Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
148
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1718

Phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU THỊ OANH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC HỌC SINH

CHO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU THỊ OANH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC HỌC SINH

CHO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Kim Linh

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả luận văn

Triệu Thị Oanh

ii

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới

Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô

giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo

điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.

Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất

đến TS. Hà Kim Linh, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp

đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo các trường tiểu học thành phố

Thái Nguyên, cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật

chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn

thành luận văn.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản

thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm

khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn

đồng nghiệp.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả luận văn

Triệu Thị Oanh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU........................................................................viii

MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................2

4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................2

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3

8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC

HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC..........5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................5

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới......................................................................5

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................7

1.2. Những khái niệm cơ bản.............................................................................10

1.2.1. Năng lực...................................................................................................10

1.2.2. Năng lực giáo dục học sinh .....................................................................11

1.2.3. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp....................................................11

1.2.4. Phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp.............11

1.3. Lý luận về năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm ở

trường tiểu học.........................................................................................12

1.3.1. Vị trí, vai trò của GVCN lớp ở trường tiểu học ......................................12

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường tiểu học.........................14

iv

1.3.3. Yêu cầu về năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học .....16

1.3.4. Năng lực giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường

tiểu học ....................................................................................................19

1.4. Phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm ở trường

tiểu học ....................................................................................................26

1.4.1. Mục tiêu phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên chủ

nhiệm ở trường tiểu học ...........................................................................26

1.4.2. Nội dung phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên chủ

nhiệm ở trường tiểu học ...........................................................................27

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực giáo dục học sinh cho GV ......34

1.5.1. Các yếu tố chủ quan.................................................................................34

1.5.2. Các yếu tố khách quan.............................................................................35

Kết luận chương 1..............................................................................................37

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC HỌC

SINH CHO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU

HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN................................................................38

2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát.....................................................................38

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................................40

2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................40

2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................40

2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát...................................................40

2.2.4. Phương pháp khảo sát..............................................................................41

2.3. Thực trạng năng lực giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp ở

các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên ...........................................41

2.3.1. Số lượng, trình độ đào tạo, thâm niên công tác của đội ngũ giáo

viên chủ nhiệm ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên ..............41

2.3.2. Nhận thức về năng lực giáo dục học sinh cần có của giáo viên chủ

nhiệm lớp ở trường tiểu học thành phố Thái Nguyên .............................42

v

2.3.3. Thực trạng năng lực giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp

ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên ........................................44

2.4. Thực trạng phát triển năng lực giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm

ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.................57

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực giáo dục học sinh của

giáo viên chủ nhiệm.................................................................................57

2.4.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động phát triển năng lực giáo dục học

sinh cho giáo viên chủ nhiệm.....................................................................60

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo

viên chủ nhiệm ..........................................................................................64

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển năng lực giáo dục

học sinh cho giáo viên chủ nhiệm ...........................................................66

2.5. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển năng lực giáo dục

học sinh cho giáo viên chủ nhiệm ở các trường tiểu học thành phố

Thái Nguyên ............................................................................................68

2.6. Đánh giá chung...........................................................................................70

2.6.1. Kết quả đạt được......................................................................................70

2.6.2. Tồn tại, hạn chế .......................................................................................71

Kết luận chương 2..............................................................................................75

Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC HỌC

SINH CHO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU

HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN................................................................76

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................76

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu.............................................................................76

3.2.2. Bảo đảm tính hệ thống.............................................................................76

3.2.3. Bảo đảm tính hiệu quả .............................................................................76

3.2.4. Bảo đảm tính khả thi................................................................................77

3.2.5. Bảo đảm tính đồng bộ..............................................................................77

vi

3.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................77

3.2. Biện pháp phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên chủ

nhiệm lớp ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.......................77

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên chủ

nhiệm lớp về phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên.........77

3.2.2. Tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm lớp về năng lực giáo dục

học sinh dựa vào năng lực .......................................................................80

3.2.3. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo hướng nâng cao năng lực giáo

dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm ....................................................84

3.2.4. Quản lý tăng cường các điều kiện để phát triển năng lực giáo dục

học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học ........................87

3.2.5. Kiểm tra, đánh giá công tác phát triển năng lực giáo dục học sinh

cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học ................................89

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................92

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp...................92

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................92

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm...........................................................................92

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................92

KẾT LUẬN ........................................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................100

PHỤ LỤC...............................................................................................................

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý

GD ĐT : Giáo dục đào tạo

GV : Giáo viên

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Tổng số lớp và số học sinh tại các trường tiểu học ở thành

phố Thái Nguyên năm học 2019-2020........................................38

Bảng 2.2. Trình độ của CB, GV các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên....39

Bảng 2.3. Thực trạng số lượng, trình độ đào tạo, thâm niên công tác

của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở các trường tiểu học thành

phố Thái Nguyên.........................................................................41

Bảng 2.4. Nhận thức về năng lực giáo dục học sinh cần có của giáo

viên chủ nhiệm lớp......................................................................43

Bảng 2.5. Thực trạng năng lực tìm hiểu đặc điểm học sinh và gia đình

học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp.........................................45

Bảng 2.6. Thực trạng năng lực chăm sóc tâm lý cho học sinh tiểu học

của giáo viên chủ nhiệm lớp .......................................................46

Bảng 2.7. Thực trạng năng lực xây dựng tập thể học sinh lớp chủ

nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp ............................................48

Bảng 2.8. Thực trạng năng lực tố chức các hoạt động giáo dục, hoạt

động tập thể, hoạt động vui chơi cho học sinh lớp chủ nhiệm

của giáo viên chủ nhiệm lớp .......................................................50

Bảng 2.9. Thực trạng năng lực sử dụng các phương pháp giáo dục của

giáo viên chủ nhiệm lớp ..............................................................52

Bảng 2.10. Thực trạng năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục

trong giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp.................53

Bảng 2.11. Thực trạng năng lực đánh giá kết quả giáo dục của giáo viên

chủ nhiệm lớp..............................................................................55

Bảng 2.12. Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực giáo dục học

sinh của giáo viên chủ nhiệm......................................................58

Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức các hoạt động phát triển năng lực giáo

dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm...........................................61

ix

Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo phát triển năng lực giáo dục học sinh cho

giáo viên chủ nhiệm ....................................................................64

Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển năng lực

giáo dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm...................................67

Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển năng lực

giáo dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm ở các trường tiểu

học thành phố Thái Nguyên ........................................................69

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp...............93

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp .................94

Biểu đồ 2.1. Thực trạng năng lực giáo dục học sinh của giáo viên chủ

nhiệm lớp ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên ..........56

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi tạo chuyển biến căn bản, toàn

diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người

và định hướng nghề nghiệp để góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền

thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng

lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

Đối với giáo dục tiểu học, đổi mới giáo dục giúp học sinh hình thành và phát

triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất

và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị

bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học

tập và sinh hoạt.

Từ năng lực của GV tiểu học như giáo viên phải có năng lực tìm hiểu học

sinh và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp, năng lực giáo

dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh, năng lực dạy học môn học

trong chương trình giáo dục, năng lực giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy

học và giáo dục, năng lực đánh giá trong giáo dục, năng lực hoạt động xã hội…

mặt khác, năng lực giáo dục HS của GVCN có vai trò quan trọng đối với công

tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học.

Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận GVCN năng lực giáo dục còn tồn tại một

số hạn chế như chưa nắm được đặc điểm tâm lý, tính cách, học lực, năng khiếu

của học sinh tiểu học; chưa nắm được đặc điểm nghề nghiệp của phụ huynh

học sinh, điều kiện gia đình học sinh, GV chưa xây dựng được kế hoạch phối

hợp, huy động sự tham gia của gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh và tổ

chức được các hoạt động giáo dục học sinh có sự phối hợp tham gia của gia

đình, xã hội …. Những hạn chế này đã ảnh hưởng tới chất lượng công tác chủ

nhiệm lớp.

Trong nhà trường tiểu học, đội ngũ GVCN lớp là cánh tay nối dài của Hiệu

trưởng đến từng học sinh để kịp thời uốn nắn những sai trái, vi phạm đạo đức của

các em. Với đặc điểm học sinh tiểu học, đang ở lứa tuổi có sự phát triển mạnh

2

về tâm lý, sinh lý; ở lứa tuổi này các em gặp rất nhiều khó khăn trong học tập

cũng như trong đời sống tình cảm. Các em rất cần có sự giáo dục, giúp đỡ của

cha mẹ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy trong các nhà

trường tiểu học, cần bồi dưỡng phát triển năng lực giáo dục học sinh cho đội

ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, để giúp họ nâng cao hiệu quả của công tác chủ

nhiệm lớp, làm tốt công tác giáo dục học sinh, góp phần phát triển toàn diện

nhân cách học sinh.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực giáo

dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học thành phố

Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng phát triển năng lực giáo

dục học sinh cho GVCN lớp ở các trường TH thành phố Thái Nguyên, đề xuất

biện pháp phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở

trường tiểu học góp phần phát triển năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên chủ

nhiệm lớp.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Phát triển năng lực giáo viên tiểu học.

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển năng lực giáo dục học sinh cho GVCN

lớp ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

4. Giả thuyết khoa học

Trong những năng gần đây, phát triển năng lực giáo dục học sinh cho

giáo viên đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên trên thực tế công tác phát

triển năng lực giáo dục cho giáo viên còn những vấn đề bất cập. Nếu nghiên

cứu được cơ sở lý luận và khảo sát được thực trạng phát triển năng lực giáo dục

học sinh của GVCN lớp sẽ là những căn cứ khoa học để đề xuất được các biện

pháp phát triển năng lực giáo dục học sinh cho đội ngũ GVCN lớp các trường

tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo

viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học.

3

- Khảo sát thực trạng phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên

chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất biện pháp phát triển năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên

chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên,tỉnh Thái Nguyên

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Việc triển khai nghiên cứu đề tài được thực hiện trong thời gian từ năm

2019 đến 2020;

- Khách thể khảo sát: Khảo sát 30 CBQL (gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó) và

75 giáo viên chủ nhiệm lớp ở 15 trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh

Thái Nguyên.

Khảo sát thực tiễn tại 15 trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh

Thái Nguyên là các trường: Trường Tiểu học Tân Thịnh, Tiểu học Gia Sàng,

Tiểu học Phúc Xuân, Tiểu học Phúc Trìu, Tiểu học Tân Cương, Tiểu học

Lương Ngọc Quyến, Tiểu học Nguyễn Huệ, Tiểu học Nha Trang, Tiểu học

Nguyễn Viết Xuân, Tiểu học Tân Lập, Tiểu học Lê Văn Tám, Tiểu học Quyết

Thắng, Tiểu học Thống Nhất, Tiểu học Tân Long, Tiểu học Cam Giá.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa

những tài liệu có liên quan về năng lực giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp,

phát triển năng lực giáo dục cho giáo viên chủ nhiệm lớp làm căn cứ xây dựng

cơ sở lý luận cho đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập những thong tin

lên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn. Thiết kế 03 mẫu phiếu hỏi

(mẫu dung cho CBQL, mẫu dung cho GV và mẫu bảng hỏi thu thông tin trên

học sinh).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!