Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia
PREMIUM
Số trang
189
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
841

Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------------------

LÊ PHƢƠNG HÒA

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2013

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------------------

LÊ PHƢƠNG HÒA

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG

TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA

Chuyên ngành : Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế

Mã số : 62.31.07.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1.PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng

2.TS. Lê Thị Ái Lâm

HÀ NỘI- 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất

kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Nghiên cứu sinh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................... 7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................................ 7

1.1.1. Các công trình lý luận....................................................................... 7

1.1.2. Các công trình liên quan đến hợp tác tiểu vùng xuyên biên giới ... 10

1.1.3. Các công trình liên quan đến Tam giác phát triển Việt Nam – Lào -

Campuchia ................................................................................................ 14

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ............................................... 21

1.2.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................ 21

1.2.1.1.Một số lý thuyết liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế ... 21

1.2.1.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển vùng................. 27

1.2.2. Khung nghiên cứu........................................................................... 31

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 32

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH

TẾ - XÃ HỘI VÙNG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO -

CAMPUCHIA.................................................................................................... 36

2.1. Một số vấn đề lý luận phát triển vùng tam giác phát triển........................... 36

2.1.1. Lý luận chung ................................................................................. 36

2.1.1.1. Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội ................................ 36

2.1.1.2. Lý luận về hội nhập kinh tế ............................................... 38

2.1.1.3. Lý luận về phát triển vùng................................................. 41

2.1.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế - xã hội vùng.................... 44

2.2. Cơ sở hình thành và phát triển Tam giác phát triển Việt Nam – Lào –

Campuchia........................................................................................................... 48

2.2.1. Xu hướng hình thành và phát triển các tam giác phát triển ở Đông

Nam Á....................................................................................................... 48

2.2.2. Các yếu tố cơ bản để hình thành nên vùng Tam giác phát triển Việt

Nam – Lào - Campuchia........................................................................... 53

2.2.3. Nhu cầu hợp tác và phát triển tại vùng biên giới chung ba nước Việt

Nam, Lào và Campuchia .......................................................................... 57

2.2.3.1. Thực tiễn hợp tác phát triển của ba nước Việt Nam, Lào,

Campuchia...................................................................................... 57

2.2.3.2. Lợi ích của sự hợp tác tại Tam giác phát triển Việt Nam –

Lào - Campuchia ............................................................................ 61

2.2.4. Tổng quan về Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia . 63

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG

TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA................ 72

3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam –

Lào - Campuchia ................................................................................................. 72

3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế........................................................... 72

3.1.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...................... 72

3.1.1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp .................................... 78

3.1.1.3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ ................................. 84

3.1.1.4. Thực trạng phát triển công nghiệp .................................... 87

3.1.2. Thực trạng phát triển xã hội............................................................ 88

3.1.2.1. Y tế .................................................................................... 88

3.1.2.2. Giáo dục, đào tạo............................................................... 91

3.1.2.3. Lao động, việc làm ............................................................ 96

3.1.3. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 98

3.2. Các nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác

phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia ........................................................... 104

3.2.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................... 104

3.2.1.1. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ................................... 104

3.2.1.2. Vị trí địa lý....................................................................... 105

3.2.2.Vốn cho đầu tư phát triển .............................................................. 106

3.2.3. Quy mô và chất lượng nguồn lao động......................................... 111

3.2.4. Trình độ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ .................. 112

3.2.5. Hợp tác giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và trong vùng

Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia................................. 115

3.2.6. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng ................................................. 117

3.2.7. Cơ chế chính sách của mỗi nước và cho riêng vùng .................... 118

3. 3. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của Tam giác phát triển

Việt Nam – Lào - Campuchia. .......................................................................... 121

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................................... 126

4.1. Đánh giá kết quả hợp tác phát triển CLVDT............................................. 126

4.2. Một số luận bàn về hướng phát triển kinh tế - xã hội CLVDT trong thời gian

tới....................................................................................................................... 133

4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác

phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia trong thời gian tới............................. 136

KẾT LUẬN...................................................................................................... 145

CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN

ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ HOẶC THAM GIA

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Lào và Việt

Nam giai đoạn 2001-2009

56

Bảng 2.2 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Campuchia

qua các năm

58

Bảng 2.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh thuộc vùng

CLVDT (2009)

65

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh Tây Nguyên 72

Bảng 3.2. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tại C-CLVDT(2004-2009) 78

Bảng 3.3. Số lượng gia súc, gia cầm tại C-CLVDT (2004-2009) 80

Bảng 3.4. Xuất nhập khẩu tại L-CLVDT giai đoạn 2005-2009 83

Bảng 3.5. Tình hình xuất - nhập khẩu thông qua các cửa khẩu của

Việt Nam

84

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Lý thuyết trung tâm của W.Christaller – 1833 32

Hình 1.2: Khung nghiên cứu 33

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng trung bình của CLVDT giai đoạn

2005-2009

70

Hình 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực CLVDT giai

đoạn 2002-2009

71

Hình 3.3. cơ cấu sản lượng nông nghiệp tại vùng CLVDT tại

Campuchia 2009

77

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

ADB The Asian Development

Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

AMECS Ayeyarwady - Chao

Phraya - Mekong

economic coorporation

stratergy

Chiến lược hợp tác kinh tế

Ayeyarwady - Chao Phraya -

Mê Kông

ASEAN Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

CLV Cambodia, Lao, Vietnam Campuchia, Lào, Việt Nam

CLVDT Cambodia-Lao-Vietnam

Develpoment triangle

Tam giác phát triển Việt Nam

- Lào - Campuchia,

C-CLVDT Cambodia-CLVDT Khu vực tam giác phát triển

CLV thuộc Campuchia

BIPM-EAGA Brunei-Indonexia￾Malaixia-Philippine - The

East ASEAN Growth

Area

Khu vực tăng trưởng ĐÔng

ASEAN - Brunei-Indonexia￾Malaixia-Philippine

DT Develpoment triangle Tam giác phát triển

EU European Union Liên minh Châu Âu

GT Growth triangle Tam giác tăng trưởng

GMS Greater Mekong

Subregion

Khu vực tiểu vùng sông Mê

Kông

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IMT GT Indonexia, Malaixia,

Thailand

Tam giác tăng trưởng

Indonesia-Malaysia-Thailand

KCN Khu công nghiệp

L-CLVDT Lao-CLVDT Khu vực tam giác phát triển

CLV thuộc Lào

NAFTA North America Free Trade

Agreement

Hiệp định Thương mại Tự do

Bắc Mỹ

SIJORI GT Singapore-Malaixia￾Indonexia growth triangle

Tam giác tăng trưởng

Singapore-Malaixia￾Indonexia

USD United States dollar Đô la Mỹ

V-CLVDT Vietnam-CLVDT Khu vực tam giác phát triển

CLV thuộc Việt Nam

WEC West - East Corridor Sáng kiến hành lang Đông -

Tây

WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh quốc tế mới, hợp tác phát triển nói chung, kinh tế - xã

hội nói riêng giữa các nước đã trở nên hết sức cần thiết. Thực tế của Việt Nam

trong hơn 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ điều đó. Không chỉ chú

trọng đến hợp tác với các nước phát triển mà đã tăng cường mở rộng quan hệ

với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với ba nước Đông Dương.

Trong lịch sử, CLV đã cùng chung sức chung lòng trong công cuộc bảo

vệ và xây dựng đất nước. Đặc biệt khi các quốc gia này giành được độc lập và

lựa chọn con đường phát triển và hội nhập với mục tiêu nhanh chóng thoát khỏi

nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đất nước phồn vinh, vì hoà bình và thịnh vượng

của các dân tộc và trong khu vực. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để tiếp tục

mở rộng hình thức hợp tác giữa ba nước, trước đây, hiện nay cũng như trong

tương lai. Làm thế nào phối hợp khai thác được thế mạnh của ba nước? Hình

thức hoặc mô hình nào thích hợp để cùng nhau hợp tác phát triển? Đây là bài

toán luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo ba nước. Những năm gần đây

quan hệ hợp tác ba bên ngày càng được phát triển và đã mang lại những kết quả

tốt cho mỗi quốc gia.

Trong khuôn khổ ASEAN, CLV đã tham gia nhiều hình thức hợp tác

tiểu khu vực khác nhau như: Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), hợp tác

trong khuôn khổ AMECS, hành lang Đông - Tây (WEC), nhóm các nước

CLMV (Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam). Sự tham gia vào các hình

thức hợp tác trên đã đem lại sự hiểu biết lẫn nhau, cùng khai thác những lợi thế

và thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả. Tại cuộc gặp cấp cao CLV lần thứ nhất ở

thủ đô Viêng Chăn, Lào năm 1999, Thủ tướng Campuchia Hunsen đã đưa ra ý

tưởng thành lập tam giác phát triển khu vực biên giới 3 nước bao gồm 7 tỉnh

thuộc Đông bắc Campuchia, Tây Nam Lào và Tây Nguyên Việt Nam. Tại các

cuộc gặp của ba Thủ tướng năm 2002, lãnh đạo ba nước tiếp tục khẳng định

phát triển vùng tam giác quan trọng này nhằm tạo ra động lực cho sự hợp tác

2

giữa ba nước vì lợi ích của các bên và của khu vực. Tại hội nghị cấp cao 2004,

lãnh đạo ba nước đã chính thức đưa ra tuyên bố hình thành CLVDT với 10 tỉnh

thuộc khu vực biên giới liền kề của ba nước. Đến 2009, CLVDT kết nạp thêm

ba tỉnh từ ba nước và trở thành vùng phát triển của 13 tỉnh. Đây là vùng giàu

tiềm năng, song kém phát triển nhất của ba nước. Đây đồng thời là vùng có vị

trí chiến lược trọng yếu cho mỗi nước và cho cả ba quốc gia. Song, với cơ sở

hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp, sản xuất mang tính chất manh

mún…vùng này lại là trở ngại cho sự phát triển của mỗi quốc gia và cả khu

vực.

Khu vực tam giác phát triển là vùng đất khá đặc biệt có nhiều nét tương

đồng về đặc điểm tự nhiên, văn hoá với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng

nhưng chưa được khai thác, đây cũng là vùng có vị trí chiến lược quan trọng

đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Vì thế,

mục đích của việc xây dựng tam giác phát triển là khai thác tiềm năng, thế

mạnh, các nguồn lực của mỗi nước trong khu vực nhằm mục tiêu tăng trưởng

kinh tế nhanh và bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các vùng

khác của mỗi nước, tạo động lực cho cả vùng và các khu vực khác của mỗi

nước.

Trong những năm gần đây, một số Tam giác tăng trưởng đã được hình

thành giữa các vùng tiếp giáp quốc gia nhằm tận dụng khả năng, thế mạnh của

mỗi địa phương và vùng biên giới chung để phục vụ mục tiêu tăng trưởng và

phát triển cho vùng nói chung và lãnh thổ quốc gia nói riêng. Hợp tác trong

khuôn khổ tam giác tăng trưởng được xem như là một phương thức hợp tác

quốc tế mới nhằm khai thác và phát huy hiệu quả những lợi thế và hạn chế

những bất lợi của mỗi vùng thông qua quá trình tương tác, bổ sung và cùng

phát triển.

Hợp tác phát triển là cần thiết nhưng làm thế nào để hợp tác có hiệu quả

mới là điều quan trọng. Với tư cách một vùng phát triển, CLVDT đã hình thành

và phát triển như thế nào khi mà so với các vùng tam giác tăng trưởng khác đã

3

hình thành và phát triển trên thế giới thì CLVDT không hội tụ đủ những yếu tố

đã tạo nên sự thành công cho các vùng tam giác khác như có một trung tâm

kinh tế đầu tàu hay có những lợi thế kinh tế bổ sung cho nhau giữa các phần

của mỗi nước. Đây cũng là một ẩn số cần tìm lời giải đáp để trả lời câu hỏi đâu

là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của CLVDT. Việc nhận diện các nhân

tố tác động đến vùng để có hướng điều chỉnh quy hoạch và hợp tác cho phù

hợp cũng là câu hỏi cần sớm có câu trả lời.

Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề Phát triển kinh

tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia làm để tài

luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế của

mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung của đề tài là cung cấp luận cứ khoa học (cả lý luận và

thực tiễn) cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh

tế xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia hiện nay và

trong tương lai.

Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành và phát triển

tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia với tư cách là một vùng phát

triển

- Tổng quan và phân tích thực trạng phát triển của vùng CLVDT và hệ

thống các nhân tố tác động đến sự phát triển vùng.

- Đưa ra cac quan điểm phát triển và các giải pháp phát triển nhằm

thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào -

Campuchia.

Nhiệm vụ của đề tài

Để đạt được những mục tiêu nói trên đề tài xác định các nhiệm vụ trọng

tâm sau:

4

- Xác định khung nghiên cứu phù hợp với đề tài, lựa chọn cách tiếp cận

và phương pháp nghiên cứu phù hợp;

- Hệ thống hóa khung lý luận liên quan đến đề tài

- Phân tích và đánh giá thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của CLVDT

- Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của

CLVDT

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu được xác định là sự phát triển kinh tế - xã hội

vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia trong mối quan hệ quốc

tế theo hướng phát triển bền vững. Do vậy luận án sẽ tập trung vào những chỉ

báo kinh tế - xã hội của vùng để xem xét sự phát triển của vùng. Các chỉ báo

này được xác định trong khung nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu 13 tỉnh thuộc khu

vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đây là những tỉnh được

xác định trong các văn kiện ký kết giữa thủ tướng ba nước về xây dựng tam

giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Luận án giới hạn nghiên cứu từ

năm 1999 (thời kỳ hình thành sáng kiến về phát triển tam giác phát triển Việt

Nam - Lào - Campuchia) đến 2012.

4. Những đóng góp của luận án

Nghiên cứu về phát triển kinh tế xã hội vùng Tam giác phát triển Việt

Nam - Lào - Campuchia dưới góc độ phát triển vùng là một đề tài nghiên cứu

có nhiều ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài sẽ góp phần

làm phong phú thêm kho tàng các công trình nghiên cứu về hợp tác phát triển

của chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh

khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Nó sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho

các nhà nghiên cứu, sinh viên, đồng thời đóng góp trong việc hệ thống hóa cơ

sở lý luận về lý thuyết và thực nghiệm của hợp tác vùng và hội nhập khu vực.

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà

hoạch định chính sách, giúp ích cho quá trình hoạch định chính sách của Việt

5

Nam và các nước khác trong khuôn khổ hợp tác vùng, hội nhập khu vực và

phát triển CLVDT.

5. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia

thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan

Chương này bao gồm hai phần chính là tổng quan tình hình nghiên cứu

về phát triển kinh tế - xã hội vùng CLVDT từ trước tới nay và trình bày cơ sở

lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mà NCS đã sử dụng trong luận án.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xã hội vùng

Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia

Trong chương này trước hết đưa ra những lý luận chung cho phát triển

vùng tam giác phát triển dưới góc độ một vùng quốc tế. Đồng thời đưa ra

những tiêu chí làm căn cứ đánh giá sự phát triển của một vùng. Sau khi có

những khái quát về cơ sở lý luận cho hình thành và phát triển CLVDT, luận án

tập trung luận giải các yếu tố cơ bản hình thành nên CLVDT. Sau đó, thông

qua tổng quan tình hình phát triển cùng vùng, luận án khái quát lại quá trình

hình thành vùng từ khi có ý tưởng đến nay với những đặc điểm riêng có để đưa

ra một bức tranh chung tổng thể về vùng.

Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng tam giác phát

triển Việt Nam - Lào - Cam puchia.

Đây là một chương trọng tâm của luận án. Trên cơ sở các tiêu chí đã

đưa ra ở chương 2, Chương 3 phân tích đánh giá sự phát triển vùng dựa trên

các tiêu chí này. Sau khi phân tích đánh giá thực trạng phát triển của CLVDT,

trên cơ sở bảy nhân tố đã được xác định trọng khung nghiên cứu, luận án đi sâu

phân tích tác động của từng nhân tố tới sự phát triển của vùng. Cuối chương,

luận ánh đáng giá năng lực phát triển của vùng thông qua tổng hợp điểm mạnh,

điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng.

Chương 4: Kết quả và bàn luận

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!