Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển kênh phân phối sản phẩm chè Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN HOÀNG NGỌC
PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI
SẢN PHẨM CHÈ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH MINH
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
“Phát triển hệ thống kênh phân phối sản
phẩm chè Thái Nguyên”
.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Tác giả
Trần Hoàng Ngọc
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản đề tài này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Minh người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau
đại học cũng như các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Kinh
tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cục thống kê tỉnh
Thái Nguyên, Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý dự án chè, Sở
Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, Các doanh nghiệp chè trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu
thứ cấp, sơ cấp và các thông tin hữu ích phục vụ nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Hoàng Ngọc
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP CHÈ ................................................................................. 5
1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phân phối
hàng hoá ................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm phân phối hàng hoá .............................................................. 5
1.1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc phân phối hàng hoá ................................. 9
1.1.3. Tầm quan trọng của việc phân phối hàng hoá ........................................ 9
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối hàng hoá ...................... 10
1.3. Nội dung cơ bản của việc phân phối hàng hoá ........................................ 11
1.3.1. Bản chất của kênh phân phối ................................................................ 11
1.3.2. Tầm quan trọng của người trung gian................................................... 12
1.4. Kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp chè .................................... 13
1.5. Thực tiễn hoạt động sản xuất tiêu thụ chè của các nước trên thế giới và
trong nước ....................................................................................................... 16
1.5. 1. Thực tiễn hoạt động sản xuất tiêu thụ chè của các nước trên thế giới. ...... 16
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iv
1.5.2. Thực tiễn hoạt động sản xuất tiêu thụ chè của Việt Nam..................... 20
1.5.3. Tình hình sản xuất chè tiêu thụ chè ở tỉnh Thái Nguyên ...................... 22
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.............................. 23
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 23
.......................................................................... 23
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận ....................................................................... 23
............................................................ 23
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25
2.2.4. Phương pháp phân tích.......................................................................... 25
2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT ............................................................ 25
................................................................... 26
Chƣơng 3: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN
PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHÈ THÁI NGUYÊN................. 28
3.1. Thực trạng về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tại tỉnh Thái Nguyên.28
3.1.1. Vị trí, vai trò của cây chè ở tỉnh Thái Nguyên...................................... 28
3.1.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên ............... 30
3.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối sản phẩm chè Thái Nguyên.... 35
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chè tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................................... 57
3.2.1. Các yếu tố bên ngoài............................................................................. 57
3.2.2. Các yếu tố trong doanh nghiệp ............................................................. 61
3.3. Một số cơ hội và thách thức của doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên
hiện nay ........................................................................................................... 70
3.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 70
3.3.2. Điểm yếu ............................................................................................... 71
3.3.3. Cơ hội.................................................................................................... 72
3.3.4. Thách thức............................................................................................. 73
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
v
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CHO DOANH NGHIỆP CHÈ
THÁI NGUYÊN .................................................................................74
4.1. Quan điểm, định hướng nhằm xây dựng kênh phân phối sản phẩm của
doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 74
4.1.1. Những quan điểm phát triển kênh phân phối sản phẩm của doanh
nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên....................................................................... 74
4.1.2. Định hướng phát triển kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp chè
ở tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................... 75
4.2. Giải pháp triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp chè
ở tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................... 76
4.2.1. Hoàn thiện các kênh tiêu thụ sản phẩm đã có....................................... 77
4.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm ............................................................ 79
4.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm và chủng loại.................................................... 81
4.2.4. Hạ giá thành sản phẩm.......................................................................... 81
4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên............................................. 83
4.2.6. Xây dựng kế hoạch quảng bá, tuyên truyền, khuyếch trương sản phẩm.... 84
4.2.7. Đổi mới công nghệ................................................................................ 85
4.3. Đề nghị ..................................................................................................... 86
4.3.1. Đối với Nhà nước.................................................................................. 86
4.3.2. Đối với Hiệp hội chè ............................................................................. 86
4.3.3. Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên......................................................... 86
4.3.4. Đối với các doanh nghiệp ..................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90
PHỤ LỤC....................................................................................................... 92
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng chè cả nước giai đoạn 2000-2009 .....................21
Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra các doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên phân
theo hình thức sở hữu...............................................................................24
Bảng 2.2: Số lượng mẫu điều tra các doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên phân
theo quy mô vốn.......................................................................................24
Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng chè búp tươi theo huyện, thành phố, thị xã...........31
Bảng 3.2: Cơ cấu giống chè ở Thái Nguyên ............................................................32
Bảng 3.3: Tình hình tiêu thụ chè ở Thái Nguyên.....................................................34
Bảng 3.4: Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm chè xanh tại Thái Nguyên.......36
Bảng 3.5: Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm chè Thái Nguyên.37
Bảng 3.6: Thiết kế bao bì sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp chè
Thái Nguyên ...........................................................................................38
Bảng 3.7: Nhãn hiệu sản phẩm theo quy mô vốn của doanh nghiệp chè
Thái Nguyên ...........................................................................................40
Bảng 3.8: Các hình thức quảng cáo doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên áp
dụng năm 2011 ........................................................................................46
Bảng 3.9: Nguồn cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp chè ở Thái Nguyên ....49
Bảng 3.10 : Phương thức mua nguyên liệu của doanh nghiệp chè ở Thái Nguyên.50
Bảng 3.11: Hoạt động phân phối sản phẩm chè của các doanh nghiệp tỉnh
Thái Nguyên ............................................................................................54
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của thu nhập đến tiêu dùng các sản phẩm chè năm 2013...57
Bảng 3.13: Trình độ chuyên môn của các chủ doanh nghiệp Chè ở tỉnh
Thái Nguyên ...........................................................................................62
Bảng 3.14: Trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp chè ở
Thái Nguyên ...........................................................................................63
Bảng 3.15: Tình hình máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên 65
Bảng 3.16: Vốn bình quân của doanh nghiệp chè ở Thái Nguyên năm 2009 .......67
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng quát kênh phân phối sản phẩm...................................... 6
Sơ đồ 1.2: Dạng kênh phân phối trực tiếp ........................................................ 7
Sơ đồ 1.3: Dạng kênh phân phối gián tiếp........................................................ 7
Sơ đồ 1.4: Dạng kênh phân phối hỗn hợp......................................................... 8
Sơ đồ 1.5: Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống phân phối............................. 11
Sơ đồ 1.6: Các kênh phân phối doanh nghiệp chè thường sử dụng................ 14
Sơ đồ 3.1: Kênh phân phối chè của các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên ...... 43
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Diện tích, năng xuất chè Việt Nam 2000 - 2008………………….22
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng chi phí, giá bán và lợi nhuận của sản phẩm chè tỉnh
Thái Nguyên tiêu thụ nội địa năm 2011…………………………….44
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và
á nhiệt đới. Chè là một loại cây xuất hiện từ lâu đời và được trồng khá phổ
biến trên thế giới, tiêu biểu là ở một số quốc gia, tiêu biểu là ở một số quốc
gia thuộc khu vực châu Á như: Trung quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ,
Srilanka. Nước chè là thức uống tốt, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc
phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu
hóa, chữa được một số bệnh đường ruột. Đặc biệt, các nhà khoa học đã chỉ ra
rằng trong lá chè có chứa 20% chất tananh có tác dụng sát khuẩn mạnh, một
số chất cafein, đường, tinh dầu và một số loại vitamin, cùng 130 hợp chất
khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người (11).
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du, miền núi phía Bắc, được
thiên nhiên ưu đãi về đất đai, điều kiện khí hậu và thời tiết hết sức thích hợp
cho việc phát triển cây chè và nó thực sự trở thành sản phẩm mang tính đặc
thù của quê hương. Hiện nay, tỉnh có diện tích chè đứng thứ hai cả nước, với
diện tích 17.661 ha và sản lượng đạt 171.900 tấn chè búp tươi, năm 2013 đã
xuất khẩu 7.000 tấn, đạt 11 triệu USD. Trong quá trình phát triển kinh tế,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây chè Thái Nguyên được xác định là cây trồng
phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, chiến lược phát triển kinh tế
của Thái Nguyên đã xác định và chỉ rõ: “Chè là một cây kinh tế mũi nhọn,
cần được quan tâm đầu tư phát triển”.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc sản xuất kinh doanh sản
phẩm chè của Thái Nguyên vẫn còn những vấn đề còn tồn tại trong sản xuất
và đặc biệt là trong phân phối sản phẩm. Việc phân phối sản phẩm chè được
hình thành một cách tự nhiên, manh mún, thụ động chưa tạo được nền tảng
vững chắc, thiếu định hướng chiến lược về thị trường và khách hàng. Do đó,
mặc dù chè Thái Nguyên có sản lượng lớn nhưng do thiếu kiến thức tổ chức,
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
quản lý trong sản xuất và phân phối nên giá bán thấp làm cho giá trị hàng hóa
thấp, sức cạnh tranh kém chưa xứng đáng với thương hiệu nổi tiếng của mình.
Mặc dù đã có những bước tiến nhanh về diện tích, sản lượng, chất lượng nhưng
sự phát triển cây chè Thái Nguyên chưa thực sự bền vững và ổn định, đặc biệt
tỉnh Thái Nguyên chưa có hệ thống quản lý chất lượng chè. Mặt khác năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp chè Thái Nguyên còn yếu như: Sản phẩm chè
của các doanh nghiệp còn đơn giản về chủng loại, mẫu mã, chưa có nhiều sản
phẩm đặc biệt cao cấp, giá trị sản xuất còn thấp. Thị trường xuất khẩu chưa chủ
động, tiêu thụ trong nước là chính, phần lớn sản phẩm chè bán ra nước ngoài ở
dạng chè rời. Công tác xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức, chưa
phát huy được thế mạnh của chè Thái gắn với văn hóa chè để phát huy bản sắc
truyền thống. Nguyên nhân là do công nghệ chế biến chè còn lạc hậu, các doanh
nghiệp thường xuyên thiếu vốn cho hoạt động sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu
vào không đồng đều, chất lượng kém, một phần do cây chè bị khai thác triện để.
Vì vậy, việc đánh phát triển kênh phân phối sản phẩm và đề xuất giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè Thái Nguyên là một việc làm
cấp thiết. Các Ban, ngành và các nhà lãnh đạo trong tỉnh có thể đưa ra những
chính sách quản lý phù hợp. Các doanh nghiệp có thể phát triển tốt được hệ
thống kênh phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè
và thúc đẩy ngành chè tại Thái Nguyên ngày càng phát triển.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn nội dung: “Phát triển kênh
phân phối sản phẩm chè Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh và thực trạng kênh phân phối sản phẩm
chè Thái Nguyên, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm chè Thái Nguyên. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển
kênh phân phối sản phẩm chè Thái Nguyên của các doanh nghiệp chè ở tỉnh
Thái Nguyên trên thị trường.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về năng lực cạnh tranh và về
kênh phân phối sản phẩm trong doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp
chè nói riêng.
- Đánh giá thực trạng kênh phân phối sản phẩm chè Thái Nguyên.
- Phân tích nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới kênh phân phối sản
phẩm chè Thái Nguyên của các doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kênh
phân phối sản phẩm chè Thái Nguyên của các doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2013 - 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè
ở tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Tập trung vào một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về kênh phân
phối sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè. Nghiên cứu
phân tích thực trạng về phân phối sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Phạm vi về không gian
- Về không gian: Thu thập thông tin tại các doanh nghiệp chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp nghiên cứu trong khoảng thời gian 3
năm từ năm 2010 đến năm 2012. Số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng
3-4/2013.