Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát Triển Năng Lực Nghề Nghiệp Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Đáp Ứng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Tại Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1488

Phát Triển Năng Lực Nghề Nghiệp Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Đáp Ứng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Tại Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐẶNG HỮU HIẾU

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS TRẦN THỊ THU HÀ

Hà Nội, 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân

tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết

quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố

trước đó.

Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

Hà Nội, tháng 5 năm

2021

Tác giả luận văn

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp,

đến nay luận văn “ Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên Trung học

cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục Phổ thông mới tại huyện Chương Mỹ,

thành phố Hà Nội” của tôi đã hoàn thành và được bảo vệ. Tôi xin trân trọng

cảm ơn các thầy cô giáo của khoa Quản lý Kinh tế, trường Đại học Lâm

nghiệp đã tận tâm giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho chúng tôi học tập,

nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Thu Hà -

người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã

luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn

thành luận văn.

Đề tài khó tránh khỏi có thiếu sót, rất mong nhận được những nhận xét,

chỉ bảo của quý thầy cô và đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2021

Tác giả luận văn

Đặng Hữu Hiếu

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Ý nghĩa

BCH: Ban chấp hành

CBQL: Cán bộ quản lý

GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo

GDPT: Giáo dục phổ thông

CNTT: Công nghệ thông tin

GTTB: Giá trị trung bình

GV: Giáo viên

HĐND: Hội đồng nhân dân

HS: Học sinh

NXB: Nhà xuất bản

PPDH: Phương pháp dạy học

PPGD: Phương pháp giáo dục

THCS: Trung học cơ sở.

THPT: Trung học phổ thông

TP: Thành phố

UBND: Ủy ban nhân dân

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................iii

MỤC LỤC.......................................................................................................iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP

ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI........................ 7

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên THCS7

1.1.1. Khái niệm cơ bản ............................................................................ 7

1.1.2. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên THCS .... 13

1.1.3. Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp THCS ........................ 16

1.1.4. Yêu cầu đặt ra cho giáo viên THCS đáp ứng chương trình GDPT

mới........................................................................................................... 21

1.1.5. Nội dung công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên

THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới............................ 30

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển năng lực nghề

nghiệp cho giáo viên THCS..................................................................... 33

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo

viên THCS.................................................................................................. 37

1.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương ................................................. 37

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội............. 40

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....43

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ............. 43

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 43

v

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 44

2.1.3. Khái quát về Giáo dục và Đào tạo của huyện Chương Mỹ .......... 46

2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 48

2.2.1. Phương pháp chọn điểm khảo sát................................................. 48

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 49

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................ 50

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................ 50

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 51

3.1. Thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS tại huyện

Chương Mỹ, Hà Nội................................................................................... 51

3.1.1. Nhận thức về mục tiêu của công tác phát triển năng lực nghề

nghiệp cho giáo viên THCS..................................................................... 51

3.1.2. Thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS................ 53

3.1.3. Nhận xét chung về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS.... 59

3.2. Thực trạng công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên

THCS tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội........................................................ 60

3.2.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS................. 61

3.2.2. Tự đào tạo để phát triển năng lực giáo viên THCS...................... 64

3.2.3. Công tác tự đánh giá và đánh giá đội ngũ giáo viên THCS......... 65

3.2.4. Cải thiện các chính sách cho đội ngũ giáo viên THCS................. 69

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển năng lực nghề nghiệp

cho giáo viên THCS tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội................................. 71

3.3.1. Hệ thống chính sách về phát triển năng lực nghề nghiệp............. 71

3.3.2. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về phát triển năng lực nghề

nghiệp ...................................................................................................... 75

3.3.3. Nội dung bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên .. 76

3.3.4. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục............................. 76

3.3.5. Cơ sở vật chất và tài chính phục vụ giảng dạy ............................. 78

vi

3.4. Đánh giá chung về công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo

viên THCS tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội................................................ 79

3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 80

3.4.2. Hạn chế.......................................................................................... 83

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 84

3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho

giáo viên THCS tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội........................................ 84

3.5.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về phát triển

năng lực nghề nghiệp .............................................................................. 84

3.5.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch thực hiện bồi dưỡng phát

triển năng lực nghề nghiệp...................................................................... 86

3.5.3. Tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng giáo viên nhằm phát triển

năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông

mới........................................................................................................... 88

3.5.4. Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng phát triển năng lực

nghề nghiệp cho giáo viên phù hợp với điều kiện của địa phương ........ 92

3.5.5. Tăng cường giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng phát triển

năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ....................................................... 95

3.5.6. Tăng cường các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng phát

triển năng lực nghề nghiệp...................................................................... 98

KẾT LUẬN.................................................................................................. 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104

PHỤ LỤC

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp ngành giáo dục Chương Mỹ năm học 2020 –

2021................................................................................................................. 47

Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ cấp THCS theo trình độ ....................................... 48

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát nhận thức về mục tiêu phát triển năng lực nghề

nghiệp cho giáo viên THCS ............................................................................ 52

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo

dục của giáo viên THCS ................................................................................. 53

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát năng lực dạy học của giáo viên THCS ............... 54

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực hoạt động chính trị - Xã hội

của giáo viên THCS ........................................................................................ 57

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của

giáo viên THCS............................................................................................... 58

Bảng 3.7. Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động phát triển năng lực nghề

nghiệp cho giáo viên THCS ............................................................................ 61

Bảng 3.8. Xếp loại chuẩn nghề nghiệp cán bộ quản lý, giáo viên năm học

2018 – 2019 và 2019 – 2020........................................................................... 65

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển năng

lực nghề nghiệp giáo viên THCS.................................................................... 71

Bảng 3.10. Trình độ của cán bộ quản lý giáo dục của toàn huyện ................. 77

Bảng 3.11. Xếp loại hạnh kiểm các năm học gần đây cấp THCS .................. 81

Bảng 3.12. Xếp loại học lực các năm học gần đây cấp THCS ....................... 82

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ

của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Internet, công nghệ

truyền thông đã ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế,

xã hội. Con người có thể tiếp cận với thông tin mọi lúc, mọi nơi, mỗi sản

phẩm là ra đòi hỏi chứa đựng hàm lượng chất xám ngày càng nhiều. Nền kinh

tế tri thức đang hình thành và phát triển yêu cầu xã hội phải có một nguồn

nhân lực chất lượng cao. Sự phát triển của xã hội đòi hỏi ngành giáo dục phải

nhanh chóng thay đổi mục tiêu, cách thức nhằm đào tạo ra những con người

có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu mới.

Sản phẩm của giáo dục là con người với những phẩm chất, năng lực

đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho

phát triển. Vì vậy chất lượng giáo dục là sự quan tâm hàng đầu của mọi quốc

gia trên thế giới. Đặc biệt trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ và

toàn cầu hóa hiện nay, chất lượng giáo dục là chìa khóa thành công cho nhiều

quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta cũng luôn

quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục Việt nam. Nghị quyết 29

hội nghị Trung ương 8 khóa XI khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền

giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa

và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội

ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt".

Thực hiện nghị quyết của Đảng, ngày 28 tháng 11 năm 2014 Quốc hội

nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có nghị quyết số

88/2014/QH13 về việc đổi mới chương trình, giáo dục phổ thôngphổ thông.

Nghị quyết đã khẳng định mục tiêu của chương trình đổi mới là: “... nhằm tạo

chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ

2

thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần

chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát

triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát

huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Về nội dung chương trình giáo dục

phổ thông mới nghị quyết chỉ rõ: “…nội dung giáo dục phổ thông theo

hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định

hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích

hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu

học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với

nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện

hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo

nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.”

Nhằm thực hiện nghị quyết của Đảng và Quốc hội, ngày 27 tháng 03

năm 2015 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyết định số 404/2015/QĐ￾TTg về phê duyệt đề án đổi mới giáo dục phổ thông phổ thông, một trong

những giải pháp được chú trọng là “Tổ chức tập huấn giáo viên đáp ứng yêu

cầu triển khai thực hiện chương trình mới, giáo dục phổ thông mới. Phát huy

hiệu quả các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là công nghệ thông

tin trong tổ chức tập huấn.”

Tháng 7 năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo chương

trình giáo dục phổ thông tổng thể được xây dựng theo định hướng phát triển

năng lực, phẩm chất người học, tạo môi trường cho người học phát triển hài

hòa. Theo chương trình giáo dục tổng thể nhiều môn học được tích hợp, liên

thông giúp cho việc học tập, rèn luyện của học sinh thuận lợi hơn nhằm phát

triển những năng lực phẩm chất đáp ứng yêu cầu xã hội. Theo dự thảo chương

trình phổ thông tổng thể được công bố “Chương trình giáo dục phổ thông

bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung

giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí,

3

thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong

học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp

học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy

tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra,

đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt

được mục tiêu đó”.

Nhân tố quan trọng để thực hiện thành công chương trình phổ thông

mới chính là cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục. Muốn thực

hiện tốt việc giảng dạy người giáo viên cần phải có năng lực nghề nghiệp

chuẩn mực, vì vậy công tác phát triển năng lực cho giáo viên đáp ứng chương

trình sách giao khoa phổ thông mới được đặt ra bức thiết.

Huyện Chương Mỹ là một vùng đất phía tây của thành phố Hà Nội,

kinh tế đang phát triển, người dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp và công

nhân tại các nhà máy ở trên địa bàn và các khu lân cận. Công việc cùng với

điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên các gia đình có ít thời gian chăm lo

cho việc quản lý, giáo dục con em mình. Cùng với sự phát triển của công

nghệ thông tin trên địa bàn có nhiều điểm dịch vụ Internet đã có tác động tiêu

cực đến nề nếp học tập của học sinh, một số em lười học, ham chơi, đặc biệt

là tham gia các trò chơi bạo lực trên mạng là ảnh hưởng đến sự phát triển

nhân cách.

Trong những năm qua công tác thực hiện nhiệm vụ giáo dục trên địa

bàn ngành giáo dục Chương Mỹ đã đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều

thành tích đáng kể. Tập thể cán bộ, giáo viên tích cực trong phong trào đổi

mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục góp phần nâng cao chất

lượng dạy và học từng bước hòa nhập cùng GD Thủ đô. Tuy nhiên để đáp

ứng việc dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là dạy

học tích hợp, dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thì cần phải có nhiều cố

gắng hơn nữa. Nhận thức được vấn đề này Phòng Giáo dục và đào tạo

4

Chương Mỹ đã có những chỉ đạo cụ thể, sát sao đối công tác phát triển năng

lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục, công tác phát triển năng

lực nghề nghiệp cho giáo viên trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã được triển

khai thực hiện. Xong việc nghiên cứu về công tác phát triển năng lực nghề

nghiệp của giáo viên cấp THCS trên địa bàn chưa được thực hiện thành đề tài

có tính khoa học, hệ thống nên cần một công trình có tính lý luận, mang lại

hiệu quả đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công tác.

Bản thân tôi rất mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào nâng cao

chất lượng dạy học trên địa bàn với tư cách là một thành viên trong Ban giám

hiệu nhà trường THCS Bê Tông, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội và

tham gia vào đội ngũ cốt cán của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thực hiện

các chuyên đề nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên của

huyện. Sau một thời gian học tập, nghiên cứu về công tác quản lý giáo dục tại

trường Đại học Lâm nghiệp dưới sự hướng dẫn của các giảng viên và được

tiếp cận dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới tôi nhận thấy

cần phải có những giải pháp đồng bộ, hiện đại và phù hợp để phát triển năng

lực nghề nghiệp cho giáo viên ở trường THCS đáp ứng chương trình giáo dục

phổ thông mới tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực nghề

nghiệp cho giáo viên THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới tại

huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”. Mong rằng đề tài của tôi sẽ góp phần

vào việc thực hiện tốt chủ trương đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình giáo

dục phổ thông tại huyện nhà.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác phát triển năng lực nghề

nghiệp cho giáo viên THCS huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội từ đó đề ra

các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!