Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4,5 qua hệ thống câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------------
TRẦN THỊ NHUNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI LIÊN HỆ, SO SÁNH, KẾT NỐI
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
ĐÀ NẴNG – Năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------------
TRẦN THỊ NHUNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI LIÊN HỆ, SO SÁNH, KẾT NỐI
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8140101
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUỲNH NGA
Đà Nẵng – Năm 2020
v
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
GV Giáo viên
HS Học sinh
NL Năng lực
CT Chương trình
DH Dạy học
NL CTVH Năng lực cảm thụ văn học
CTVH Cảm thụ văn học
GD Giáo dục
CT GD Chương trình giáo dục
SGK Sách giáo khoa
TH Tiểu học
TB Trung bình
TN Thực nghiệm
ĐC Đối chứng
TNSP Thực nghiệm sư phạm
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 3.1
Hệ thống câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối trong Tiếng
Việt lớp 4
39
Bảng 3.2
Hệ thống câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối trong Tiếng
Việt lớp 5
44
Bảng 5.1
Bảng thống kê kết quả thực nghiệm bằng bộ câu hỏi
đánh giá NL CTVH ở trường TH Huỳnh Ngọc Huệ
100
Bảng 5.2
Bảng thống kê kết quả thực nghiệm bằng bộ câu hỏi
đánh giá NL CTVH ở trường TH Bế Văn Đàn 100
Bảng 5.3
Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm bằng bộ câu hỏi
đánh giá NL CTVH
101
Bảng 5.4
Kết quả điểm số của 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối
chứng
101
Bảng 5.5
Bảng thống kê kết quả thực nghiệm bằng bài kiểm tra tự
luận ở trường TH Huỳnh Ngọc Huệ và TH Bế Văn Đàn 102
Bảng 5.6 Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm 102
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI BẰNG HAI NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANHii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ..............................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vi
MỤC LỤC................................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................3
2.1 Mục đích nghiên cứu..................................................................................3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ..........................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................4
6. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................4
CHƢƠNG 1................................................................................................................6
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................................6
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .6
1.1.1 Nghiên cứu về cảm thụ văn học .............................................................6
1.1.2 Nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực cho học sinh tiểu học qua
dạy học môn Ngữ văn .......................................................................................9
1.1.2.1 Khái niệm năng lực ..........................................................................10
1.1.2.2 Các dạng năng lực ............................................................................11
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CÂU HỎI - BÀI TẬP PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP
CUỐI BẬC TIỂU HỌC......................................................................................15
viii
1.2.1 Nghiên cứu về mục tiêu và vai trò của hệ thống câu hỏi - bài tập....15
1.2.2 Nghiên cứu về phƣơng pháp và kĩ thuật sử dụng hệ thống câu hỏi -
bài tập...............................................................................................................17
CHƢƠNG 2..............................................................................................................20
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN
HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI LIÊN HỆ, SO
SÁNH, KẾT NỐI......................................................................................................20
2.1 NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5..................20
2.1.1 Năng lực cảm thụ văn học ....................................................................20
2.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của cảm thụ văn học..................................20
2.1.2.2 Các thành tố năng lực cảm thụ văn học...........................................28
2.2.2 Định hƣớng phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4
và 5....................................................................................................................29
2.2.2.1 Định hướng chung............................................................................29
2.2 CÂU HỎI LIÊN HỆ, SO SÁNH, KẾT NỐI VỚI MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC ...................................................33
2.2.1 Khái quát về câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối.....................................33
2.2.2 Vai trò của hệ thống câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối đối với việc phát
triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, 5..................................37
CHƢƠNG 3..............................................................................................................39
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN
HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI LIÊN HỆ, SO
SÁNH, KẾT NỐI......................................................................................................39
3.1 NỘI DUNG DẠY HỌC ĐỌC TỪ ĐIỂM NHÌN PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH...............................................39
3.1.1 Thống kê và mô tả hệ thống câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối trong
phân môn Tập đọc lớp 4, 5 .............................................................................39
ix
3.1.2 Đánh giá chất lƣợng câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối trong phân môn
Tập đọc lớp 4, 5 gắn với mục tiêu phát triển năng lực cảm thụ văn học...50
3.1.2.1. Ưu điểm............................................................................................50
3.1.2.2 Một số hạn chế ..................................................................................50
3.2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ
VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4,5..............................................................52
3.2.1 Mục đích và nội dung khảo sát thực trạng .........................................52
3.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng.................................................................55
CHƢƠNG 4..............................................................................................................58
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC
SINH LỚP 4, 5 QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI LIÊN HỆ, SO SÁNH, KẾT NỐI58
4.1 BIỆN PHÁP 1: KHAI THÁC HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CÂU HỎI LIÊN
HỆ, SO SÁNH, KẾT NỐI TRONG PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4, 5...58
4.1.1. Nguyên tắc và mục tiêu.........................................................................58
4.1.2. Cách thức thực hiện..............................................................................58
4.2 BIỆN PHÁP 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI LIÊN HỆ, SO
SÁNH, KẾT NỐI BỔ TRỢ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ
VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5.............................................................60
4.2.1. Nguyên tắc và mục tiêu.........................................................................60
4.2.2. Hệ thống câu hỏi đã thiết kế.................................................................61
4.2.2.1. Hệ thống câu hỏi lớp 4.....................................................................61
4.2.2.2 Hệ thống câu hỏi lớp 5......................................................................74
4.2.3. Một số lƣu ý khi sử dụng hệ thống câu hỏi.........................................81
CHƢƠNG 5..............................................................................................................83
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................................................83
5.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................83
5.2 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..................................................83
5.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM................83
5.3.1 Đối tƣợng thực nghiệm .........................................................................83
x
5.3.2 Quy trình thực nghiệm .........................................................................83
5.4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................100
5.4.1 Về mặt định lƣợng................................................................................100
5.4.2 Về mặt định tính..................................................................................103
KẾT LUẬN............................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Tiếng Việt là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các
kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS tiểu học, tạo tiền đề phát triển các NL chung như
tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Trong CT
Tiếng Việt tiểu học hiện hành và CT Ngữ văn 2018, hoạt động đọc luôn được chú
trọng nhằm hình thành các kĩ năng đọc, bao gồm đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu
(đọc có ý thức) và đọc diễn cảm. Nhờ học đọc, trẻ có khả năng đọc để học, đọc để
tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản, thông hiểu và gia tăng vốn từ, bổ trợ các tri thức về
cú pháp cũng như bồi dưỡng vốn sống, hiểu biết về thế giới xung quanh. Học đọc
không những thế còn hướng đến làm giàu xúc cảm thẩm mĩ, gieo vào tâm hồn HS
những tình cảm đẹp, những ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ về hình tượng nhân vật, về
thứ ngôn từ gợi tả, lấp láy, về cách thức kiến tạo hình ảnh... Với ngữ liệu DH chủ
yếu là văn bản văn học, mỗi giờ Tập đọc đều mang lại những cảm xúc mới mẻ, từng
bước giúp bạn đọc - HS rèn luyện kĩ năng nhận hiểu tác phẩm, đánh giá và trình bày
cảm nhận của mình về những gì các em thấy yêu thích, băn khoăn hay mong đợi
được trò chuyện, sẻ chia, đồng cảm. Theo đó, NL CTVH được ươm dệt ở những
bạn đọc nhỏ tuổi một cách tự nhiên.
1.2 CT Ngữ văn mới có sự kế thừa và phát triển cả về nguyên tắc, nội dung,
định hướng phương pháp, hình thức tổ chức DH. Trong đó cần kể đến dạng thức
nói/viết biểu cảm. Yêu cầu cần đạt này được hiện thực hoá trong từng nhóm NL
đọc, viết, nói và nghe. Về đọc, hệ thống câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối được xem
là trọng điểm để bồi dưỡng, phát triển NL CTVH cho HS. Trong CT Tiếng Việt
hiện hành, dạng thức “liên hệ, so sánh, kết nối” thuộc phạm vi hệ thống câu hỏi đọc
hiểu hồi đáp văn bản (trong mối tương quan với câu hỏi nhận diện và câu hỏi phân
tích, suy luận). Nếu các câu hỏi đọc hiểu nội dung và đọc hiểu hình thức trong CT
mới (tương ứng với các dạng câu hỏi nhận diện và phân tích, suy luận nêu trên)
giúp HS khám phá tác phẩm văn học với các tầng nghĩa khác nhau, tiếp cận các
2
hình thức biểu đạt khác nhau thì hệ thống câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối lại hình
thành cho các em kĩ năng bình giá, đối chiếu, liên tưởng, biểu cảm... Nói cách khác,
đây là dạng câu hỏi đọc hiểu có giá trị quan trọng đối với việc bồi dưỡng, phát triển
các thao tác tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm văn học cho HS.
1.3 Bồi dưỡng, phát triển NL CTVH cho HS lớp 4, 5 qua hệ thống câu hỏi
liên hệ, so sánh, kết nối không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển NL trong CT Tiếng
Việt hiện hành mà còn là một thể nghiệm để tạo nên bước chuyển cần thiết cho việc
dạy và học môn Ngữ văn cấp tiểu học theo CT mới. Thực tế hiện nay cho thấy, tuy
có sự phát triển vượt bậc về vốn từ, kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học và thực hành
ngôn ngữ nhưng HS lớp 4, 5 vẫn còn nhiều hạn chế trong việc bộc lộ cảm xúc đối
với các tác phẩm văn chương. Các em cũng chưa tiếp nhận một cách sâu sắc, tinh tế
vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh, chưa thực sự rung động với bức tranh cuộc sống được
tái hiện sống động qua từng câu chuyện, từng bài thơ. Hệ thống câu hỏi, bài tập đọc
hiểu liên hệ, so sánh, kết nối xuất hiện tản mạn, thiếu hệ thống cũng phần nào tạo
nên sự “đứt quãng” trong hành trình đến với văn học của các em. Việc xác nhận rõ
mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giá trị của nhóm câu hỏi - bài tập đọc hiểu này
cũng cho phép gia tăng hiệu quả DH đọc, từ đó hình thành một cách có chủ đích các
kĩ năng CTVH cho HS. Hơn thế nữa, giai đoạn cuối bậc tiểu học được xem là thời
điểm vàng để phát triển khả năng đọc - cảm thụ, hiểu và rung cảm với tác phẩm. HS
lớp 4, 5 có sự trưởng thành đáng kể về tâm lí, tư duy và trình độ ngôn ngữ. Đây
cũng là điều kiện lí tưởng để với những hiệu chỉnh, đề xuất bổ sung các câu hỏi liên
hệ, so sánh, kết nối, NL CTVH của các em được hình thành, hoàn thiện dần, chuẩn
bị cho việc đáp ứng các yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong giai
đoạn mới.
1.4 Trong bối cảnh hiện nay, đề xuất từ đề tài được thực hiện trên các ngữ
liệu dạy đọc cho HS lớp 4, 5 của CT Tiếng Việt 2000 với những đặc trưng riêng
chứa nhiều yếu tố không thuận lợi cả về hệ thống câu hỏi lẫn trình độ CTVH của
HS. Đề tài kì vọng có thể phần nào giải quyết được một số khó khăn về nguồn học
liệu, tính cố định tương đối trong yêu cầu sử dụng câu hỏi đọc hiểu và hạn chế trong