Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm stem trong dạy học nội dung “khí lí tưởng” - vật lí lớp 12 (ct gdpt 2018)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ MINH PHƢỢNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM STEM TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG
“KHÍ LÍ TƢỞNG” - VẬT LÍ LỚP 12 (CT GDPT 2018)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ
Đà Nẵng - Năm 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ MINH PHƢỢNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM STEM TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG “KHÍ LÍ
TƢỞNG” – VẬT LÍ LỚP 12 (CT GDPT 2018)
Ngành: Lí luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH NGA
Đà Nẵng - Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng
công bố trong bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào khác.
Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 6 năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Phƣợng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình
chỉ dạy chúng tôi trong thời gian học cao học. Đặc biệt với tất cả tấm lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn thầy giáo TS. Nguyễn Thanh
Nga - Giảng viên khoa Vật lý, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
người đã dành nhiều thời gian dìu dắt, trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học, Ban Chủ nhiệm
Khoa Vật lí và Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí Trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, tổ Vật Lý – Công Nghệ,
bộ phận Thiết bị - Tổ Văn phòng và cùng các em học sinh lớp 10A3 trường Trung học
phổ thông Trần Kỳ Phong đã dành thời gian giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi
tiến hành khảo sát thực tiễn và thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với đồng nghiệp, gia đình,
người thân và các bạn học viên khóa K39 – Vật lí đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ngãi, ngày 4 tháng 6 năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Phƣợng
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ
CT GDPT Chương trình giáo dục phổ thông
ĐHNN Định hướng nghề nghiệp
PPDH Phương pháp dạy học
HĐTN Hoạt động trải nghiệm
GV Giáo viên
HS Học sinh
NL Năng lực
NL ĐHNN Năng lực định hướng nghề nghiệp
THPT Trung học phổ thông
TNSP Thực nghiệm sư phạm
VVOB Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật
KHTN Khoa học tự nhiên
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................x
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.............................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
8. Dự kiến đóng góp của đề tài ...............................................................................4
9. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH..................................................5
1.1. Cơ sở lí luận về năng lực định hƣớng nghề nghiệp của HS THPT....................5
1.1.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông .....................................5
1.1.2. Năng lực định hướng nghề nghiệp của HS THPT........................................5
1.1.3. Sự hình thành và phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của HS THPT........8
1.2. Cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm STEM cho HS THPT...........................8
1.2.1. Khái niệm về giáo dục STEM ......................................................................8
1.2.2. Mục tiêu của giáo dục STEM .......................................................................9
1.2.3. Các hình thức tổ chức giáo dục STEM.........................................................9
1.3. Hoạt động trải nghiệm STEM nhằm phát triển năng lực định hƣớng nghề
nghiệp của HS THPT ..................................................................................................11
1.3.1. Vai trò của hoạt động trải nghiệm STEM nhằm phát triển năng lực định
hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ........................................................................11
1.3.2. Biểu hiện của năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh thông qua
hoạt động trải nghiệm STEM ........................................................................................11
v
1.3.3. Biện pháp phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm STEM .................................................................................13
1.4. Quy trình xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM theo hƣớng
phát triển năng lực định hƣớng nghề nghiệp của học sinh THPT..........................13
1.4.1. Quy trình xây dựng hoạt động trải nghiệm STEM định hướng nghề nghiệp..13
1.4.2. Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM định hướng nghề nghiệp ....16
1.5. Đánh giá năng lực định hƣớng nghề nghiệp của học sinh thông qua hoạt động
trải nghiệm STEM.......................................................................................................17
1.5.1. Khái niệm đánh giá năng lực ......................................................................17
1.5.2. Nguyên tắc đánh giá năng lực học sinh trong HĐTN STEM.....................17
1.5.3. Tiêu chí phân chia các mức độ biểu hiện hành vi của năng lực định hướng
nghề nghiệp....................................................................................................................18
1.6. Thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM nhằm phát triển năng
lực định hƣớng nghề nghiệp của học sinh ở trƣờng trung học phổ thông.............21
1.6.1. Mục đích điều tra ........................................................................................21
1.6.2. Đối tượng điều tra.......................................................................................21
1.6.3. Nội dung điều tra ........................................................................................21
1.6.4. Phương pháp điều tra ..................................................................................22
1.6.5. Kết quả điều tra...........................................................................................22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................29
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM
NỘI DUNG “KHÍ LÍ TƢỞNG” - VẬT LÍ 12 (CT GDPT 2018) NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH............30
2.1. Phân tích nội dung kiến thức “ Khí lí tƣởng” – Vật lí 12 (CT GDPT 2018)...30
2.1.1. Yêu cầu cần đạt nội dung “Khí lí tưởng” – Vật lí 12 (CT GDPT 2018)....30
2.1.2. Xây dựng nội dung “Khí lí tưởng” – Vật lí 12 (CT GDPT 2018)..............31
2.2. Phân tích kiến thức nội dung “Khí lí tƣởng” gắn với một số ngành nghề ......35
2.2.1. Một số ngành nghề gắn với nội dung “Khí lí tưởng” .................................35
2.2.2. Một số chủ đề STEM nội dung “Khí lí tưởng” nhằm phát triển năng lực
định hướng nghề nghiệp của học sinh ...........................................................................36
2.3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm STEM một số kiến thức trong nội dung “Khí
lí tƣởng” – Vật lí 12 (CT GDPT 2018) nhằm phát triển năng lực định hƣớng nghề
nghiệp của HS ..............................................................................................................36
2.3.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm STEM với chủ đề “Máy nén khí mi ni”
định hướng ngành nghề cơ khí chế tạo máy..................................................................36
vi
2.3.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm STEM chủ đề “Chế tạo bộ thí nghiệm kiểm
chứng quá trình đẳng tích” định hướng phát triển ngành nghề NCKH và phát triển
công nghệ trong lĩnh vực KHTN...................................................................................40
2.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM một số kiến thức trong nội dung “Khí
lí tƣởng” – Vật lí 12 (CT GDPT 2018) theo hƣớng phát triển năng lực định hƣớng
nghề nghiệp của HS .....................................................................................................45
2.4.1. Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM chủ đề “Máy nén khí
mini” định hướng phát triển ngành nghề cơ khí chế tạo máy. ......................................45
2.4.2. Tiến trình tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong chủ đề “Chế tạo bộ
thí nghiệm kiểm chứng quá trình đẳng tích” định hướng phát triển ngành nghề NCKH
và phát triển công nghệ trong lĩnh vực KHTN..............................................................56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................70
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................71
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm..........................................................................71
3.2. Nội dung thực nghiệm..........................................................................................71
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm...................................................................71
3.4. Thời gian thực nghiệm .........................................................................................71
3.5. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm.........................................................................71
3.6. Phân tích diễn biến tiến trình thực nghiệm sƣ phạm........................................72
3.6.1. Đối với HĐTN STEM chủ đề “Máy nén khí mini” định hướng ngành nghề
cơ khí chế tạo máy.........................................................................................................72
3.6.2. Đối với HĐTN STEM chủ đề “Chế tạo bộ thí nghiệm kiểm chứng quá
trình đẳng tích” định hướng ngành nghề nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
trong lĩnh vực khoa học tự nhiên...................................................................................77
3.7. Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sƣ phạm............................................82
3.7.1. Đối với chủ đề STEM “Máy nén khí mini”................................................82
3.7.2. Đối với chủ đề STEM “Chế tạo bộ thí nghiệm kiểm chứng quá trình
đẳng tích” ......................................................................................................................85
3.8. Đánh giá định lƣợng kết quả thực nghiệm sƣ phạm.........................................87
3.8.1. Lượng hoá các mức độ biểu hiện hành vi...................................................87
3.8.2. Đánh giá sự phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh.....88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................98
PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1. Cấu trúc NL ĐHNN của HS THPT trong HĐTN STEM 7
1.2.
Công cụ đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh
trong hoạt động trải nghiệm STEM
18
1.3.
Mức độ quan trọng của công tác định hướng nghề nghiệp ở
trường THPT
22
1.4. Mức độ tham gia vào công tác ĐHNN của GV 22
1.5. Các hình thức tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho HSTHPT 23
1.6. Đánh giá của GV về công tác ĐHNN trong trường THPT hiện nay 23
1.7.
Mức độ Thầy (Cô) tổ chức dạy học theo các hình thức của giáo
dục STEM
24
1.8. Mức độ cần thiết của HĐTN STEM nhằm phát triển NL ĐHNN 24
1.9.
Mức độ hứng thú của GV về việc tổ chức các HĐTN STEM
nhằm phát triển NL ĐHNN
24
1.10.
Mức độ Thầy (Cô) tổ chức dạy học theo các học theo các HĐTN
STEM nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của HS
25
1.11. Kết quả về vấn đề định hướng nghề nghiệp ở trường THPT 25
1.12.
Kết quả về việc tổ chức HĐTN STEM nhằm phát triển năng lực
định hướng nghề nghiệp ở trường THPT
26
2.1. Yêu cầu cần đạt nội dung 30
2.2. Một số ngành nghề chủ yếu gắn với nội dung “Khí lí tưởng” 35
2.3.
Bảng gợi ý một số chủ đề STEM nhằm phát triển năng lực định
hướng nghề nghiệp của học sinh trong nội dung “Khí lí tưởng”
36
2.4. Các yếu tố S, T, E, M trong chủ đề “Máy nén khí mini” 39
2.5.
Phân bố thời gian kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề
STEM “Máy nén khí mini”
40
2.6.
Các yếu tố S, T, E, M trong chủ đề “Chế tạo bộ thí nghiệm kiểm
chứng quá trình đẳng tích”.
43
2.7.
Phân bố thời gian kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề
STEM “chế tạo bộ thí nghiệm kiểm chứng quá trình đẳng tích”
44
2.8.
Tiêu chí đánh giá NL ĐHNN của HS trong hoạt động trải nghiệm
STEM chủ đề máy nén khí mini” định hướng ngành nghề cơ khí
53
viii
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
chế tạo máy.
2.9.
Ma trận đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp của HS trong
hoạt động trải nghiệm STEM chủ đề máy nén khí mini”
56
2.10.
Tiêu chí đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp của HS trong
hoạt động trải nghiệm STEM định hướng nghề nghiệp NCKH
65
2.11.
Ma trận đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp của HS trong
hoạt động trải nghiệm STEM định hướng nghề nghiệp NCKH
69
3.1. Danh sách học sinh thực nghiệm 72
3.2. Đánh giá mức độ biểu hiện hành vi NL ĐHNN qua chủ đề 1 84
3.3. Đánh giá mức độ biểu hiện hành vi NL ĐHNN qua chủ đề 2 87
3.4.
Lượng hóa các mức độ đạt được của từng hành vi NL ĐHNN của
HS
88
3.5. Tỉ lệ phần trăm đánh giá các mức độ NL ĐHNN của HS 88
3.6. Các mức độ HS đạt được ở năng lực thành tố thứ 1 qua hai chủ đề 89
3.7. Các mức độ HS đạt được ở năng lực thành tố thứ 2 qua hai chủ đề 90
3.8. Các mức độ HS đạt được ở năng lực thành tố thứ 3 qua hai chủ đề 91
3.9. Đánh giá tổng thể NL ĐHNN của HS qua hai chủ đề 93
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
1.1. Hứng thú của HS qua các nội dung của ĐHNN 27
1.2. Mức độ lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai 27
1.3. Lí do lựa chọn ngành/nghề 28
1.4. Những khó khăn thường gặp khi lựa chọn nghề 28
3.1.
Phần trăm điểm số HS đạt được ở NL thành tố thứ 1 qua hai
chủ đề
89
3.2.
Phần trăm điểm số HS đạt được ở NL thành tố thứ 2 qua hai
chủ đề
91
3.3.
Phần trăm điểm số HS đạt được ở NL thành tố thứ 3 qua hai
chủ đề
92
3.4. Phần trăm điểm số NL ĐHNN mà HS đạt được qua 2 chủ đề 93
x
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
1.1. Quy trình thiết kế HĐTN STEM theo hướng phát triển NLĐHNN 14
2.1. Chuyển động hổn loạn của các phân tử khí 32
3.1. Nhóm 2 phát biểu nhiệm vụ cần thực hiện 73
3.2.
Nhóm 2 và nhóm 5 tìm hiểu thực tế tại các cơ sở có sử dụng máy
nén khí (cơ sở sữa chữa bảo trì xe máy và vơ sở gia công chế
biến đồ gỗ)
74
3.3. Nhóm 6 trình bày thảo luận ý tưởng chế tạo máy nén khí mini 74
3.4. Các nhóm trình bày bản thiết kế máy nén khí mini 75
3.5. Các nhóm chế tạo máy nén khí mini 76
3.6. Sản phẩm máy nén khí mini và vận hành thử nghiệm của nhóm 2 76
3.7. Nhóm 6 trình bày sản phẩm máy nén khí mini 77
3.8.
GV đặt vấn đề đối với HĐTN STEM chủ đề “Chế tạo bộ TN
kiểm chứng định luật Sac-lơ” và hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin
về ngành nghề
78
3.9.
HS tìm hiểu về một số bộ TN kiểm chứng quá trình đẳng tích và
quy trình kiểm chứng kiến thức
79
3.10. HS đưa ra ý tưởng thiết kế bộ TN kiểm chứng quá trình đẳng tích 79
3.11.
Các nhóm trình bày bản thiết kế bộ thí nghiệm kiểm chứng quá
trình đẳng tích 80
3.12. Các nhóm chế tạo bộ thí nghiệm kiểm chứng quá trình đẳng tích 81
3.13.
Nhóm 2 trình bày sản phẩm bộ thí nghiệm kiểm chứng quá trình
đẳng tích
82
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là xu thế tất yếu
của nền kinh tế tri thức đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, để
phù hợp với sự phát triển của đất nước thì người lao động không chỉ đơn thuần là có
kiến thức mà còn phải năng động sáng tạo, có kiến thức kĩ năng mang tính chuyên
nghiệp, có năng lực giải quyết vấn đề một cách linh hoạt trước mọi tình huống khó
khăn, phức tạp của công việc và cuộc sống. Những phẩm chất, năng lực đó không phải
có trong mỗi con người mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình học tập và
trải nghIệm. Do đó ngành giáo dục nước ta không ngừng đổi mới, trong đó cần quan
tâm đến đổi mới phương pháp dạy học, gây hứng thú trong hoạt động nhận thức, giúp
học sinh trải nghiệm và xâm nhập vào thực tế, chủ động tích cực trong việc giải quyết
các vấn đề thực tiễn, từ đó có thể hình dung được nghề nghề nghiệp phù hợp với mình
trong tương lai. Điều đó hoàn toàn phù hợp với tinh thần nghị quyết số 29 – NQ/TW là
học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với xã hội.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục & Đào tạo
cũng nêu rõ: “...Giáo dục khoa học tự nhiên giúp học sinh dần hình thành và phát
triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến
thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời cùng với các môn
Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học thực hiện giáo dục STEM, một
trong những xu hướng giáo dục được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới và được
quan tâm thích đáng trong đổi mới giáo dục phổ thông của Việt Nam “.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM giúp học sinh liên kết các kiến thức khoa
học và toán học để áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Giáo dục
STEM giúp học sinh tư duy, giải quyết vấn đề dựa trên sơ sở khoa học chặt chẽ và có
tính ứng dụng thực tế cao. Khi tham gia các hoạt động trải nghiệm STEM, năng lực
định hướng nghề nghiệp của HS sẽ dần được hình thành.
Hiện nay ở các trường phổ thông, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh
chưa thực sự được quan tâm, việc định hướng nghề nghiệp chỉ mới dừng lại ở một
buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, đồng thời hình thức tổ chức cũng như nội dung hướng
nghiệp và chất lượng của đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp chưa cao. Do
đó học sinh khi đã lên lớp 12 vẫn không có được năng lực định hướng nghề nghiệp
nên thường lúng túng khi chọn khối ngành hoặc trường để thi đại học, thậm chí có học
2
sinh đã thi đậu đại học nhưng khi học một thời gian thì lại thấy không đam mê, không
phù hợp với sở trường, tính cách hay năng lực của mình nên bỏ học, thi lại đại học.
Từ những vấn đề trên cho thấy việc hình thành và phát triển năng lực định hướng
nghề nghiệp của học sinh là rất cần thiết, thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm
STEM sẽ giúp học sinh xác định chính xác năng lực và sở trường của bản thân, giúp
HS xác định các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội, các đặc điểm, yêu cầu và nhu cầu
nghề nghiệp trong hiện tại và tương lai. Đó cũng là vấn đề hết sức cấp thiết và mang
tính thời sự trong giáo dục hiện nay. Đồng thời, trong dạy học các môn khoa học ở
trường THPT, đặc biệt là trong môn Vật lí có rất nhiều cơ hội để phát triển năng lực
định hướng nghề nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm STEM.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Phát triển năng lực định hướng
nghề nghiệp của học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong
dạy học nội dung “Khí lí tưởng” – Vật lí lớp 12 ( CT GDPT 2018).
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết trong những năm gần đây, đã có một số luận
văn về tổ chức hoạt động trải nghiệm và dạy học chủ đề STEM, luận văn về phát triển
năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh như:
Luận văn thạc sĩ của Lê Văn Quang (2018), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ
đề “Máy điện” – Vật lí 12 theo định hướng giáo dục STEM”, do TS. Nguyễn Thanh
Nga trường ĐH sư phạm TPHCM hướng dẫn. Trong luận văn này, tác giả đã tổ chức
hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM với các chủ đề: máy phát điện,
động cơ điện, máy biến thế – Vật lí 12.
Luận văn thạc sĩ của Hà Mạnh Đạt (2019), “Tổ chức hoạt động dạy một số kiến
thức về nguồn điện xoay chiều theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh THPT”,
do TS. Nguyễn Quang Linh trường ĐH sư phạm – ĐH Thái Nguyên hướng dẫn. Trong
luận văn này, tác giả đã tổ chức hoạt động dạy một số kiến thức về nguồn điện xoay
chiều theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh THPT.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Y Phụng (2018), “Tổ chức dạy học dự án một số
kiến thức Vật lí 10 THPT nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh” do TS. Nguyễn
Thanh Nga trường ĐH sư phạm TPHCM hướng dẫn. Trong luận văn này, tác giả đã tổ
chức dạy học dự án: cuộc đua kì thú, năng lượng tiềm ẩn, sa bàn trường em, cánh tay
robot, hệ thống tưới nước cho vườn rau trường em nhằm định hướng nghề nghiệp cho
học sinh khối 10.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Diện (2020), “Phát triển năng lực định hướng
nghề nghiệp của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương:
“Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” vật lí 10”, do TS. Lê Thanh Huy trường ĐH sư