Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI KIÊN TRUNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI KIÊN TRUNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 86 20 1 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thanh Tâm
Thái Nguyên, năm 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phát triển du lịch sinh thái trên
địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi và tôi chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tất cả các số liệu trình bày trong đề tài là trung thực, chưa được bảo vệ
cho một học vị nào. Mọi thông tin, số liệu sử dụng đều được trích dẫn nêu rõ
xuất xứ tác giả và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo. Các thông
tin, số liệu được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu được thu thập và
điều tra thực tế tại địa phương.
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2021
Tác giả luận văn
Bùi Kiên Trung
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thiện chương trình đào tạo trình độ
thạc sĩ, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô
giáo trong trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên nói chung và
thầy, cô giáo khoa Kinh tế và phát triển nông thôn nói riêng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, phòng đào
tạo và Khoa KT&PTNT trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái nguyên đã
tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình
học tập và nghiên cứu bậc học thạc sĩ.
Để hoàn thiện được luận văn này tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng
kính trọng sâu sắc đến TS. Bùi Thị Thanh Tâm đã hướng dẫn rất tận tình cho
tôi trong quá trình nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu đề tài tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các đồng
chí lãnh đạo thành phố Sông Công, lãnh đạo địa phương nơi nghiên cứ đề tài,
gia đình, cơ quan và bạn bè. Tôi xin cảm ơn mọi người đã động viên và giúp
đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, mặc dù tác giả đã có nhiều sự cố
gắng, nhưng do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên
luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo và các nhà khoa học để hoàn thành tốt hơn.
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2021
Tác giả luận văn
Bùi Kiên Trung
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết, thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ..........................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................................................4
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn........................4
Chương 1.....................................................................................................................5
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái.........................................................5
1.1.1. Các khái niệm về phát triển du lịch sinh thái....................................................5
1.1.2. Phân biệt du lịch sinh thái với một số loại hình du lịch tương tự ...................10
1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái........................................................................11
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch sinh thái ................................15
1.1.5. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái ..........................................................22
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ........................................................26
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam ..........................................26
1.2.2. Một số thể chế, chính sách liên quan đến phát triển du lịch sinh thái: ...........28
1.2.3. Bài học kinh nghiệm ở một số địa phương trong phát triển du lịch sinh thái.29
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch sinh thái của Thành phố
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên...................................................................................33
Chương 2...................................................................................................................35
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................35
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội của thành phố Sông Công............................35
iv
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Sông Công ........................39
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................43
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................43
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...............................................................43
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................44
2.3.3. Phương pháp phân tích....................................................................................45
2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................45
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................................45
Chương 3...................................................................................................................47
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................47
3.1. Tình hình phát triển ngành du lịch sinh thái ở thành phố Sông Công ...............47
3.1.1. Vị trí, vai trò của du lịch sinh thái thành phố Sông Công đối với phát triển du lịch
của tỉnh Thái Nguyên và tiểu vùng Đông Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi phiá
Bắc.............................................................................................................................47
3.1.2. Vị trí, vai trò của du lịch sinh thái Sông Công đối với phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố Sông Công ...................................................................................49
3.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái thành phố Sông Công giai
đoạn 2018- 2020........................................................................................................50
3.2. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển DLST trên địa bàn Thành phố
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên...................................................................................71
3.2.1. Về tài nguyên du lịch ......................................................................................71
3.2.2. Về hạ tầng .......................................................................................................71
3.2.3. Về vị trí địa lý .................................................................................................72
3.3. Đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát
triển du lịch sinh thái Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên .............................73
3.3.1. Đánh giá kết quả đạt được...............................................................................73
3.3.2. Thuận lợi .........................................................................................................74
3.3.3. Khó khăn và nguyên nhân hạn chế .................................................................76
3.4. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên.......................................................................................................................78
v
3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách......................................................................78
3.4.2. Giải pháp về đầu tư .........................................................................................81
3.4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch...................................................83
3.4.4. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch...............................................................84
3.4.5. Giải pháp tổ chức quản lý ...............................................................................86
3.4.6. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ........................................................86
3.4.7. Giải pháp liên kết và hợp tác quốc tế ..............................................................87
3.4.8. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch........................................88
3.4.9. Giải pháp khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch ..........89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................91
1. Kết luận .................................................................................................................91
2. Kiến nghị...............................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................95
PHỤ LỤC 1
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên chữ viết tắt Tên đầy đủ
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CĐ Cao đẳng
DLST Du lịch sinh thái
ĐVT Đơn vị tính
GTNT Giao thông nông thôn
LĐ Lao động
TC Trung cấp
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai ở thành phố Sông Công giai đoạn
2018 – 2020...............................................................................................................37
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành kinh tế...................................................39
Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn
2018 - 2020 ...............................................................................................................41
Bảng 3.1. Tình hình du khách đến với Sông Công giai đoạn 2018 – 2020 ..............51
Bảng 3.2: Tình hình biến động khách lưu trú giai đoạn 2018 – 2020 ......................53
Bảng 3.3: Tổng thu từ du lịch sinh thái thành phố Sông Công giai đoạn
2018 - 2020 ...............................................................................................................54
Bảng 3.4: Cơ cấu khách du lịch đến khu DLST theo mục đích................................55
Bảng 3.5: Đánh giá về chất lượng dịch vụ................................................................56
Bảng 3.6: Hiện trạng cơ sở lưu trú tại thành phố Sông Công giai đoạn
2018 - 2020 ...............................................................................................................58
Bảng 3.7: Lao động hoạt động du lịch ở Sông Công giai đoạn 2018 - 2020............59
Bảng 3.8: Số lần khách du lịch đến Sông Công........................................................60
Bảng 3.9: Nguồn thông tin du khách biết đến điểm DLST của Sông Công.............62
Bảng 3.10: Kết quả điều tra về khả năng sẵn sàng cung cấp sản phẩm của người dân
địa phương.................................................................................................................67
Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá của người dân địa phương về sự tác động của DLST..69
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Du lịch sinh thái giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của
mỗi nước. Du lịch sinh thái góp phần duy trì, bảo tồn sinh vật cảnh quan và tạo điều
kiện cho chúng phát triển tốt nhất. Đặc biệt du lịch sinh thái được xem là một mô
hình du lịch mang tính trách nhiệm với môi trường tại các khu thiên nhiên vẫn còn
hoang sơ. Do đó phát triển du lịch sinh thái đang là nhiệm vụ trọng tâm luôn được
Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm nhằm thúc đẩy về công tác bảo tồn, ít
tác động tiêu cực đến môi trường đồng thời tạo ra những ảnh hưởng tích cực phát
triển kinh tế xã hội cho cộng đồng, địa phương.
Trong phát triển kinh tế thì du lịch đó trở thành một ngành quan trọng của
nhiều nước công nghiệp phát triển. Có ưu thế là một quốc gia có tiềm năng trong
phát triển ngành du lịch, đồng thời phát triển du lịch cũng được coi là một cứu cánh
để khôi phục và phát triển nền kinh tế. Để làm được điều đó Nhà nước ta đã có
những chủ trương chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đưa
ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo đó cũng đưa ra một số định
hướng cho du lịch và phát triển các ngành khác, cụ thể tại Nghị quyết số 08-
NQ/TW của ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Trong giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp và phát triển công
nghệ 4.0, du lịch cũng có những sự thay đổi để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng
của con người. Có rất nhiều các loại hình du lịch ra đời để phục vụ cho các nhu cầu
đa dạng của thực khách, một trong số đó hiện đang rất được ưu chuộng và chiếm
được sự quan tâm ngày cao là du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Loại hình du
lịch này diễn ra và duy trì phụ thuộc lớn vào các điều kiện tại địa phương như cảnh
đẹp thiên nhiên hoang sơ, lịch sử, văn hóa bản địa… Du lịch sinh thái (DLST) còn
góp phần bảo tồn và phát triển cộng đồng dân cư địa phương làm cho loại hình này
trở nên hấp dẫn. DLST được xác định là loại hình du lịch đặc thù và là tiềm năng
thế mạnh của du lịch Việt Nam.
Sông Công là thành phố mới có địa hình rất phù hợp với phát triển du lịch
nói chung và DLST nói riêng. Bên cạnh dòng Sông Công còn có Núi Tảo, với các
2
dãy núi bát úp, những cánh rừng màu xanh xen kẽ với các đồi chè, nương lúa. Tại
đây là một vị trí địa lý thuận lợi và sẽ là nơi để xây dựng các khu vui chơi, giải trí,
các trường đua ngựa, các sân golf… Bên cạnh đó với sự kết hợp các cảnh quan
thiên nhiên ấn tượng của Sông Công với khu du lịch hồ ghềnh chè cùng các đảo tự
nhiên, khu di tích lịch sử và nét đẹp của văn hóa người dân địa phương sẽ đem lại
các trải nghiệm thú vị hấp dẫn du khách. Theo đó trong những năm tới Sông Công
sẽ là điểm đến trong tour du lịch "Về Cội nguồn Kháng chiến" của Thái Nguyên.
Với lợi thế thành phố đô thị phát triển công nghiệp ở phía Nam của tỉnh Thái
Nguyên, Sông Công cũng có cho mình nhiều những tiềm năng để phát triển ngành
du lịch. Trên địa bàn thành phố có dòng Sông Công dài trên 9km chạy qua, dòng
sông chạy theo Tây Bắc – Đông Nam chia thành phố Sông Công thành 2 vùng
Đông, Tây; Phía Đông có các yếu tố thuận lợi nên là nơi tập trung các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, còn phía Tây các các vùng đồi hình bát úp với thảm thực
vật phong phú và hồ nước xanh mát quanh năm. Dọc về phía Đông của sông Công
sẽ là vùng đất tương đối bằng phẳng nơi đây có ngọn Núi Tam Đảo cao gần 50m so
với mặt sông, được quy hoạch khu công viên cây xanh theo dọc bờ Sông Công. Hữu
ngạn dòng Sông Công tươi mát hiền hoà là 2 xã Bình Sơn và Vinh Sơn với diện tích
3.697 ha, đây là vùng đất thoải thuộc sườn đông dãy Tam Đảo hùng vĩ nối liền với
hàng trăm quả đồi bát úp khoác trên mình màu xanh của rừng cây, đồi chè và các
thung lũng tự nhiên đã tạo nên những lòng hồ quanh năm có nước trong xanh
(Phòng Văn hóa thông tin thành phố Sông Công, 2020)
Xã Vinh Sơn nằm phía Tây Nam thành phố có cảnh quan thiên nhiên rất độc
đáo như (con sông Công uốn lượn chảy qua và có hồ Núi Nác với diện tích mặt
nước là 15 ha, có cánh rừng tái sinh và những đồi chè xanh ngát nối tiếp nhau tạo
nên như một làn sóng.
Xã Bình Sơn là xã giáp với xã Vinh Sơn, Bình Sơn được gọi là vùng đất bốn
mùa xanh mát vì được điều hòa bởi Hồ Ghềnh Chè ở phía tây của xã, hồ có diện
tích mặt nước là 90 ha với tổng chiều dài là 13km, chiều rộng 7km với độ sâu là 15m và
được bao quanh bởi những cánh rừng nguyên sinh và tái sinh đang phát triển.