Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập của sinh viên sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ
PREMIUM
Số trang
270
Kích thước
3.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1788

Phát triển kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập của sinh viên sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRỊNH VĂN TÙNG

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIẾP NHẬN VÀ XỬLÝ

THÔNG TIN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM

TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRỊNH VĂN TÙNG

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIẾP NHẬN VÀ XỬLÝ

THÔNG TIN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM

TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục

Mã số: 62.14.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Thành Hưng

2. PGS.TS. Bùi Văn Quân

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và

kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì

công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trịnh Văn Tùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

MỤC LỤC...................................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ......................................................................ix

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................4

4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4

6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................4

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu......................................................5

8. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................7

9. Luận điểm bảo vệ ....................................................................................................7

10. Cấu trúc của luận án..............................................................................................8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIẾP

NHẬN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM

TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ .................................................9

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..............................................................................9

1.1.1. Nghiên cứu về học chế tín chỉ...........................................................................9

1.1.2. Nghiên cứu về KN và KNHT..........................................................................11

1.1.3. Nghiên cứu về phát triển KNTN và XLTT học tập ........................................17

1.2. Học chế tín chỉ trong giáo dục đại học...............................................................19

1.2.1. Khái niệm tín chỉ học tập ................................................................................19

1.2.2. Đặc trưng của học chế tín chỉ..........................................................................20

1.2.3. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ....21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

1.3. Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập của sinh viên sư phạm trong

đào tạo theo học chế tín chỉ..............................................................................23

1.3.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan .................................................................23

1.3.2. Cấu trúc và đặc điểm của kỹ năng tiếp nhận thông tin học tập ......................41

1.3.3. Cấu trúc và đặc điểm của kỹ năng xử lí thông tin học tập..............................44

1.4. Phát triển kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập của sinh viên sư

phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ...........................................................47

1.4.1. Khái niệm phát triển kỹ năng..........................................................................47

1.4.2. Nguyên tắc phát triển kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập ..............48

1.4.3. Nội dung phát triển kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập của

sinh viên sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ......................................49

1.4.4. Con đường phát triển KNTN và XLTTHT của SVSP trong đào tạo theo HCTC......51

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KNTN và XLTTHT của SVSP

trong đào tạo theo HCTC .................................................................................57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................62

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIẾP NHẬN VÀ

XỬ LÍ THÔNG TIN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRONG

ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ...............................................................64

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng........................................................................64

2.1.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................64

2.1.2. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................64

2.1.3. Phương pháp khảo sát .....................................................................................65

2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................66

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng................................................................................67

2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV và SV về KNTN và XLTTHT của SVSP

trong đào tạo theo HCTC ...............................................................................67

2.2.2. Thực trạng KNTN và XLTTHT của SVSP trong đào tạo theo HCTC...........70

2.2.3. Thực trạng phát triển KNTN và XLTTHT của SVSP trong đào tạo theo HCTC.........80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

2.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KNTN và XLTTHT của

SVSP trong đào tạo theo HCTC.....................................................................86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................93

Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIẾP NHẬN VÀ XỬ

LÍ THÔNG TIN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRONG ĐÀO

TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ.........................................................................95

3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng tiếp nhận và xử lý

thông tin học tập của sinh viên sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ ..........95

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả toàn diện ..................................................95

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi.................................................96

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính cụ thể...........................................97

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự tương tác tích cực của GV, SV và môi trường.........97

3.2. Biện pháp phát triển kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập của sinh

viên sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ..............................................98

3.2.1. Biện pháp phát triển KN định hướng, lựa chọn các nguồn thông tin học

tập phù hợp với môn học..................................................................................98

3.2.2. Biện pháp phát triển KNTN và XLTTHT trong các giờ học trên lớp ..........100

3.2.3. Biện pháp áp dụng KNTN và XLTTHT trong quá trình làm việc độc lập

với sách, giáo trình và các tài liệu dạng in .....................................................105

3.2.4. Biện pháp hướng dẫn SV các kỹ thuật khai thác mạng (LAN, Internet)

áp dụng KNTN và XLTTHT..........................................................................111

3.2.5. Biện pháp tổ chức môi trường và điều kiện học tập khuyến khích SV

chủ động rèn luyện KNHT .............................................................................117

3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp ..............................................................121

3.3.1. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cần thiết..............121

3.3.2. Điều kiện về lí luận dạy học..........................................................................122

3.3.3. Điều kiện về mặt Tâm lí học .........................................................................123

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................124

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................126

Chương 4: THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN SƯ

PHẠM TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ................................127

4.1. Khái quát chung về thực nghiệm .....................................................................127

4.1.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................127

4.1.2. Nội dung thực nghiệm...................................................................................127

4.1.3. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................128

4.1.4. Qui trình thực nghiệm...................................................................................128

4.1.5. Tiêu chí đánh giá...........................................................................................130

4.1.6. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................133

4.2. Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm..............................................................135

4.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1.............................................................135

4.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 2.............................................................149

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................163

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................164

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN...............................................................................................................166

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................168

PHỤ LỤC...............................................................................................................165

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

CĐ Cao đẳng

ĐC Đối chứng

ĐH Đại học

ĐHSP ĐH sư phạm

GDH Giáo dục học

HCTC Học chế tín chỉ

GV Giảng viên

KN Kĩ năng

KNHT Kĩ năng học tập

KNTN và XLTTHT Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập

NL Năng lực

SV Sinh viên

SVSP Sinh viên sư phạm

TC Tín chỉ

TN Thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng

của kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập của sinh viên...............67

Bảng 2.2: Thực trạng các nguồn thông tin học tập sinh viên thường lĩnh hội và

sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ học tập.............................................68

Bảng 2.3: Các mức độ yêu cầu của giảng viên đối với kỹ năng tiếp nhận và xử

lý thông tin học tập của sinh viên.............................................................70

Bảng 2.4: Thực trạng đánh giá nhóm kỹ năng định hướng, lựa chọn các nguồn

thông tin học tập phù hợp với môn học của sinh viên..............................70

Bảng 2.5: Thực trạng đánh giá nhóm kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học

tập của sinh viên trong các giờ học lý thuyết, thảo luận và thực hành

thí nghiệm trên lớp ...................................................................................73

Bảng 2.6: Thực trạng đánh giá nhóm kỹ năng làm việc độc lập với sách, giáo

trình và các tài liệu dạng in.......................................................................75

Bảng 2.7: Thực trạng đánh giá nhóm kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học

tập của sinh viên trên mạng (LAN, Internet) trong môi trường học

tập E-Learning ..........................................................................................77

Bảng 2.8: Thực trạng nhận thức của giảng viên về sự cần thiết của việc phát

triển kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập của sinh viên.............80

Bảng 2.9: Thực trạng các KNTN và XLTTHT của SVSP đã được GV và SV

quan tâm rèn luyện phát triển ...................................................................81

Bảng 2.10: Thực trạng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của GV để

phát triển các KNTN và XLTTHT của SV ..............................................83

Bảng 2.11: Thực trạng về các con đường phát triển KNTN và XLTTHT đã

vận dụng để phát triển KNTN và XLTTHT của GV và SV ....................85

Bảng 2.12: Những khó khăn của sinh viên trong quá trình tiếp nhận và xử lý

thông tin học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ.................................86

Bảng 2.13: Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin

học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ đối với sinh viên ....................88

Bảng 4.1: Lớp thực nghiệm và đối chứng đợt 1 ....................................................128

Bảng 4.2: Lớp thực nghiệm và đối chứng đợt 2 ....................................................128

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

viii

Bảng 4.3: Tổng hợp đánh giá kết quả học tập của sinh viên trước thực nghiệm đợt 1....136

Bảng 4.4. Đánh giá kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập của sinh viên

nhóm thực nghiệm và đối chứng đầu vào đợt 1 .....................................137

Bảng 4.5: Tần suất điểm thi cuối kỳ môn Giáo dục học của nhóm thực nghiệm

1 và đối chứng 1, đợt 1................. ..........................................................138

Bảng 4.6 : Bảng tham số thống kê của kết quả thi học kỳ môn Giáo dục học

của nhóm thực nghiệm và đối chứng, đợt 1 ...........................................140

Bảng 4.7: So sánh kết quả rèn luyện các kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin

học tập trước thực nghiệm sau thực nghiệm, đợt 1 ................................141

Bảng 4.8: So sánh kết quả phát triển kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học

tập của sinh viên lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm,

đợt 1........................................................................................................143

Bảng 4.9: Đánh giá chung nhóm kỹ năng trước và sau thực nghiệm, đợt 1...........146

Bảng 4.10: Tổng hợp đánh giá kết quả học tập của sinh viên trước thực

nghiệm, đợt 2.........................................................................................149

Bảng 4.11: Đánh giá kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập của sinh viên 2

nhóm thực nghiệm và đối chứng đầu vào, đợt 2 ........................................150

Bảng 4.12: Tần suất điểm thi cuối kỳ môn Giáo dục học của 2 nhóm thực

nghiệm và đối chứng đợt 2 .....................................................................152

Bảng 4.13: Bảng tham số thống kê của kết quả điểm cuối kỳ môn Giáo dục

học của nhóm thực nghiệm và đối chứng đợt thực nghiệm 2 ...............153

Bảng 4.14: So sánh kết quả rèn luyện các kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin

học tập trước thực nghiệm sau thực nghiệm, đợt 2 ................................154

Bảng 4.15: So sánh kết quả phát triển kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập

của sinh viên lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm, đợt 2............157

Bảng 4.16: Đánh giá chung nhóm kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học tập

của sinh viên trước và sau thực nghiệm, đợt 2 .......................................159

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc kỹ năng tiếp nhận thông tin học tập ..........................................42

Sơ đồ 1.2. Cấu trúc kỹ năng tiếp nhận thông tin học tập ..........................................45

Sơ đồ 1.3. Cấp độ của tư duy con người...................................................................51

Sơ đồ 1.4. Cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin của con người .................................52

Biểu đồ 4.1: Thể hiện kết quả học tập đầu vào của sinh viên nhóm thực nghiệm 1

và đối chứng 1 ......................................................................................136

Biểu đồ 4.2: Thể hiện kết quả học tập đầu vào của sinh viên nhóm thực

nghiệm 2 và đối chứng 2 .....................................................................137

Biểu đồ 4.3: Thể hiện tần suất điểm môn Giáo dục học của nhóm thực nghiệm

1 và đối chứng 1, đợt 1 ........................................................................139

Biểu đồ 4.4: Thể hiện tần suất điểm môn Giáo dục học của nhóm thực nghiệm

2 và đối chứng 2, đợt 1 ........................................................................139

Biểu đồ 4.5: So sánh giá trị trung bình của các nhóm kỹ năng trước và sau

thực nghiệm của nhóm thực nghiệm, đợt 1.........................................142

Biểu đồ 4.6: So sánh điểm trung bình các nhóm kỹ năng tiếp nhận và xử lý

thông tin học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chứng

sau thực nghiệm, đợt 1 .......................................................................145

Biểu đồ 4.7: So sánh điểm trung bình chung các nhóm kỹ năng của sinh viên

nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm, đợt 1 ...................146

Biểu đồ 4.8: Thể hiện kết quả học tập đầu vào của sinh viên nhóm thực nghiệm 2,

và đối chứng 2.......................................................................................150

Biểu đồ 4.9: Biểu đồ kết quả trung bình chung các nhóm kỹ năng của nhóm

thực nghiệm và đầu vào đối chứng, đợt 2 ...........................................151

Biểu đồ 4.10: Thể hiện tần suất điểm môn Giáo dục học của 2 nhóm thực

nghiệm và đối chứng, đợt 2 .................................................................153

Biểu đồ 4.11: So sánh điểm trung bình các nhóm kỹ năng của sinh viên nhóm thực

nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm, đợt 2 .........................................155

Biểu đồ 4.12: So sánh điểm trung bình các nhóm kỹ năng của sinh viên nhóm thực

nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm, đợt 2...........................................158

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

x

Biểu đồ 4.13: So sánh điểm trung bình chung các nhóm kỹ năng của sinh viên

nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm, đợt 2 ...................160

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay đã làm cho tri thức loài người

tăng lên nhanh chóng, theo thời gian lượng thông tin mà con người thu nhận được

ngày càng tăng. Nếu như không có các biện pháp hữu hiệu để thu thập, tìm kiếm và

xử lí thông tin thì sẽ làm hạn chế thành quả lao động của con người. Trong khi đó

thời gian học tập tại trường là có hạn, để tồn tại và phát triển con người phải tự học

suốt đời. Để đáp ứng nhu cầu đó mục tiêu dạy học ở Nhà trường phải hướng vào

mục tiêu rèn luyện cho người học cách thức tự chiếm lĩnh tri thức, trong đó những

KNTN và XLTTHT của SV trở thành những KN quan trọng cần được nghiên cứu

và phát triển.

Việc dạy học ở các trường Cao đẳng, Đại học với chức năng, nhiệm vụ của

mình quán triệt một trong những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt là dạy học hướng

vào việc phát huy cao độ vai trò chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của người học

trong quá trình dạy học bằng cách “tích cực hoá” “hoạt động hoá ”người học,

chuyển từ “phương pháp tập trung vào người thầy” sang “phương pháp tập trung

vào người học”, tăng cường dạy phương pháp, dạy KNHT, đặc biệt là phương pháp

và KN tự học, tự nghiên cứu cho người học.

Hoạt động học tập là hoạt động chủ yếu của sinh viên. Học tập của sinh viên

không chỉ đơn thuần là lĩnh hội tri thức mà còn là quá trình rèn luyện kỹ năng nghề

nghiệp. Kết quả học tập của sinh viên phụ thuộc vào việc sinh viên hình thành, củng

cố được các kỹ năng học tập, tiếp thu vận dụng được các tri thức vào thực tiễn cuộc

sống. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng học tập cho sinh viên là công việc có ý nghĩa

then chốt trong quá trình dạy học.

Các nhà tâm lí học và giáo dục học đã chỉ ra rằng, quá trình học tập, KNHT

giữ vai trò quan trọng, bởi lẽ nó ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các hành động

học tập, nhịp điệu xử lí và lĩnh hội các thông tin khoa học, chất lượng kiến thức học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2

tập của người học, mặt khác trong thực tiễn đào tạo cho thấy chất lượng đào tạo

không chỉ phụ thuộc vào những công việc tổ chức giảng dạy của giáo viên mà còn

phụ thuộc vào những công việc mang tính chất độc lập, phụ thuộc vào KNHT,

KNTN và XLTTHT của người học.

Học tập là một quá trình khai thác, tiếp nhận, xử lý và sử dụng thông tin để

từ đó SV tự biến đổi năng lực bản thân. Đối với SVSP hơn ai hết không những phải

có KNTN và XLTTHT mà còn phải dẫn dắt người khác có được các KN này để quá

trình học tập của họ diễn ra hiệu quả. Trong thời đại ngày nay, với sự bùng nổ của

thông tin trên toàn cầu diễn ra nhanh chóng, hoạt động học tập của con người không

chỉ bó hẹp trong phạm vi Nhà trường mà còn mở rộng ra trên nhiều môi trường xã

hội khác nhau.

Tiếp nhận và xử lý thông tin học tập của SVSP không chỉ dừng lại ở việc

nắm vững tri thức cơ bản trong nhà trường (qua bài giảng trên lớp, qua các hoạt

động rèn luyện thực tiễn, thực tập sư phạm), mà còn tiếp nhận thông tin qua báo chí,

phim ảnh, truyền hình, internet và qua các kênh khác liên quan đến chuyên môn,

nghề nghiệp của họ. Sau khi tiếp nhận thông tin, SVSP phải xử lý, chọn lọc, phân

loại thông tin (nhằm phục vụ cho chuyên môn, nghiên cứu, rèn luyện nghiệp vụ Sư

phạm, làm giàu vồn kiến thức cho bản thân và tạo khả năng dạy người học phương

pháp tiếp nhận và xử lý thông tin học tập). Hơn nữa sau khi ra trường SVSP cần

phải nâng cao năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin để chọn lọc và vận dụng linh

hoạt, tinh tế thông tin đó vào bài giảng để làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, kích

thích, khơi dậy năng lực tư duy sáng tạo ở người học. Như vậy, SVSP khác với SV

khác ở chỗ họ học tập, nghiên cứu để chuyển từ người đi học trở thành người đi

dạy. Nói cách khác SVSP không chỉ cần có các KNTN và XLTTHT mà còn cần

phải biết tổ chức, dẫn dắt người học sau này có được các KNTN và XLTT từ nhiều

nguồn TTHT khác nhau.

Đào tạo theo TC là phương pháp đào tạo tiên tiến, vì thế nó đòi hỏi sự đổi mới

trong phương pháp dạy và học, từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận phương

pháp. Cái chúng ta cần ở SV ngày nay khi ra trường không phải là những kiến thức ghi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3

chép được trong quyển vở mà thầy đọc cho như trước kia, mà là năng lực tự tiếp nhận,

tự xử lí thông tin và năng lực sáng tạo để xử lí những vấn đề thực tiễn.

Thực tiễn dạy học ở các Trường SP hiện nay theo chúng tôi kết quả lĩnh hội

kiến thức của SV còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, hạn chế hơn cả

là KNHT nói chung và KNTN và XLTTHT nói riêng. Nhận thức được vấn đề này,

GV ở các Trường SP đã cố gắng đưa ra nhiều biện pháp khắc phục và có những cải

tiến đáng kể. Tuy nhiên những biện pháp đưa ra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tài

liệu tập huấn,… của GV, chưa có chương trình chặt chẽ, chưa thống nhất theo các

biện pháp hợp lí dựa trên cơ sở khoa học. Mặt khác thực tiễn cho thấy việc triển

khai đào tạo theo HCTC ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập từ cơ sở

vật chất, phương tiện kỹ thuật đến tổ chức quản lý và đánh giá,…đặc biệt là sự thích

ứng của SV đối với phương thức đào tạo mới này trong đó năng lực tự học, KNHT

nói chung và KNTN và XLTTHT của SV nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của

quá trình đào tạo theo HCTC.

Kỹ năng học tập là một hệ thống rất phong phú và đa dạng. Có những KN

cho hoạt động học tập chung và những KN riêng cho từng môn học, từng dạng,

từng loại hình chuyên biệt của hành động học tập. Những KNHT chung bao gồm

các KN nhận thức, KN giao tiếp, KN quản lí học tập,…. Để học tập có kết quả học

sinh cần nắm được cả KNHT chung và KNHT chuyên biệt. Do đó, trong quá trình

dạy học bộ môn giáo viên phải quan tâm rèn luyện cả 2 loại KN trên cho học sinh.

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ quan tâm đến phát triển KNTN và XLTTHT của SVSP

trong đào tạo theo HCTC.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “phát triển

KNTN và XLTTHT của SVSP trong đào tạo theo HCTC”.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin học

tập của sinh viên sư phạm trong đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm nâng cao hiệu

quả học tập của sinh viên sư phạm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!