Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THANH MAI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LƢU VỰC
SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
THÁI NGUYÊN, 2013
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THANH MAI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở LƢU VỰC
SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60310501
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VIẾT KHANH
THÁI NGUYÊN, 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích
dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Mai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành, tôi xin chân thành
cảm ơn PGS.TS. Trần Viết Khanh, người đã hướng dẫn tận tình tôi trong suốt
quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa
Địa lý, Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái
Nguyên, Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên,
Ban quản lí Khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc, Ban quản lí Khu di tích ATK Định
Hóa, người thân trong gia đình, các bạn học viên cao học lớp Địa lý học K19
đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình làm luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thanh Mai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan........................................................................................................i
Lời cảm ơn ..........................................................................................................ii
Mục lục...............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................... v
Danh mục các bảng ...........................................................................................vi
Danh mục các hình ...........................................................................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ .....................................................................................2
3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.........................................................2
4. Giới hạn đề tài.................................................................................................7
5. Lịch sử nghiên cứu .........................................................................................7
6. Những đóng góp mới của luận văn.................................................................9
7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................10
NỘI DUNG....................................................................................................... 11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH............................................................................................ 11
1.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................11
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch ...................................................11
1.1.2. Các loại hình du lịch............................................................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................18
1.2.1. Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch ở Việt Nam....................18
1.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ...24
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................26
Chƣơng 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở LƢU VỰC SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN.................................. 28
2.1. Khái quát về lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên..................................28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Công................................................28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
2.1.2. Dân cư, lao động và cơ sở hạ tầng ......................................................33
2.2. Tiềm năng du lịch ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên ......................34
2.2.1. Đánh giá chung....................................................................................34
2.2.2. Tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn .................................37
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch lưu vực sông Công ......................................49
2.3.1. Khu vực Hồ Núi Cốc...........................................................................52
2.3.2. Khu vực ATK Định Hóa .....................................................................65
2.4. Hạn chế trong phát triển du lịch ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên ....72
2.5. Du lịch lưu vực sông Công trong mối liên hệ với các tuyến du lịch nội
tỉnh, liên tỉnh và liên vùng ................................................................................73
2.5.1. Mối liên hệ du lịch trong phạm vi lưu vực sông Công .......................73
2.5.2. Mối liên hệ với các điểm du lịch nội tỉnh............................................74
2.5.3. Mối liên hệ liên vùng...........................................................................76
2.6. Phân tích SWOT cho du lịch lưu vực sông Công .....................................78
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................80
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LƢU VỰC SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN...................................... 82
3.1. Cơ sở định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở lưu vực sông Công
tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................................82
3.2. Mục tiêu phát triển.....................................................................................84
3.3. Các định hướng phát triển du lịch .............................................................85
3.3.1. Các định hướng chung.........................................................................85
3.3.2. Các định hướng cụ thể.........................................................................89
3.4. Một số giải pháp và kiến nghị .................................................................102
3.4.1. Các giải pháp .....................................................................................103
3.4.2. Một số kiến nghị................................................................................108
Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................109
KẾT LUẬN.................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 112
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATK An toàn khu
KDL Khu du lịch
UBND Ủy ban nhân dân
VHTTDL Văn hóa Thể thao Du lịch
VQG Vườn quốc gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số liệu khí tượng một số trạm khu vực nghiên cứu ........................ 38
Bảng 2.2. Thống kê số loài động vật khu vực nghiên cứu............................... 39
Bảng 2.3. Phân bố các di tích lịch sử theo các xã vùng trung tâm ATK ......... 42
Bảng 2.4. Diện tích đất tự nhiên phân theo đơn vị hành chính vùng du lịch
Hồ Núi Cốc...................................................................................... 52
Bảng 2.5. Doanh thu từ du lịch khu vực Hồ Núi Cốc giai đoạn 2000 - 2012 . 54
Bảng 2.6. Quy mô khách du lịch khu vực Hồ Núi Cốc giai đoạn 2000 - 2012 .... 56
Bảng 2.7. Quy mô cơ sở lưu trú khu vực Hồ Núi Cốc giai đoạn 2003 - 2012 ...... 58
Bảng 2.8. Số lượng buồng phòng khu vực Hồ Núi Cốc năm 2012 ................. 59
Bảng 2.9. Trình độ nguồn nhân lực hoạt động tại khu vực du lịch Hồ Núi
Cốc năm 2012.................................................................................. 59
Bảng 2.10. Cơ cấu khách du lịch khu vực Hồ Núi Cốc giai đoạn 2003 – 2012 . 63
Bảng 2.11. Các điểm du lịch sinh thái chủ yếu ở ATK Định Hóa................... 65
Bảng 2.12. Các điểm du lịch nhân văn chủ yếu ở ATK Định Hóa.................. 66
Bảng 2.13. Quy mô khách du lịch khu di tích ATK Định Hóa giai đoạn
2003 – 2012..................................................................................... 68
Bảng 2.14. Danh sách cơ sở lưu trú du lịch huyện Định Hóa (tính đến
31/3/2011) ....................................................................................... 69
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch và nhu cầu phục vụ du lịch vùng du lịch
Hồ Núi Cốc đến năm 2030.............................................................. 92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch ...................................................16
Hình 2.1. Bản vị trí lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên...............................30
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch lưu vực sông Công tỉnh
Thái Nguyên ......................................................................................50
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện doanh thu và quy mô khách du lịch khu vực
Hồ Núi Cốc giai đoạn 2000 – 2012 ...................................................57
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn nhân lực hoạt động tại khu
vực Hồ Núi Cốc năm 2012 ................................................................60
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu khách du lịch khu vực Hồ Núi Cốc giai
đoạn 2003 – 2012 ..............................................................................64
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện quy mô khách du lịch khu vực ATK Định Hóa
giai đoạn 2003 – 2012 .......................................................................69
Hình 3.1. Bản đồ định hướng phát triển không gian du lịch và liên kết
vùng lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên.......................................88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng mang lại thu nhập đáng kể cho
một số quốc gia có nền du lịch phát triển. Hiện nay, Việt Nam xác định du
lịch là ngành dịch vụ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến
lược trong sự phát triển chung của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn có
những chính sách cụ thể nhằm mục đích khai thác có hiệu quả tài nguyên
du lịch quốc gia, gắn kết chặt chẽ ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường, khẳng định du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, là yêu cầu tất yếu trong
bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.
Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng trung du và
miền núi phía Bắc của nước ta. Nơi đây có nguồn du lịch có khả năng phát
triển tốt, đặc biệt lưu vực sông Công có tiềm năng rất lớn bao gồm cả du
lịch sinh thái và du lịch nhân văn với các điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn du
khách như các hồ nước, thác nước, những hang động và rất nhiều di tích
lịch sử, cách mạng, các lễ hội văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của
người dân trong lưu vực cùng các yếu tố văn hóa khác như các làng nghề
truyền thống và văn hóa ẩm thực.
Khoảng mười năm trở lại đây, tỉnh Thái Nguyên đã có những đầu tư
nhất định cho việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, mức độ đầu tư còn yếu và
chưa phát huy được tiềm năng sẵn có. Đồng thời, ở một số nơi tình trạng đầu
tư xây dựng các công trình, san lấp mặt bằng đã dẫn đến môi trường sinh thái
bị ô nhiễm. Những vấn đề trên đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền
vững của hoạt động phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu gắn
lý luận với thực tiễn để đưa các giải pháp cho phát triển du lịch lưu vực sông
Công tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết, phù hợp với xu thế hiện nay, có ý
nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch của địa phương, trở thành ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
kinh tế chủ đạo góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho nhân dân. Chính vì thế, tác giả lựa chọn đề tài “Phát
triển du lịch ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về thực trạng phát triển du lịch ở
lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
có tính khuyến nghị nhằm khai thác tiềm năng, phát triển du lịch đạt hiệu quả
cao và bền vững của lưu vực sông Công.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ
chính sau:
- Tổng quan những vấn đề lý luận về việc phát triển du lịch.
- Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng khai thác du lịch ở lưu vực sông
Công tỉnh Thái Nguyên.
- Định hướng phát triển du lịch ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp khai thác du lịch đạt hiệu quả về nhiều mặt
ở lưu vực sông Công tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng các bản đồ thể hiện đối tượng nghiên cứu.
3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Quan điểm nghiên cứu
3.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng, tồn tại trong sự vận động
phát triển không ngừng theo những quy luật khách quan, có mối quan hệ giữa
các thành phần của từng loại tài nguyên và môi trường kinh tế - xã hội nuôi
dưỡng nó. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cần xem xét chúng trong mối
quan hệ với các phân hệ và việc hình thành, bảo tồn, khai thác tài nguyên du
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
lịch trong quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai về các vấn đề này. Khi nghiên
cứu tài nguyên du lịch còn phải nghiên cứu trong sự phát triển không ngừng
và mối quan hệ biện chứng với các khoa học có liên quan. [21]
3.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc các cấp, các
kiểu khác nhau, có quy mô diện tích được xác định trong không gian. Vì vậy, khi
nghiên cứu đối tượng cần xác định rõ vị trí, quy mô lãnh thổ sao cho phù hợp với
các điều kiện phát triển. Một hệ thống lãnh thổ du lịch thường có nhiều nguồn
lực để phát triển du lịch. Nhưng đồng thời mỗi địa phương hoặc mỗi hệ thống lãnh
thổ cũng có những nguồn lực là thế mạnh để phát triển du lịch riêng. Do đó, cần
có những chiến lược để phát huy lợi thế tổng hợp, tạo ra sức mạnh cạnh tranh. [20]
3.1.3. Quan điểm hệ thống
Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại, phát triển và mối quan hệ
qua lại giữa các thành tố của từng phân hệ, cũng như giữa các phân hệ du lịch
với nhau trong cùng một hệ thống và môi trường xung quanh. Đồng thời giữa
các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp cũng có mối liên hệ chặt
chẽ. Do vậy, khi nghiên cứu tài nguyên du lịch của một khu vực, một địa
phương hay một quốc gia cần đặt chúng trong một hệ thống lãnh thổ du lịch
nhất định. Việc nghiên cứu các loại tài nguyên phải được xem xét đặc điểm
của từng loại, mối quan hệ giữa các loại trong cùng một hệ thống lãnh thổ du
lịch với các loại, các phân hệ tài nguyên du lịch khác.
Trong khi nghiên cứu tài nguyên du lịch cần sắp xếp các vấn đề theo trật
tự có hệ thống, khoa học, trong mối quan hệ biện chứng qua lại. Các vấn đề được
nghiên cứu, giải quyết trước phải là cơ sở cho những vấn đề được nghiên cứu và
giải quyết sau, phải đi từ định lượng đến định tính, từ lý luận đến thực tiễn... [21]
3.1.4. Quan điểm phát triển du lịch bền vững
Phát triển bền vững đã trở thành xu hướng, mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và phát triển ngành du lịch của các quốc gia trong thế kỷ