Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển kinh tế biển, đảo ở Nghê An Tiềm năng, lợi thế, triển vọng và những thách thức
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phát triển kinh tế biển, đảo ở Nghê An Tiềm năng, lợi thế, triển vọng và những thách
thức
Chuyên đề: Kinh tế ngành - địa phương
Tạp chí số: Tạp chí Số 15 (Số 455)
Năm xuất bản: 2009
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, hội tụ tất cả các yếu tố cho phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế biển. Với lợi thế là địa phương
có chiều dài bờ biển khoảng 82 km cùng nhiều tiềm năng về thuỷ hải sản, thắng cảnh thiên nhiên đẹp, một cảng vận chuyển hiện đại, nằm
trong hành lang kinh tế Đông - Tây và trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế... đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nghệ An tận dụng, khai
thác và phát triển mạnh các ngành kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.
Để phát huy những tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về biển, đảo, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ra
Nghị quyết về phát triển kinh tế biển của tỉnh Nghệ An với những chủ trương nổi bật là “Phát
huy vai trò mặt tiền, cửa mở của tỉnh Nghệ An và của vùng Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan,
xây dựng vùng biển và ven biển Nghệ An thành một trong những trung tâm kinh tế biển của
vùng Bắc Trung Bộ. Coi phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Nghệ An là động lực lôi kéo,
thúc đẩy kinh tế Nghệ An phát triển, là hạt nhân tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cho
Tỉnh...”, thể hiện tầm nhìn và sự nhạy bén của lãnh đạo tỉnh trong việc tìm ra hướng đi đúng
cho sự phát triển của Nghệ An. Là một trong 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nằm
trong Dải ven biển miền Trung, ngoài việc căn cứ vào Chiến lược biển Việt Nam đến 2020,
Nghệ An còn nên tham khảo Quy hoạch tổng thể phát triển Dải ven biển miền Trung Việt Nam
đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 9 tháng
5 năm 2008.
Để phân tích tiềm năng, lợi thế, triển vọng và thách thức trong phát triển kinh tế biển, đảo
Nghệ An thời kỳ đến năm 2020, có thể ứng dụng phân tích SWOT như sau:
Đối với lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản
Xét về điểm mạnh, so với các tỉnh trong dải ven biển miền Trung, tỉnh có mật độ hải sản tập
trung tương đối cao trên một đường bờ biển không dài; có thể khai thác liên tục với sản lượng
lớn. Trong các loại hải sản, Nghệ An có thế mạnh về đánh bắt và khai thác con tôm he bởi đây
là loại dễ đánh bắt với khối lượng lớn, giá trị kinh tế tương đối cao; nuôi trồng, kỹ thuật nuôi
tôm he không quá phức tạp, thời gian nuôi ngắn, phổ muối rộng, phổ nhiệt độ rộng, chịu được
ngưỡng ảnh hưởng môi trường lớn, chi phí nuôi thấp phù hợp với điều kiện của tỉnh còn nghèo
như Nghệ An.) Nguồn nhân lực đông, trẻ, được đào tạo, có trình độ, cần cù, có trình độ, có
khát vọng làm giàu mạnh mẽ. Kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật ở Nghệ An đã được
đầu tư phát triển tương đối đồng bộ, thuận lợi cho công tác vận tải hàng hoá.
Còn về điểm yếu: Mặc dù trữ lượng hải sản tương đối dồi dào nhưng khó đánh bắt vì nằm ở
vùng nước sâu (ngoại trừ con tôm) và đòi hỏi phải có trang bị tàu và công nghệ hiện đại mới
khai thác được tiềm năng hải sản của tỉnh. Giá trị kinh tế của các loài hải sản khác có tiềm
năng khai thác từ biển thuộc tỉnh (ngoại trừ tôm he) ở mức vừa phải. Diện tích nước lợ để nuôi
trồng thuỷ sản không nhiều, thấp hơn mức bình quân của dải ven biển miền Trung. Công nghệ
đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản còn lạc hậu. Công nghiệp chế biến còn kém phát triển.
Song cơ hội vẫn mở ra cho tỉnh Nghệ An bởi nhu cầu thị trường trong nước và thế giới đối với