Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ HỮU KHẢI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI
BẢO TỒN VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ HỮU KHẢI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI
BẢO TỒN VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ
THÁI NGUYÊN- 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
được thực hiện nghiêm túc và mọi số liệu trong này được trích dẫn có nguồn
gốc rõ ràng.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng11 năm 2020
Tác giả luận văn
Lê Hữu Khải
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, toàn thể các thầy, cô
giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình theo học tại
trường và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian học tập và nghiên cứu
nhằm hoàn thành chương trình Cao học.
Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành, sâu
sắc tới TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan nơi tôi công tác và nghiên cứu
luận văn, cùng toàn thể các đồng nghiệp, gia đình bạn bè đã tạo điều kiện,
cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành chương trình học của mình và góp phần
thực hiện tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn
Lê Hữu Khải
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................... x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 4
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI BẢO TỒN VĂN HÓA DÂN TỘC............................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân
tộc… .................................................................................................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm....................................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc ... 9
1.1.3. Nội dung của phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn VHDT........... 10
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn
văn hóa dân tộc................................................................................................ 14
1.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
dân tộc ............................................................................................................. 17
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước...................................... 17
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra và vận dụng cho thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai..... 23
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 24
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 24
iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 24
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 26
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................. 28
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 30
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của địa phương...... 30
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh tình hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn
VHDT của địa phương.................................................................................... 31
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch gắn
với bảo tồn VHDT........................................................................................... 33
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
GẮN VỚI BẢO TỒN VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
SA PA, TỈNH LÀO CAI ............................................................................. 39
3.1. Khái quát về thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai ................................................... 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 39
3.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 41
3.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................... 42
3.2. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc
của thị xã Sa Pa ............................................................................................... 45
3.2.1. Địa hình, khí hậu đặc sắc của Sa Pa...................................................... 45
3.2.2. Các điểm du lịch hấp dẫn...................................................................... 46
3.2.3. Nét văn hóa dân tộc độc đáo, hấp dẫn................................................... 48
3.3. ..Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân.
tộc tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai................................................................. 49
3.3.1. Kết quả phát triển du lịch cộng đồng tại thị xã Sa Pa giai đoạn 2017 -
2019................................................................................................................. 49
3.3.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân
tộc tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.................................................................. 51
v
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn
văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa........................................................ 71
3.4.1. Yếu tố khách quan................................................................................. 71
3.4.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 76
3.5. Đánh giá chung về phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa.
dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.......................................... 86
3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 86
3.5.2. Hạn chế.................................................................................................. 87
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 87
Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI
BẢO TỒN VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SA PA, TỈNH
LÀO CAI......................................................................................................... 89
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo
tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai ................................ 89
4.1.1. Quan điểm............................................................................................. 89
4.1.2. Định hướng............................................................................................ 89
4.1.3. Mục tiêu................................................................................................. 90
4.2. Các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân
tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai .................................................. 92
4.2.1. Quy hoạch phát triển khu vực du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn
hóa dân tộc tại thị xã Sa Pa ............................................................................. 92
4.2.2. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn
hóa dân tộc trên địa bàn .................................................................................. 94
4.2.3. Đẩy mạnh công tác quản lý đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch
cộng đồng độc đáo, đa dạng, gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc..................... 96
4.2.4. Nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ phục vụ du lịch cộng đồng
gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa ............................. 98
4.2.5. Nâng cao chất lượng công tác quản lý, phát triển các hoạt động lữ hành
vi
và tuyên truyền cho sản phẩm du lịch cộng đồng của địa phương................. 99
4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hạn chế ô nhiễm bảo vệ môi
trường trong phát triển du lịch cộng đồng gắn với BTVĐT của địa phương100
4.2.7. Tăng cường sự tham gia của các hộ dân trong phát triển du lịch cộng
đồng trên địa bàn........................................................................................... 101
4.3. Kiến nghị................................................................................................ 105
4.3.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ............................................... 105
4.3.2. Đối với Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai......................... 106
4.3.3. Đối với Phòng Văn hóa thông tin thị xã Sa Pa ................................... 106
4.3.4. Đối với người dân địa phương ............................................................ 107
KẾT LUẬN.................................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109
PHỤ LỤC .................................................................................................... 112
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTVHDT Bảo tồn văn hóa dân tộc
DLCĐ Du lịch cộng đồng
KT-XH Kinh tế - Xã hội
NSNN Ngân sách nhà nước
QĐ Quyết định
TTg Thủ tướng
VHDT Văn hóa dân tộc
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thang đo Likert .............................................................................. 26
Bảng 3.1: Doanh thu, nộp ngân sách nhà nước của Du lịch cộng đồng tại thị
xã Sa Pa giai đoạn 2017-2019............................................................... 50
Bảng 3.2: Quy mô khách du lịch cộng đồng từ năm 2017-2019.................... 51
Bảng 3.3: Thống kê các sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
dân tộc tại thị xã Sa Pa từ năm 2017-2019 ........................................... 55
Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá về phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn
với bảo tồn văn hóa dân tộc tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.............. 56
Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá về các điểm, tuyến du lịch cộng đồng gắn với
bảo tồn văn hóa dân tộc tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai..................... 58
Bảng 3.6: Ngân sách dành cho công cụ xúc tiến du lịch cộng đồng tại thị xã
Sa Pa giai đoạn 2017-2019 ................................................................... 59
Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá về phát triển hoạt động xúc tiến du lịch cộng
đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh
Lào Cai ................................................................................................. 61
Bảng 3.8: Ý kiến đánh giá về phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã
Sa Pa, tỉnh Lào Cai .............................................................................. 63
Bảng 3.9: Nguồn nhân lực tham gia phát triển du lịch cộng đồng gắn với
BTVHDT trên địa bàn thị xã Sa Pa giai đoạn 2017-2019 .................... 65
Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá về phát triển lực lượng hướng dẫn viên du
lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã
Sa Pa, tỉnh Lào Cai .............................................................................. 67
Bảng 3.11: Quy mô cơ sở lưu trú và homestay phục vụ phát triển DLCĐ gắn
với BTVDHT trên địa bàn thị xã Sa Pa từ năm 2017-2019 ................. 69
Bảng 3.12: Ý kiến đánh giá về phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du
ix
lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã
Sa Pa, tỉnh Lào Cai .............................................................................. 70
Bảng 3.13: Ý kiến đánh giá về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho
phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc trên
địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai...................................................... 72
Bảng 3.14: Ý kiến đánh giá về đặc trưng từng vùng, từng địa phương cho
phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc trên
địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai...................................................... 74
Bảng 3.15: Ý kiến đánh giá về đối tượng khách du lịch cho phát triển du
lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã
Sa Pa, tỉnh Lào Cai .............................................................................. 75
Bảng 3.16: Ý kiến đánh giá về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý du lịch tại địa phương cho phát triển du lịch cộng
đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh
Lào Cai ................................................................................................. 78
Bảng 3.17: Quy mô vốn đầu tư cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với
BTVHDT trên địa bàn thị xã Sa Pa giai đoạn 2017-2019 .................... 80
Bảng 3.18: Thống kê số lượng văn bản ban hành có hiệu lực trong phát triển
du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai...................................... 82
Bảng 3.19: Ý kiến đánh giá đường lối về phát triển du lịch tại địa phương
cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc tại
thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai ................................................................... 84
Bảng 3.20: Ý kiến đánh giá về đường lối về sự phối hợp của cơ quan quản
lý nhà nước trong công tác xúc tiến du lịch gắn với bảo tồn VHDT
trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai .............................................. 85
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế tại thị xã Sa Pa giai đoạn 2017-2019......................42
Hình 3.2: Cơ cấu ngân sách dành cho công cụ xúc tiến du lịchcộng đồng tại
thị xã Sa Pa giai đoạn 2017-2019 ......................................................... 60
Hình 3.3: Bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý du lịchtại địa bàn
thị xã Sa Pa............................................................................................ 77
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ ở
nhiều quốc gia phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Nhà nước ta luôn xác định du lịch là ngành công nghiệp mang lại những
lợi ích kinh tế to lớn. Tuy nhiên, đây cũng là ngành khá “đặc biệt” vì thế để phát
triển ngành quan trọng này cần phải có chiến lược chính sách đúng và luôn tăng
cường công tác quản lý nhằm khai thác có hiệu quả cũng như bảo vệ, tôn tạo tài
nguyên thiên nhiên, văn hóa của đất nước, bảo vệ môi trường tự nhiên. Việt
Nam với tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch và khẳng định vị thế trong nền kinh tế quốc dân.
Trong những năm gần đây du lịch cộng đồng là loại hình du lịch đang
được rất nhiều du khách ưu chuộng vì du khách muốn được khám phá, trải
nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương tham gia
mọi hoạt động sinh hoạt như du khách sẽ ăn, ngủ tại nhà dân, sinh hoạt và lao
động cùng người dân với cộng đồng địa phương, thưởng thức những giá trị tự
nhiên, văn hóa, tinh thần ở địa phương. Bên cạnh các loại hình trước đây du
khách thường tham gia như du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch mạo
hiểm…thì du lịch cộng đồng hiện nay đang là một xu hướng mà du khách rất ưa
thích. Bởi vì nó giúp người ta có thể trải nghiệm các giá trị văn hóa, giá trị tự
nhiên nơi mà có người dân sinh sống tại địa phương. Du khách ngày càng muốn
tham gia các hoạt động du lịch mà mình được trải nghiệm nhiều hơn chính vì
vậy mà du lịch cộng đồng đang trở thành xu hướng phát triển hiện nay.
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía tây bắc Việt Nam cách Hà
Nội khoảng 300km, giáp với các tỉnh Hà Giang, Lai Châu và Yên Bái; là
trung tâm của 6 tỉnh biên giới (bao gồm cả Điện Biên), kết nối thành hệ thống
8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (cùng với Hòa Bình và Phú Thọ). Tỉnh Lào Cai có
203,5 km đường biên giới giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), với cửa khẩu
2
quốc tế quan trọng là Hà Khẩu. Địa hình Lào Cai chủ yếu là núi, dọc theo dẫy
Hoàng Liên, xen kẽ giữa các đỉnh núi cao và thung lũng, tạo ra cảnh quan núi
rừng, hang động, thác nước đặc sắc và đa dạng, hệ động thực vật phong
phú,những cao nguyên với khí hậu mát mẻ. Lào Cai cũng là nơi sinh sống của
25 dân tộc, chiếm 50% tổng số dân tộc của cả Việt Nam dân tộc, với lối sống
và văn hóa đa dạng, giầu bản sắc, hài hòa với thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên
và nhân văn đã tạo cho Lào Cai tiềm năng lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là
tiềm năng lớn trong phát triển du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân
tộc đặc sắc là điểm nhấn thu hút khách du lịch đến trải nghiệm (Ủy ban nhân
dân tỉnh Lào Cai, 2015).
Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016 của thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh
Lào Cai đến năm 2030 với quan điểm phát triển: “Phát triển khu du lịch đồng
thời với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; phát huy tối
đa lợi thế về điều kiện tự nhiên (khí hậu, cảnh quan); bảo đảm an ninh, quốc
phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi
trường; Chú trọng khai thác thế mạnh đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên và
bản sắc văn hóa đặc sắc, đa dạng của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát
triển khu du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng
điểm; nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu du lịch cho Sa Pa”
(Thủ tướng Chính Phủ, 2015).
Theo đánh giá của chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào
Cai, hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng khi loại
hình du lịch này phát triển mạnh nhưng còn thiếu tính bền vững, thiếu sự gắn
kết với sản xuất; các dịch vụ ăn, nghỉ phục vụ khách chủ yếu mang tính tự
phát chưa chuyên nghiệp; thiếu đội ngũ lao động chuyên nghiệp, chất lượng
cao, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết trình viên; những vấn đề về
trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy,
chữa cháy còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro...(Hoàng Minh, 2020).