lực tƣ duy thuận nghịch chính là một biểu hiện của

năng lực tƣ duy và lập luận toán học, nó góp phần củng cố để phát triển năng lực

chung này. Đồng thời, năng lực tƣ duy thuận nghịch góp phần giúp HS hiểu sâu hơn

vấn đề thông qua các tình huống biểu thị mối liên hệ hai chiều. Trong thực tế dạy

học Toán ở tiểu học, tƣ duy thuận nghịch đƣợc biểu hiện qua một số nội dung nhƣ

sự giao hoán của phép tính, các mệnh đề đảo. Tuy nhiên, năng lực này chƣa đƣợc

nhiều giáo viên chú ý đến hoặc khai thác một cách chƣa triệt để và có hệ thống.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Thủ tƣớng Chính phủ, chƣơng

trình giáo dục phổ thông 2018 đƣợc xây dựng nhằm phát triển phẩm chất và năng

lực ngƣời học. Chƣơng trình sẽ đƣợc áp dụng đối với lớp 1 bắt đầu vào năm học

2020 - 2021. Với mục tiêu đào tạo một thế hệ ngƣời học tích cực, tự tin, sáng tạo,

phát triển cả về tri thức và kỹ năng, đòi hỏi các nhà giáo dục và thầy cô giáo phải

đổi mới phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với thời đại toàn cầu hóa và cách mạng

công nghiệp mới.

Từ những vấn đề trên, đề tài “Phát triển tư duy thuận nghịch cho HS thông

qua dạy học môn Toán lớp 1 theo CTGDPT 2018” đƣợc nghiên cứu nhằm đƣa ra

những biện pháp hữu ích để nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Toán lớp 1, đặc

biệt trong bối cảnh đất nƣớc đang ráo riết chuẩn bị cho năm học thực hiện chƣơng

trình GDPT mới.

2. Mục đích nghiên cứu

3

Đề xuất một số biện pháp sƣ phạm để phát triển năng lực tƣ duy thuận nghịch

cho HS lớp 1 theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ:

3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực tư duy thuận nghịch.

3.2. Nghiên cứu thực tiễn việc dạy học hình thành năng lực tư duy thuận

nghịch cho HS lớp 1.

3.3. Đề xuất biện pháp sư phạm để hình thành năng lực tư duy thuận nghịch

cho HS thông qua dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông

2018.

3.4. Kiểm chứng tính khả thi của biện pháp đã đề xuất.

4. Giả thuyết khoa học

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nếu đề xuất đƣợc một số biện pháp sƣ phạm

thì có thể hình thành đƣợc năng lực tƣ duy thuận nghịch cho HS lớp 1, góp phần

vào nâng cao chất lƣợng dạy học môn Toán theo chƣơng trình giáo dục phổ thông

2018.

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Toán lớp 1 và nhiệm vụ phát triển phẩm chất, năng lực

cho HS theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Biện pháp để hình thành năng lực tƣ duy thuận nghịch cho HS lớp 1 thông qua

dạy học môn Toán theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc các tài liệu liên quan để phân tích tổng hợp các lý luận về năng lực tƣ duy

thuận nghịch

6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng

4

Tiến hành điều tra thực trạng dạy học môn Toán vận dụng năng lực tƣ duy

thuận nghịch cho HS tiểu học nhằm làm rõ cơ sở thực tiễn của đề tài.

6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của các

biện pháp nhằm phát triển năng lực tƣ duy thuận nghịch trong dạy học môn Toán

cho HS tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

- Kết quả thực nghiệm sƣ phạm đƣợc xử lí bằng phƣơng pháp thống kê toán.

6.4. Phương pháp sử dụng các công cụ thống kê toán học

Sử dụng phƣơng pháp này để xử lý kết quả thu thập đƣợc, phục vụ cho việc

phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc bố cục 5

chƣơng nhƣ sau :

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƢ PHẠM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ

DUY THUẬN NGHỊCH CHO HS THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1

THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Chƣơng 5: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Nước ngoài

Vấn đề tƣ duy, đặc biệt là năng lực tƣ duy liên quan đến tƣ tƣởng và nguồn lực

trí tuệ con ngƣời, không chỉ đƣợc nghiên cứu ở phƣơng diện triết học mà còn đƣợc

nghiên cứu ở nhiều phƣơng diện khác: khoa học quản lý, giáo dục đào tạo, dạy và

học một môn học cụ thể,…Tƣ duy và trí tuệ, đặc biệt tƣ duy và trí tuệ con ngƣời

trong công tác giáo dục và đào tạo, có tác dụng vô cùng lớn lao trong hoạt động

thực tiễn quản lý giáo dục, trong quá trình dạy học,…và thông qua đó ảnh hƣởng

đến chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Nếu trong quá trình đào tạo, bằng mọi cách

phát triển tƣ duy và năng lực tƣ duy của quản lý giáo dục, của ngƣời dạy và ngƣời

học thì sẽ tạo tiềm lực, nguồn lực to lớn để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo,

là nguồn lực cho dân tộc phát triển trong thời đại toàn cầu hóa. Nghiên cứu về lĩnh

vực tƣ duy và phát triển tƣ duy đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhƣ Piaget,

Vƣgôtxki, Rubinstein, …

Theo J. Piaget (1896 -1980), nhà tâm lý học ngƣời Thụy Sỹ: Một đứa trẻ chỉ

có thể học đƣợc điều thích hợp với giai đoạn tƣ duy hiện có [26].

L.X. Vƣgôtxki (1896 - 1934), nhà tâm lý học ngƣời Nga cho rằng mọi đứa trẻ

đều có khả năng tiềm tàng dƣới dạng vùng phát triển gần (ZPD, Zone of Proximal

Development). Khi đƣợc trợ giúp cần thiết, khả năng giải quyết vấn đề của trẻ đƣợc

tăng lên. Ông tin rằng những gì trẻ có thể làm với sự giúp đỡ của ngƣời lớn hôm

nay trẻ sẽ có thể tự làm đƣợc trong tƣơng lai [5].

Trong Tâm lý học, một trong những nghiên cứu đầy đủ nhất về tƣ duy đã đƣợc

trình bày trong các công trình của X. L. Rubinstêin [36]. Những công trình này đã

thúc đẩy mạnh mẽ việc giải quyết hàng loạt vấn đề cơ bản liên quan đến việc nghiên

cứu hình thức hoạt động tâm lý phức tạp.

Tính thuận nghịch của tư duy đƣợc nhắc đến trong các công trình nghiên cứu

của M. N. Sacđacôp [30], J. Piaget [9]...

6

Theo J. Piaget, ([7], [26]), đối với trẻ em từ 7, 8 tuổi trở lên, trong tƣ duy đã

xuất hiện khả năng đảo ngƣợc. Đó là khả năng thực hiện các thao tác ngƣợc nhau

(thực ra hành động chỉ xảy ra một chiều, vì thời gian chỉ xảy ra một chiều, nhƣng

tính đảo ngƣợc có thể hiểu là trật tự ngƣợc nhau của chuỗi thao tác hai hành động).

Chẳng hạn, ngay từ lớp 1, HS đã thực hiện thao tác 3 + 5 = 8 (trên cở sở đã thành

thục hành động “gộp” 3 với 5 thành 8), thì cũng thực hiện đƣợc thao tác ngƣợc lại là

“tách” hay là phân tích 8 = 3 + 5. Theo J. Piaget, tính thuận nghịch thể hiện khi “các

thao tác và hành động có thể đƣợc triển khai về hai hƣớng và hiểu đƣợc một trong

hai hƣớng đó gợi ra sự hiểu biết hƣớng kia” [4]. Ông đã đánh giá cao về vai trò của

tính thuận nghịch trong hoạt động nhận thức, điều này đƣợc thể hiện trong nhận xét

của Ph. Lêyven: đối với Piaget, tính thuận nghịch – đó là “con ngƣơi” của nhận

thức, đƣợc hình thành trong hệ thống, một tính chất mà trong quan hệ với nó, tất cả

các tính chất còn lại chỉ là dẫn xuất [9].

Trong công trình nghiên cứu về tƣ duy của HS của M. N. Sacđacôp có đề cập

đến tính thuận nghịch trong các mối liên hệ và quan hệ. Ông cho rằng, tính thuận

nghịch là một trong những đặc điểm về chất của các mối liên hệ và quan hệ giữa các

hiện tƣợng của hiện thực. Nó biểu hiện trong ảnh hƣởng lẫn nhau có tính chất động

giữa các thành phần của một hiện tƣợng hoàn chỉnh. Ông cũng cho rằng dòng ý

nghĩ thuận và nghịch là đặc điểm vốn có của bản thân hoạt động tƣ duy [29].

Trong công trình nghiên cứu “Tâm lý năng lực toán học của HS” [4] của Viện

sĩ V. A. Cruchetxki xuất hiện cụm từ: Tính thuận nghịch của quá trình tư duy trong

lập luận Toán học (khả năng chuyển nhanh chóng và dễ dàng từ tư duy thuận sang

tư duy đảo).

Tác giả Ia. I. Pêtrốp [24] cũng có quan niệm: hoạt động tư duy của HS diễn

biến theo chiều thuận – nghịch.

Tác giả G. Polya đã đề cập đến phép rút gọn thuận nghịch trong giải toán. Ông

quan niệm: “Việc chuyển bài toán ban đầu sang bài toán phụ sẽ gọi là phép rút gọn

thuận nghịch hoặc hai chiều, hoặc là tương đương nếu nhƣ bài toán phụ và bài toán

ban đầu là tƣơng đƣơng nhau” [22].

Các tác giả Tsukasa Hirashima và Megumi Kurayama quan tâm đến việc dạy

HS học toán bằng cách đặc biệt chú ý đến “vấn đề tư duy ngược”. Các ông đặc biệt

quan tâm đến việc mở rộng các vấn đề tƣ duy ngƣợc từ vấn đề tƣ duy thuận đã phát

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!