Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương dòng điện xoay chiều - vật lí 12
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------
TRƢƠNG THỊ NGUYÊN TRÂM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH
THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” - VẬT LÍ 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ
Đà Nẵng – Năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------
TRƢƠNG THỊ NGUYÊN TRÂM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH
THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” - VẬT LÍ 12
Ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật Lí
Mã số : 8.14.01.11
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHÙNG VIỆT HẢI
Đà Nẵng – Năm 2020
III
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................................................4
2.1. Nghiên cứu về dạy học trải nghiệm trên thế giới.........................................................4
2.2. Nghiên cứu về dạy học trải nghiệm ở Việt Nam..........................................................6
3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................................7
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................7
6. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................................8
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................8
8. Đóng góp của đề tài ............................................................................................................9
9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................................9
NỘI DUNG..............................................................................................................................10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ..................................................................10
1.1. Hoạt động trải nghiệm của học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông ..............10
1.1.1. Khái niệm về hoạt động trải nghiệm.......................................................................10
1.1.2. Bản chất của hoạt động trải nghiệm........................................................................12
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm.......................................................................12
1.1.4. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông năm
2018...................................................................................................................................13
1.1.5. Nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí .............................................15
1.1.6. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí ...............................15
1.1.7. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí ..........................19
1.1.8. Quy trình thiết kế một hoạt động trải nghiệm.........................................................20
1.2. Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh qua hoạt động trải nghiệm .23
1.2.1. Khái niệm về hướng nghiệp ....................................................................................23
1.2.2. Lý thuyết cây nghề nghiệp ......................................................................................24
1.2.3. Quy trình hướng nghiệp cho học sinh.....................................................................25
1.2.4. Khái niệm, cấu trúc và các chỉ báo của năng lực định hướng nghề nghiệp............26
1.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm chương “Dòng điện xoay chiều” - Vật lý 12
theo hướng phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp ở một số trường THPT trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam....................................................................................................................28
1.3.1. Mục đích điều tra ....................................................................................................28
1.3.2. Phương pháp điều tra ..............................................................................................28
1.3.3. Đối trượng điều tra..................................................................................................29
1.3.4. Kết quả điều tra .......................................................................................................29
1.4. Đề xuất biện pháp phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong dạy
học vật lí................................................................................................................................36
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN
IV
THỨC “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU”- VẬT LÍ 12 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP ...................................................................40
2.1. Đặc điểm kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều”– Vật lí 12 và việc thiết kế các
hoạt động trải nghiệm hướng phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp.........................40
2.1.1. Cấu trúc logic kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” – Vật lí 12 ...................40
2.1.2. Vai trò của các kiến thức về “Dòng điện xoay chiều” đối với đời sống và kĩ thuật42
2.1.3. Sự hạn chế trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” hiện nay trong việc phát
triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh .......................................................58
2.1.4. Hoạt động trải nghiệm với việc phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho
học sinh trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” – Vật lí 12 ...............................59
2.2. Xây dựng hoạt động trải nghiệm vận dụng kiến thức về Dòng điện xoay chiều - Vật lí
12...........................................................................................................................................59
2.2.1. Khái quát về các hoạt động trải nghiệm vận dụng kiến thức về chương “Dòng điện
xoay chiều”........................................................................................................................59
2.2.2. Xây dựng các hoạt động trải nghiệm cụ thể theo hướng phát triển năng lực định
hướng nghề nghiệp cho học sinh.......................................................................................61
2.3. Thiết kế kế hoạch tổ chức dạy học cụ thể một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học
chương “Dòng điện xoay chiều”...........................................................................................95
2.3.1. Xác định chuỗi các hoạt động dạy học và thời gian dự kiến trong chuyên đề 1 96
2.3.2. Xác định chuỗi các hoạt động dạy học và thời gian dự kiến trong chuyên đề 2 98
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................................................................101
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ............................................................................101
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ...........................................................................101
3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm .............................................................101
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.............................................................................101
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm .....................................................................................102
3.5.1. Phân tích diễn biến và đánh giá địnhtính..............................................................102
3.5.2. Đánh giá địnhlượng ..............................................................................................110
3.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm.........................................119
3.6.1. Thuận lợi ...............................................................................................................119
3.6.2. Khó khăn ...............................................................................................................119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................121
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................123
VII
DANH MỤC BẢNG
Số
hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1 Cấu trúc các thành tố và các chỉ báo của năng lực định hướng nghề
nghiệp
27
2.1 Các hoạt động trải nghiệm trong dạy học kiến thức chương “Dòng
điện xoay chiều” 60
2.2 Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến ngành nghề điện 62
2.3 Kế hoạch thực hiện hoạt động 1: Dòng điện xoay chiều trong một
số ngành nghề.
63
2.4 Tiêu chí đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp trong hoạt
động 1. 65
2.5 Tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động 1 67
2.6 Kế hoạch thực hiện hoạt động 2: Quấn máy biến áp và khảo sát các
thông số kỹ thuật. 69
2.7 Tiêu chí đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp trong hoạt
động 2. 70
2.8 Tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động 2. 71
2.9 Kế hoạch thực hiện hoạt động 3: Tham quan cơ sở chữa cơ điện
lạnh Anh Dũng ở Hương An, Quế Sơn. 73
2.10 Tiêu chí đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp trong hoạt
động 3. 75
2.11 Tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động 3. 77
2.12 Kế hoạch thực hiện hoạt động 4: Chế tạo máy phát điện bằng sức
gió. 79
2.13 Tiêu chí đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp trong hoạt
động 4. 80
2.14 Tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động 4. 82
2.15 Kế hoạch thực hiện hoạt động 5: Tìm hiểu công năng của máy bơm
nước, máy giặt. 84
2.16 Tiêu chí đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp trong hoạt
động 5. 85
2.17 Tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động 5. 87
2.18 Kế hoạch thực hiện hoạt động 6: Khám phá đèn kiểm tra mạch điện
trong gia đình 89
2.19 Tiêu chí đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp trong hoạt
động 6. 90
2.20 Kế hoạch thực hiện hoạt động 7: Lắp đặt một số thiết bị điện trong
gia đình (mạch điện cầu thang, mạch điện đèn huỳnh quang) 92
2.21 Tiêu chí đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp trong hoạt
động 7. 94
2.22 Tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động 7. 95
2.23 Chuỗi các hoạt động dạy học và thời gian dự kiến thực hiện trong
chuyên đề 1
96
VIII
2.24 Chuỗi các hoạt động dạy học và thời gian dự kiến thực hiện trong
chuyên đề 2
98
3.1 Kết quả phiếu đánh giá của các nhóm trong hoạt động tìm hiểu thế
giới nghề nghiệp
110
3.2 Kết quả phiếu đánh giá của giáo viên về sản phẩm hoạt động tìm
hiểu thế giới nghề nghiệp
110
3.3 Kết quả phiếu đánh giá của giáo viên về năng lực định hướng nghề
nghiệp trong hoạt động tìm hiểu thế giới nghề nghiệp
111
3.4 Kết quả phiếu đánh giá của các nhóm trong hoạt động lắp mạch
điện
111
3.5 Kết quả phiếu đánh giá của giáo viên về sản phẩm hoạt động lắp
mạch điện
112
3.6 Kết quả phiếu đánh giá của giáo viên về năng lực định hướng nghề
nghiệp trong hoạt động lắp mạch điện
112
3.7 Kết quả phiếu đánh giá của giáo viên về năng lực định hướng nghề
nghiệp trong hoạt động khám phá đèn kiểm tra thông mạch. 113
3.8 Kết quả phiếu đánh giá của các nhóm trong hoạt động tham quan
cơ sở nghề.
113
3.9 Kết quả phiếu đánh giá của giáo viên về sản phẩm hoạt động tham
quan cơ sở nghề.
114
3.10 Kết quả phiếu đánh giá của giáo viên về năng lực định hướng nghề
nghiệp trong hoạt động tham quan cơ sở nghề.
114
3.11 Kết quả phiếu đánh giá của các nhóm trong hoạt động tìm hiểu
công năng của máy bơm nước, máy giặt. 114
3.12 Kết quả phiếu đánh giá của giáo viên về sản phẩm hoạt động tìm
hiểu công năng của máy bơm nước, máy giặt. 115
3.13 Kết quả phiếu đánh giá của giáo viên về năng lực định hướng nghề
nghiệp trong hoạt động tìm hiểu công năng của máy bơm nước,
máy giặt.
115
3.14 Kết quả đánh giá chung của các nhóm 116
3.15 Kết quả đánh giá của mỗi thành viên trong nhóm 1 116
3.16 Kết quả đánh giá của mỗi thành viên trong nhóm 2 117
3.17 Kết quả đánh giá của mỗi thành viên trong nhóm 3 117
3.18 Kết quả đánh giá của mỗi thành viên trong nhóm 4 118
IX
DANH MỤC HÌNH
Số
hiệu
hình
Tên hình Trang
1.1 Quy trình thiết kế một hoạt động trải nghiệm 20
1.2 Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp 25
2.1 Sơ đồ cấu trúc chương “Dòng điện xoay chiều” 41
2.2 Ký hiếu máy biến thế hai dây quấn 44
2.3 Xác định kích thước lõi thép chữ E, U 45
2.4 Phương pháp làm khuôn quấn dây có tai 47
2.5 Cấu tạo của tuabin gió 51
2.6 Sơ đồ khối đèn huỳnh quang 56
2.7 Sơ đồ mắc mạch điện đèn huỳnh quang 56
2.8 Sơ đồ mạch điện cầu thang 57
2.9 Thiết bị kiểm tra sự thông mạch 88
2.10 Linh kiện lắp đặt mạch đèn cầu thang và mạch đèn huỳnh quang 92
3.1 Học sinh báo cáo hoạt động tìm hiểu thế giới nghề nghiệp 103
3.2 Hình ảnh học sinh thực hiện hoạt động lắp mạch điện 104-105
3.3 Hình ảnh học sinh sử thiết bị kiểm tra thông mạch điện 106
3.4 Hình ảnh học sinh thực hiện hoạt động tham quan cơ sở nghề 107
3.5 Hình ảnh học sinh thực hiện hoạt động tìm hiểu máy bơm nước,
máy giặt. 108
3.6 Hình ảnh học sinh định hướng nghề nghiệp tương lai 109
X
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
1.1 Mức độ quan tâm của giáo viên đến việc định hướng nghề nghiệp
cho học sinh khi dạy kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” 30
1.2 Ngành nghề mà giáo viên đã giới thiệu cho học sinh khi dạy học
kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” 30
1.3 Mức độ quan tâm của giáo viên trong việc cung cấp thông tin liên
quan đến ngành nghề trong dạy học một đơn vị kiến thức.
31
1.4 Hình thức giáo viên tổ chức hoặc dự kiến tổ chức để phát triển
năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 31
1.5
Mức độ quan tâm của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm để phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học
sinh trong dạy học bộ môn vật lí.
32
1.6
Trong học tập bộ môn vật lí các em đã được thầy cô tổ chức tham
quan hoặc được yêu cầu tự tham quan về một cơ sở nghề nào
chưa.
33
1.7 Trong thời gian học tập ở trường em đã được tư vấn định nghề
nghiệp như thế nào. 33
1.8 Trong học tập chương “Dòng điện xoay chiều”, em đã được yêu
cầu tìm hiểu về ngành nghề nào? 34
1.9
Trong học tập chương “Dòng điện xoay chiều”, thầy cô có cung
cấp thông tin liên quan đến ngành nghề mà em cần biết như: nhu
cầu tuyển dụng, nhu cầu việc làm, cách thức tuyển dụng,…
34
1.10 Sau khi tốt nghiệp THPT, em dự kiến sẽ chọn con đường đi như
thế nào. 35
1.11 Tiêu chí chọn nghề của em là gì. 36
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau 30 năm đổi mới đất nước ta đã từng bước phát triển về mọi mặt về kinh tế
xã hội, khoa học-kỹ thuật. Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công
nghệ và khoa học giáo dục; trước những đòi hỏi hội nhập quốc tế, đất nước rất cần các
nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại
hóa. Để đáp ứng được các yêu cầu đó việc đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp
thiết và đó cũng là xu thế chung của thế giới. Các quốc gia đã không ngừng đổi mới
giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho thế hệ tương lai nền tảng
kiến thức, kỹ năng vững chắc để có thể thích nghi với thời đại mới.
Trong tình hình đó, ngày 4/11/2013, Ban chấp hành Hội nghị Trung ương 8
khóa XI đã ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”, Nghị quyết đã xác định rõ
mục tiêu đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến
khích học tập suốt đời. Trong nghị quyết nhiệm vụ được đặt ra là “Đổi mới chương
trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy
người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện
đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn”. Và giải pháp thực hiện là đa dạng hóa nội dung, tài liệu học
tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu
học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
2
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích
hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực
nghề nghiệp cho người học.[1]
Đây là bước chuyển biến quan trọng trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Qua đây,
cho thấy ngành giáo dục việt Nam đã có sự đổi mới căn bản về mọi mặt, không chỉ là
nội dung mà đổi mới tích cực phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học và
phương tiện dạy học, để phù hợp với sự phát triển chung trong giáo dục trên thế giới.
Tuy nhiên trong thực tế sự thay đổi này chưa triệt để, vẫn còn chú trọng việc truyền
đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng
lực của học sinh; nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người và chưa coi trọng hướng nghiệp.
Mà định hướng nghề nghiệp là điều tối quan trọng và cần thiết đối với học sinh phổ
thông trung học. Việc các em lựa chọn nghề nghiệp cho mình trong tương lai rất quan
trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chính học sinh đó trong tương lai.
Bên cạnh đó, hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu là dạy học trên lớp, chưa coi
trọng việc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Đặc biệt là với bộ môn
Vật lí, đây là một bộ môn khoa học thực nghiệm và có rất nhiều ứng dụng trong cuộc
sống, thì rất cần các tiết thực hành và các hoạt động trải ngiệm để các em được tìm
hiểu kiến thức mới qua việc làm cụ thể hoặc trong quá trình thực nghiệm học sinh sẽ
định hướng được cho mình nghề nghiệp trong tương lai. Việc áp dụng các hình thức
dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp cho học sinh có cơ hội tìm tòi mở
rộng thêm kiến thức từ nền tảng kiến thức cũ hoặc ít nhất là biết vận dụng những kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống của bản thân vào thực tiễn cuộc sống, từ đó giúp học
sinh nhìn nhận ra mình có thực sự phù hợp hay yêu thích công việc này hay không để
định hướng chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Trước thực trạng đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 “về
đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, góp phần đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo.
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi
mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản,
toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người
3
và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng nề về truyền thụ kiến
thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện.”[20]
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành ngày 26 tháng 12
năm 2018 đã cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức
phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học
suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài
hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ
đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước
và nhân loại.[3] Và trong đó hoạt động trải nghiệm được xem là hoạt động giáo dục
rất quan trọng, nó được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Mặt khác, trong hoạt
động trải nghiệm có tập trung vào việc hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp.
Cụ thể là trong khung chương trình ta nhận thấy hoạt động trải nghiệm chiếm 105
tiết/năm ở cấp tiểu học, sang cấp THCS và THPT thì có thêm hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp cũng chiếm 105 tiết/năm học, chiếm một thời lượng không hề nhỏ trong
khung chương trình.
Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy chương trình Vật lí 12, tôi nhận thấy
kiến thức trong chương “Dòng điện xoay chiều” có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và
cũng rất thiết thực với học sinh trong đời sống hằng ngày, nhất là nó có mối liên hệ
mật thiết với một ngành nghề trong tương lai. Tuy nhiên trong khi dạy chương này đa
phần giáo viên chỉ cho học sinh tìm hiểu kiến thức đơn thuần về các lý thuyết, áp dụng
công thức để giải được các bài tập từ dễ đến khó, hay trong phần máy điện chỉ tìm hiểu
về cấu tạo và nguyên lý hoạt động trên giấy tờ thì rất trừu tượng và dễ làm học sinh
chán nản, không quan tâm. Vì vậy tôi thiết nghĩ giáo viên có thể tổ chức cho học sinh
tìm tòi nghiên cứu kỹ hơn các kiến thức về chương dòng điện xoay chiều thông qua
các hoạt động trải nghiệm theo hướng phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp;
qua đó sẽ tạo cơ hội cho học sinh được bộc lộ tư duy sáng tạo của bản thân, phát huy
được năng lực tự học và hiểu rõ hơn kiến thức mình vừa học; đồng thời trong quá trình
thiết kế xây dựng các mô hình và đi thực tế sẽ hình thành cho học sinh năng lực định
hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai.
Xuất phát từ các lí do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực định hướng
nghề nghiệp cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
chương Dòng điện xoay chiều - Vật lí 12” để làm đề tài nghiên cứu.
4
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về dạy học trải nghiệm trên thế giới
Nửa đầu thế kỉ XX, một triết lý giáo dục mới đã được nhà giáo dục người Mỹ,
John Dewey (1859-1952) đề xướng nhằm cải cách giáo dục nhân loại. Tư tưởng triết
học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của ông đã bao trùm đời sống trí thức Mỹ, ảnh hưởng
lớn, làm thay đổi nền giáo dục Mỹ và nhiều nước. Ông đã viết nhiều tác phẩm như
“Dân chủ và giáo dục” năm 1916 [8], “Kinh nghiệm và giáo dục” năm 1938 [7], “John
Dewey về giáo dục” ... Nhìn chung các tác phẩm đều hướng tới việc nhà trường có
nhiệm vụ tạo ra điều kiện tốt nhất để người học phát huy năng lực và tư duy qua việc
trải nghiệm vào đời sống xã hội. Nhà trường và giáo viên phải tạo ra môi trường để
người học được trải nghiệm các hoạt động chứa đựng cả những tình huống khó khăn,
để từ đó họ tự tìm tòi, xây dựng kiến thức thông qua “kinh nghiệm” và “tư duy”, qua
“trải nghiệm” của họ. Người học được khuyến khích tham gia các hoạt động của nhà
trường, của lớp học một cách sáng tạo.
Vào thế kỷ XX, các nhà giáo dục Xô Viết: N.V.Savin, T.A.Ilina, B.P.Êxipốp,
M.A.Đannhilốp, N.G.Kazanxki, Iu.K.Babanxki,… khi đề cập tới lý thuyết dạy học đã
đề cập tới nhiều yếu tố tham gia quá trình dạy học và đề cao vai trò tích cực của người
học với tư cách là chủ thể tồn giữ kinh nghiệm tương tác với nhau dưới sự dẫn dắt của
thầy. Cuối thế kỷ XX, các tác giả Guy Brauseau, Claude Comiti… Viện đào tạo giáo
viên (IUFM) ở Gremnoble (Pháp) đã đưa ra cấu trúc dạy học gồm 4 yếu tố: người học
– người dạy – nội dung – môi trường. Môi trường được nhấn mạnh và là những tình
huống dạy học do giáo viên tạo ra, còn người học dựa trên kinh nghiệm đã có tham
gia giải quyết tình huống để qua đó lĩnh hội được tri thức. Cơ chế tác động giữa vai trò
chủ đạo của thầy, sự tương tác kinh nghiệm của trò và môi trường có tính học thuật
góp phần thúc đẩy hoạt động của trò.
R.Roy Singh, nhà giáo dục Ấn Độ với cuốn sách: “Nền giáo dục cho thế kỷ
XXI: Những triển vọng của Châu Á – Thái Bình Dương” đã dựa trên đặc điểm phát
triển thế giới để khẳng đinh rằng trong thế kỷ XXI, nền giáo dục phải tập trung giáo
dục con người sáng tạo, có kỹ năng hợp tác. Để đạt mục tiêu đó, giáo dục phải có
phương pháp, hình thức phù hợp. Một trong những phương pháp dạy học đạt được
mục tiêu trên là đưa học sinh vào các mối quan hệ xã hội mà trước tiên là các nhóm
5
bạn trong học tập để qua đó được tiếp xúc, bộc lộ, được trải nghiệm, khẳng định mình
và biết kìm nén khi cần. Ông nhấn mạnh: “Sự hoàn thiện của hoạt động học là sự chia
sẻ, người ta càng học càng khát khao sự chia sẻ”.
David A. Kolb, nhà giáo dục Mỹ đã kế thừa triết lý giáo dục của John Dewey
và có nhiều nghiên cứu về lý thuyết học tập trải nghiệm. Ông có một số ấn phẩm tập
trung vào kinh nghiệm học tập, cá nhân và thay đổi xã hội,... trong đó có cuốn sách
“Học qua trải nghiệm”. Tác giả thể hiện rõ ràng rằng học tập là một tiến trình xã hội,
dựa trên việc trau dồi kinh nghiệm. Ông nói nhiều về môi trường học tập nằm ngoài
trường lớp: nơi làm việc, gia đình, cộng đồng. Tác giả cũng ghi lại những chuyến đi và
gặp gỡ các nhà tư tưởng từng đặt nền móng cho “học tập dựa trên kinh nghiệm”. Mục
đích của ông là chia sẻ kinh nghiệm từ những trải nghiệm trong quá trình dạy học của
ông, những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và thực tiễn. Ông trình bày lý thuyết về học
tập qua kinh nghiệm và ứng dụng trong giáo dục, công việc và nâng cao sự trưởng
thành của lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Theo quan điểm của UNESCO (2010), việc học của sinh viên cần khuyến khích
và phát triển tư duy phê phán, tự định hướng giải quyết vấn đề một cách chủ động qua
trải nghiệm. Cách học này thường tiến hành theo hướng: phỏng vấn, tổng hợp ý tưởng,
thực hiện kỹ năng, từ đó suy tưởng, phản hồi thông tin và áp dụng ý tưởng, kỹ năng đó
vào tình huống mới.
Ngoài ra, cũng có một số trường Đại học có uy tín đã đi đầu trong việc ứng
dụng “học tập qua kinh nghiệm” vào đào tạo sinh viên. Theo đó, sinh viên được tham
gia tình huống thực tế, phải có đề tài mô phỏng kinh nghiệm học tập hàng năm (Đại
học Havard); có các khóa học trải nghiệm để giải quyết các vấn đề trong học tập gắn
với thực tế - làm việc với các tập đoàn trên thế giới (Đại học California); cho phép
sinh viên vừa học vừa làm, chương trình cung cấp cách để sinh viên có thể áp dụng nội
dung học vào thực tế, có sự tương tác qua các dự án, hội thảo với doanh nghiệp (Đại
học North Western); cung cấp cơ hội học hỏi kinh nghiệm cho sinh viên qua các dịch
vụ kinh doanh và tư vấn tài chính (Cao đẳng Babson – Mỹ),… Mục tiêu của các
chương trình này giúp sinh viên được trải nghiệm, khám phá qua nhiều hoạt động khác
nhau để phát triển hiểu biết và kinh nghiệm trong học tập gắn với thực tế nghề
nghiệp.[2]