Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Huyện Kim Bôi Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
943.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
899

Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Huyện Kim Bôi Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BÙI THỊ KIỀU CHINH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN KIM BÔI – TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ:8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

HÀ NỘI, 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận

văn của Hội đồng khoa học.

Người cam đoan

Bùi Thị Kiều Chinh

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo Khoa

Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt

cho tôi những kiến thức quý báu có thể áp dụng song song kiến thức đã học

và kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS,TS Nguyễn Văn Tuấn, người

đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Kim Bôi, Phòng VH-TT huyện

Kim Bôi, Chi cục thống kê khu vực Kim Bôi – Lạc Thủy và các cá nhân đã

tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình đã động viên, ủng hộ tôi trong suốt

quá trình học tập vừa qua.

Tác giả

Bùi Thị Kiều Chinh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT

TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG.................................................................. 5

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng ........................................ 5

1.1.1. Các khái niệm có liên quan……………………………………….…..5

1.1.2. Nội dung phát triển du lịch cộng đồng ........................................ 11

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng ............ 15

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng ................................... 20

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới................. 20

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển DLCĐ ở một số địa phương của Việt Nam22

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Kim Bôi..................................... 25

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN HUYỆN KIM BÔI VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................... 27

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình ........................... 27

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 27

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - Xã hội ............................................................ 30

2.1.3. Ảnh hưởng của các đặc điểm cơ bản đến phát triển du lịch cộng

đồng của huyện Kim Bôi........................................................................ 35

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 37

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát............................. 37

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin.................................................. 37

iv

2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin ...................................... 38

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu....................................................... 39

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 40

3.1. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Kim Bôi ............... 40

3.1.1. Tiềm năng du lịch cộng đồng của huyện Kim Bôi....................... 40

3.1.2. Kết quả phát triển du lịch cộng đồng huyện Kim Bôi ................. 48

3.2. Thực trạng phát triển DLCĐ trên địa bàn huyện Kim Bôi ...................... 51

3.2.1. Công tác quy hoạch kế hoạch phát triển DLCĐ của huyện Kim Bôi 51

3.2.2. Thực trạng phát triển các sản phẩm DLCĐ của huyện Kim Bôi..... 54

3.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng DLCĐ của huyện Kim Bôi..... 57

3.2.4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng........... 59

3.2.5. Phát triển các hình thức tổ chức quản lý hoạt động DLCĐ............. 61

3.2.6. Đánh giá của khách hàng về chất lượng du lịch cộng đồng

huyện Kim Bôi....................................................................................... 64

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến DLCĐ trên địa bàn huyện Kim Bôi. .......... 67

3.3.1. Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách ................................ 67

3.3.2. Tài nguyên về du lịch cộng đồng của địa phương....................... 69

3.3.3. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch cộng đồng...................... 70

3.3.4. Hệ thống cơ sở vật chất cho phát triển du lịch cộng đồng.......... 71

3.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn Kim Bôi,

tỉnh Hòa Bình ............................................................................................... 72

3.4.1. Những thành công........................................................................ 73

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế................................................................. 74

3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ............................................... 75

3.5. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Kim Bôi ... 76

3.5.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển du lịch

cộng đồng trên địa bàn huyện ............................................................... 76

3.5.2. Tăng cường khai thác, thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch

v

cộng đồng trên địa bàn huyện Kim Bôi. ................................................ 77

3.5.3. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên

địa bàn huyện Kim Bôi .......................................................................... 79

3.5.4. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho du

lịch cộng đồng của huyện Kim Bôi........................................................ 80

3.5.5. Tăng cường phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch cộng đồng

tại huyện Kim Bôi .................................................................................. 81

3.5.6. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên

truyền, xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng của Kim Bôi.................... 82

3.5.7. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch

cộng đồng của huyện ............................................................................. 84

3.5.8. Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các liên kết và hợp tác

trong phát triển du lịch cộng đồng của huyện Kim Bôi. ....................... 84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Viết tắt Viết đầy đủ

1 DLCĐ Du lịch cộng đồng

2 CĐ Cộng đồng

3 UBND Ủy ban nhân dân

4 VHTT Văn hóa thông tin

5 VHTT&TT Văn hóa thông tin và thể thao

6 KTXH Kinh tế - xã hội

7 QLNN Quản lý nhà nước

8 TNMT Tài nguyên môi trường

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Bôi (năm 2020)...................... 29

Bảng 2.2. Dân số và lao động Huyện Kim Bôi (năm 2020)........................... 31

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Kim Bôi giai

đoạn 2018-2020............................................................................................... 34

Bảng 3.1. Các điểm du lịch cộng đồng của huyện Kim Bôi........................... 48

Bảng 3.2. Tình hình khách du lịch đến các điểm DLCĐ huyện Kim Bôi ...... 49

Bảng 3.3. Doanh thu từ khách du lịch CĐ của huyện Kim Bôi..................... 50

Bảng 3.4. Các sản phẩm du lịch cộng đồng của huyện Kim Bôi.................... 54

Bảng 3.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch huyện Kim bôi.............................. 58

Bảng 3.6. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch ...... 60

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng về chất lượng DLCĐ

huyện Kim Bôi ................................................................................................ 64

Bảng 3.8 . Đánh giá của cán bộ về môi trường luật pháp và chính sách ........ 67

Bảng 3.9. Đánh giá của du khách về tài nguyên DLCĐ huyện KB................ 70

Bảng 3.10 . Đánh giá của các cơ sở KDDL về nguồn nhân lực DLCĐ ......... 71

Bảng 3.11. Đánh giá của khách du lịch về cơ sở vật chất DLCD................... 72

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Vị trí địa lý huyện Kim Bôi trong tỉnh Hòa Bình ........................... 27

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Du lịch và các loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng ở nhiều

quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi

tầng lớp trong xã hội. Rất nhiều du khách đến những vùng đất khác không

chỉ để thưởng thức cảnh đẹp mà còn muốn tìm hiểu kỹ hơn về đời sống,

những phong tục tập quán của người dân tại vùng đất họ đến. Họ muốn

được trực tiếp tham gia vào các hoạt động hàng ngày của người dân địa

phương để có cái nhìn khách quan hơn về những nền văn hóa khác, qua đó

giúp bảo vệ những giá trị nhân văn to lớn này.

Đối với Việt Nam, du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu rất lớn cho nền

kinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ra

mối quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng

hình ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới. Trong quá trình này, Du

lịch cộng đồng được quan tâm phát triển đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho

những vùng quê xa xôi hẻo lánh, từ khía cạnh kinh tế đến xã hội, môi trường

và đặc biệt còn góp phần bảo về và phát huy bản sắc văn hóa của các cộng

đồng dân cư địa phương.Với ưu thế về tự nhiên và nhân văn, Việt Nam đang

đứng trước một cơ hội lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch dựa vào cộng

đồng, vừa nhằm bổ sung thêm một loại hình du lịch mới, thu hút khách du

lịch đến Việt Nam, vừa nhằm góp phần bảo tồn những nét giá trị tự nhiên,

văn hóa và nâng cao đời sống chongười dân tại nhữngvùng đất có du lịch.

Hoà Bình là miền đất hội tụ đủ những yếu tố tự nhiên và văn hoá đặc sắc để

phát triển du lịch. Nói đến Hoà Bình người ta nhớ ngay đến Bản Lác (Mai Châu)

với loại hình du lịch Homestay rất hấp dẫn khách du lịch nước ngoài như là một

mẫu hình tiêu biểu của du lịch cộng đồng ở Việt Nam. Tính đến nay, Hoà Bình là

địa bàn cư trú lớn nhất của cộng đồng người Mường ở Việt Nam và là nơi khởi

nguồn của nền văn hoá Hoà Bình-khởi thuỷ của nền văn hoá Việt Nam.

2

Cùng với sự phát triển và định hướng chung du lịch tỉnh Hòa Bình, du

lịch huyện Kim Bôi cũng đang có những bước khởi sắc. Đã từ lâu, Kim Bôi

được du khách biết đến bởi nguồn nước khoáng nóng. Nguồn nước khoáng

Kim Bôi nằm sâu trong lòng đất, khi phun trào nhiệt độ luôn là 360C và có

công dụng vượt trội, rất có lợi cho sức khỏe con người bởi có hàm lượng

canxi cao và nhiều khoáng chất khác. Nước khoáng Kim Bôi được đánh giá là

một trong những nguồn nước khoáng thiên nhiên tốt nhất Đông Nam Á.

Ngoài nước khoáng, Kim Bôi cũng là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian,

lễ hội truyền thống mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Mường; Cùng

với một tiềm năng du lịch rất phong phú là hệ thống các hang, động những

ngọn núi, cánh rừng… Với những tiềm năng trên, Kim Bôi có những điều

kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng

tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có những điểm du lịch sinh thái như :

điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Serena Resort tại xóm Khai Đồi, xã Sào

Báy; điểm du lịch sinh thái Cửu Thác ở xã Tú Sơn, Thác Mặt Trời ở xã Kim

Tiến, khu rừng đặc dụng Thượng Tiến, mỏ nước nóng xã Vĩnh Đồng, khu V’

Resort xã Vĩnh Tiến,… Ở đây đã có các khu nghỉ dưỡng được tín nhiệm như

Khách sạn Công Đoàn Việt Nam, khu điều dưỡng người có công với Cách

mạng,...Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động du lịch chưa phát triển

mạnh để xứng tầm với yêu cầu, tiềm năng và lợi thế của huyện, vẫn còn

những hạn chế như: Quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát, cơ sở vật chất du lịch

chưa được đầu tư đúng mức; hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch đối với cộng

đồng dân cư còn thấp… Nguyên nhân chính do hoạt động du lịch ở Kim Bôi

chưa có một định hướng tổng thể; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Chủ trương chung của huyện Kim Bôi là khai thác có hiệu quả những

tiềm năng du lịch, trong đó có du lịch cộng đồng để phát triển du lịch huyện

Kim Bôi trở thành một ngành kinh tế mũ nhọn của huyện. Khai thác những

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!