Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển đội ngũ giảng viên Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc giai đoạn 2012-2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------------
VƢƠNG VĂN CHUNG
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CĐVHNT
VIỆT BẮC GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các Nghị quyết của Đảng (qua các thời kỳ đại hội), đặc biệt là Nghị quyết
Trung ƣơng lần thứ XI về giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển toàn
diện, bền vững nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hóa hiện đại hóa, xã
hội hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nội dung quản lý
giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then
chốt. Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam từ năm 2010 - 2015 đặc biệt từ
năm 2015 - 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh đến việc đổi mới
công tác quản lý, phát triển, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.
Căn cứ vào thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên, thực trạng công tác
quản lý giáo dục (trong đó có quản lý giáo viên) của các nhà trƣờng các cấp (từ
tiểu học đến đại học, sau đại học) của nƣớc ta hiện nay cho thấy: Vấn đề xây
dựng, phát triển nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên đã đƣợc chú ý và đã có
những thành tựu đƣợc khẳng định; Việc quản lý giáo dục (trong đó có quản lý
đội ngũ giáo viên) có nhiều tiến bộ, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, so với yêu cầu
của thực tiễn về lĩnh vực giáo dục hiện nay và trong giai đoạn tới, vấn đề quản
lý và phát triển đội ngũ giáo viên vẫn phải đƣợc quan tâm sâu sắc, phải tiếp tục
đổi mới để có thể đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi, đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã
hội.
Xuất phát từ thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên và công tác quản lý
giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển của Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
Việt Bắc giai đoạn 2012 - 2020; Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của nhà
trƣờng: Đến năm 2015 sẽ nâng cấp thành Trƣờng Đại học Văn hóa Nghệ thuật
và Du lịch Việt Bắc trong đó yếu tố có tính quan trọng vào bậc nhất đó là chất
lƣợng đội ngũ cán bộ giáo dục phải chuẩn hóa để có thể đủ điều kiện đào tạo
bậc Đại học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
Chính vì vậy, đây cũng là một vấn đề rất cấp bách đối với Trƣờng Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc nghiên cứu, giải quyết vấn đề này có nghĩa
là sẽ xây dựng đƣợc một hệ thống các giải pháp thiết thực, đồng bộ và triển
khai một cách tích cực, hiệu quả việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên
(đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và mẫu mực về
nhân cách) để gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn mới của nhà trƣờng.
Vì những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề: “Phát triển đội ngũ giảng viên
Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc giai đoạn 2012 - 2020” để
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên, khảo sát
thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
Việt Bắc, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng
viên của Trƣờng giai đoạn 2012 – 2020 góp phần đào tạo nhân lực VHNT cho
khu vực trung du và miền núi Đông Bắc Việt Nam.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Quản lý đội ngũ cán bộ giảng viên ở Trƣờng Cao đẳng.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đội ngũ giảng viên và các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc giai đoạn 2012 - 2020
4. Giả thuyết khoa học
Trong chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng từ năm 2012 - 2020 Trƣờng
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc sẽ nâng cấp thành Trƣờng Đại học Văn
hóa Nghệ thuật và Du lịch Việt Bắc của khu vực miền núi vùng Đông Bắc Việt
Nam. Vì vậy, nếu xác định và thực hiện các giải pháp nêu ra trong luận văn này
sẽ phát triển đƣợc đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của trƣờng VHNT Việt
Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên của Trƣờng
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.
5.2. Khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ở Trƣờng Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc.
5.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Trƣờng Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc giai đoạn 2012 - 2020.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên và giải pháp phát triển đội ngũ
giảng viên của Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc trong 5 năm trở
lại (2008 - 2012).
Xây dựng các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng giai
đoạn 2012 - 2020.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp luận
7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Tìm hiểu toàn diện nhiều vấn đề có liên quan biện chứng với nhau, xem
xét đối tƣợng nhƣ một bộ phận của hệ thống toàn vẹn, vận động và phát triển
thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại. Qua cách tiếp cận quan điểm này,
ngƣời nghiên cứu tìm hiểu đƣợc mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý phát triển đội
ngũ giảng viên với quản lý các hoạt động khác của nhà trƣờng. Quản lý phát
triển đội ngũ giảng viên là một công tác quản lý quan trọng trong toàn bộ hệ
thống quản lý chung của nhà trƣờng. Thông qua việc nghiên cứu, sẽ phát hiện
ra những yếu tố mang tính bản chất, tính quy luật của sự vận động và phát triển
để từ đó có giải pháp tốt nhất để quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của
Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc giai đoạn 2012 - 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5
7.1.2. Quan điểm tiếp cận lịch sử - lôgic
Nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn
cảnh cụ thể, để điều tra thu thập chính xác, từ đó phát hiện ra những mối liên hệ
đặc trƣng về quá khứ - hiện tại - tƣơng lai của đối tƣợng nghiên cứu và trình
bày công trình nghiên cứu theo một trình tự lôgic phù hợp.
7.1.3. Quan điểm tiếp cận thực tiễn
Cơ sở lý luận phải đƣợc minh chứng và hoàn chỉnh thông qua các sự kiện
và hoạt động thực tiễn, do đó việc khảo sát thực trạng là hết sức cần thiết.
Phƣơng pháp này giúp ngƣời nghiên cứu phát hiện ra những mặt mạnh, mặt
yếu của quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng. Thông qua đó
đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện thực trạng, đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý
phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với nhu cầu phát triển nhà trƣờng trong
giai đoạn hiện nay.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp so sánh, hệ thống hóa và nghiên cứu tài
liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
Thu thập thông tin qua phiếu hỏi ý kiến của giảng viên, cán bộ lãnh đạo
quản lý trong nhà trƣờng để nắm bắt thực trạng đội ngũ giảng viên, thực trạng
công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên; Những biện pháp mà nhà trƣờng
áp dụng để quản lý phát triển đội ngũ giảng viên, tính khả thi của giải pháp và
những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
của Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc giai đoạn 2012 - 2020.
* Phƣơng pháp phỏng vấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6
Phỏng vấn, trao đổi, xin ý kiến cán bộ quản lý, giảng viên và các ý kiến
phản hồi của sinh viên về giảng viên để từ đó thu thập thêm thông tin và làm rõ
hơn những vấn đề từ phiếu điều tra.
* Phƣơng pháp quan sát.
Quan sát hoạt động quản lý của cán bộ quản lý để có thông tin đầy đủ hơn
về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên.
* Phƣơng pháp chuyên gia.
Tham khảo ý kiến chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục đào tạo
nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên, bổ sung
cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp toán thống kê để phân tích và sử lý số liệu nhằm
định lƣợng kết quả nghiên cứu.
8. Đóng góp của luận văn
Nêu lên đƣợc một cách khách quan thực trạng ĐNGV của trƣờng
CĐVHNT Việt Bắc (Những đóng góp cũng nhƣ những tồn tại của ĐNGV các
trƣờng CĐVHNT nói chung và ĐNGV trƣờng CĐVHNT Việt Bắc nói riêng).
Từ đó, cung cấp cho nhà trƣờng những cơ sở khách quan khi xây dựng chiến
lƣợc ĐNGV của trƣờng những năm tiếp theo.
Đề xuất một số giải pháp có tính hợp lý và khả thi nhằm góp phần vào việc
phát triển ĐNGV của nhà trƣờng trong giai đoạn 2012 - 2020, từng bƣớc đẩy
nhanh tốc độ phát triển của nhà trƣờng, thực hiện nhiệm vụ đào tạo NNL
VHNT, Du lịch phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc, khu vực miền
núi phía Bắc Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Để đáp ứng yêu cầu về con ngƣời và NNL là nhân tố quyết định sự phát
triển đất nƣớc thời kỳ CNH - HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về
giáo dục và đào tạo. Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh
phát triển ĐNGV, coi trọng chất lƣợng đạo đức sƣ phạm, cải thiện chế độ đãi
ngộ, bảo đảm về cơ bản ĐNGV đạt chuẩn quốc gia phù hợp với từng yêu cầu
cấp học, ngành học, bậc học. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI cũng đã
khẳng định “Giáo dục đào tạo có sứ mạng nâng cao dân trí, phát triển NNL, bồi
dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa
và con ngƣời Việt Nam” “Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”.
Phát triển đội ngũ giảng viên đã đƣợc nhiều tác giả trong, ngoài nƣớc
nghiên cứu, đề cập, dù ở góc độ này hay ở góc độ khác hoặc ở một số mặt, một
số khía cạnh của giảng viên liên quan đến phƣơng pháp giảng dạy ở các trƣờng
cao đẳng - đại học trong nƣớc và ngoài nƣớc.
Tác giả Wilbert J.Makeachie nghiên cứu những thủ thuật giảng dạy, các
chiến lƣợc, nghiên cứu lý thuyết về dạy học cho các giảng viên đại học và cao
đẳng. [31]
Sandra S.Huang nghiên cứu về Việt Nam học đề dạy học trong một xã
hội trí thức, nội dung đề cập công tác chuẩn bị và đào tạo giáo viên, đặc biệt là
phát triển đội ngũ giáo viên, công trình có đề cập tới định hƣớng mới trong dạy
và học “Chính phủ Việt Nam đã bổ sung NNL cho ngành giáo dục và phân bổ
lại các nguồn lực trong ngành để giúp nâng cấp cơ sở vật chất trƣờng lớp, đào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
8
tạo đội ngũ giáo viên mới và hỗ trợ các vùng khó khăn”. Bên cạnh đó các dự án
phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông - đào tạo giáo viên tiểu học 1994 - Dự án
phát triển giáo dục trung học cơ sở 1997; Dự án đào tạo giáo viên trung học
phổ thông, các công trình và dự án đầu tƣ vào hệ thống giáo dục, số lƣợng giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục đã đƣợc đào tạo ở các cấp học và bậc học. Nói
chung, các dự án và chƣơng trình phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông đã có
nhiều công trình đề cập tới, nhƣng còn ở các trƣờng CĐVHNT ít có công trình
nghiên cứu trong lĩnh vực này [27, tr 32.33].
Quản lý nâng cao chất lƣợng và phát triển đội ngũ giảng viên là đáp ứng
yêu cầu đổi mới của ngành văn hóa, thể thao, du lịch và của đất nƣớc. Đối với
cơ sở đào tạo VHNT, ĐNGV là lực lƣợng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế
hoạch giảng dạy về văn hóa nghệ thuật, là bộ phận quan trọng của NNL xã hội,
NNL cơ bản của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Phát triển ĐNGV đƣợc coi nhƣ một giải pháp lớn, trọng tâm để phát
triển sự nghiệp đào tạo VHNT ở nƣớc ta thể hiện ở: Chiến lƣợc phát triển giáo
dục giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ và đề án quy hoạch mạng lƣới các
trƣờng đào tạo chuyên nghiệp về VHNT giai đoạn 2010 - 2020 của Bộ trƣởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Vấn đề nghiên cứu về hoạt động đổi mới công tác quản lý giáo dục đáp
ứng nhu cầu phát triển toàn diện và bền vững trên tinh thần đổi mới đáp ứng
nhu cầu đào tạo NNL có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc - là một vấn đề đã đƣợc các nhà nghiên cứu, lý luận giáo
dục, các nhà giáo, các nhà khoa học tâm huyết với sự nghiệp đổi mới và phát
triển giáo dục quan tâm. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, các bài nghiên
cứu, các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ… chuyên ngành giáo dục nghiên cứu
vấn đề này. Tuy nhiên, đó là những nghiên cứu chung, còn việc nghiên cứu về
một trƣờng hợp cụ thể: Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc cho tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
9
nay, theo chúng tôi khảo sát thì chƣa có một công trình nào nghiên cứu về vấn
đề này một cách toàn diện, hệ thống.
Mặc dù, trong một số các luận văn Thạc sĩ (do cán bộ giáo dục nhà trƣờng
thực hiện) trong khoảng 6 năm qua, đã có ít nhiều động chạm, bàn bạc đến vấn
đề này nhƣ: Luận văn Thạc sĩ của ThS Ngô Đình Thành “Một số giải pháp
nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt động nghiên cứu
khoa học Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc; Luận văn của ThS
Nông Thị Hà “Các giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo của Trƣờng Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc”. Nhƣng đó chỉ là một phần nội dung trong luận
văn, một số ý kiến nhận xét hoặc kiến nghị chứ không phải là một nghiên cứu
cụ thể, thấu đáo về vấn đề phát triển ĐNGV trƣờng Cao đẳng VHNT Việt Bắc,
giai đoạn 2012 - 2020.
Bên cạnh đó là các chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng từ năm 2010 -
2015; 2015 - 2020 cũng có một nội dung viết về cần phải có các giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý đội ngũ giáo dục nhằm phát triển đội ngũ
giảng viên đáp ứng mục tiêu đào tạo của Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
Việt Bắc. Nhƣng đó cũng mới ở dạng: Mục tiêu cần vƣơn tới, còn một số các
biện pháp tổng thể chung chung nằm trong hàng loạt các mục tiêu lớn mà nhà
trƣờng cần phấn đấu.
Vì vậy, nếu đề tài đƣợc thực hiện tốt sẽ là một đóng góp có ý nghĩa quan
trọng nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ giáo dục của nhà trƣờng giai
đoạn 2012 - 2020.
1.2. Đội ngũ giảng viên trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
Nhƣ chúng ta đã biết, quá trình giao lƣu và hội nhập thế giới đã làm cho
văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển phong phú và đa dạng, đồng thời cũng
trở nên phức tạp hơn. Đảng và nhà nƣớc ta rất quan tâm đến việc phát triển
VHNT, nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Để đạt đƣợc những mục tiêu ấy, các trƣờng cao đẳng VHNT phải có trách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
10
nhiệm phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng một ĐNGV vừa có tài, vừa có đức hoạt
động trên lĩnh vực này. Công tác phát hiện đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài trong
lĩnh vực VHNT chính là nhiệm vụ chính trị của các nhà trƣờng CĐVHNT.
ĐNGV ở các trƣờng nhìn chung còn thiếu về số lƣợng, về trình độ đào
tạo theo quy định cùa nhà nƣớc về giảng viên trƣờng đại học - cao đẳng. Số
lƣợng các giảng viên có học vị còn thấp (khách quan mà nói để có học vị tiến sĩ
trong lĩnh vực VHNT không nhiều, nhất là ở trong các trƣờng CĐVHNT, do
đặc thù của ngành đào tạo, các giảng viên đi nghiên cứu sinh, thạc sĩ chủ yếu
cũng chỉ là những chuyên ngành gần với chuyên ngành nghệ thuật mà thôi).
Trong thực tế ĐNGV của các trƣờng đã và đang đảm nhiệm những vai
trò rất quan trọng là giảng dạy, đào tạo và bồi dƣỡng những tài năng về VHNT
cho đất nƣớc và khu vực, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả nhu
cầu học tập, thƣởng thức VHNT ngày càng cao của nhân dân, góp phần làm
cho VHNT thực sự trở thành nền tảng tinh thần của nhân dân, là động lực, đòn
bẩy thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Vì vậy, các nhà lãnh đạo quản lý, các trƣờng CĐVHNT phải quan tâm,
chú trọng hơn nữa trọng việc phát triển ĐNGV để có một đội ngũ làm công tác
VHNT đông đảo và có chất lƣợng để đƣa VHNT đến với quần chúng nhân dân.
Trong quá trình CNH - HĐN đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Văn hóa Việt Nam
ngày càng phát triển, nhƣng cũng phải trải qua nhiều chặng đƣờng đầy khó
khăn, phức tạp. Trong quá trình đi lên, gánh vác sứ mệnh của mình, các trƣờng
CĐVHNT cần phải có một đội ngũ làm công tác giảng dạy VHNT phong phú
và đa dạng các loại hình ngành nghề đào tạo, có đủ bản lĩnh, phẩm chất và tài
năng của ngƣời chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
ngày càng cao của xã hội, xây dựng những giá trị văn hóa mới, giữ gìn và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần trực tiếp
và việc ngăn chặn những hiện tƣợng không lành mạnh trong đời sống xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
11
1.2.1. Khái niệm đội ngũ và đội ngũ giảng viên
Đội ngũ “là tập hợp một số đông ngƣời cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc
nghề nghiệp hợp thành lực lƣợng sinh hoạt trong một hệ thống (tổ chức) nhất
định” [30, tr.339].
Đội ngũ của một tổ chức cũng chính là NNL trong tổ chức đó. Chính vì
vậy, các đặc trƣng về phát triển đội ngũ gắn liền với những đặc điểm phát triển
tổ chức nói chung và đặc trƣng của công tác cán bộ nói riêng.
Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông
ngƣời cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lƣợng hoạt
động trong một hệ thống (tổ chức) [10].
Tuy nhiên, ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp
một số đông ngƣời, hợp thành một lực lƣợng để thực hiện một hay nhiều chức
năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề nhƣng có chung mục đích xác
định, họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất hoặc tinh
thần cụ thể.
* Giảng viên và đội ngũ giảng viên
Giảng viên: Theo điều 7- Luật Giáo dục 2005 “nhà giáo là ngƣời làm
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trƣờng hoặc các cơ sở giáo dục khác.
Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học - cao đẳng gọi là
giảng viên” [23, tr52, 53].
Đội ngũ giảng viên: từ điển tiếng việt phổ thông giải thích khái niệm
“đội ngũ là tập hợp gồm một số đông ngƣời cùng chức năng hoặc nghề nghiệp
thành một lực lƣợng”, chẳng hạn nhƣ: đội ngũ nhƣng ngƣời viết văn, đội ngũ
những ngƣời làm công tác văn hóa nghệ thuật, đội ngũ nhà giáo [24, tr302].
Nhƣ vậy, đội ngũ giảng viên là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng
dạy và nghiên cứu khoa học ở các trƣờng cao đẳng và đại học; họ gắn kết với
nhau bằng hệ thống mục tiêu giáo dục; cùng trực tiếp giảng dạy và giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
12
sinh viên, cùng chịu giàng buộc của những quy tắc có tính chất hành chính của
ngành giáo dục và nhà nƣớc.
Đội ngũ giảng viên là những ngƣời có trình độ khoa học kỹ thuật nhất
định, họ là những ngƣời truyền thụ kiến thức cho ngƣời học theo chƣơng trình,
nội dung khoa học và theo kế hoạch đã định ở những bậc học nhất định.
Thông qua các hoạt động giảng dạy giáo dục, nghiên cứu khoa học, lao
động sản xuất và các hoạt động xã hội khác, đội ngũ giảng viên trong các nhà
trƣờng hàng ngày đang thực hiện mục tiêu phát triển của hệ thống giáo dục -
đào tạo đào tạo cán bộ có kiến thức khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp cần
thiết, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc.
Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định chất lƣợng giáo dục và đƣợc xã
hội tôn vinh. Vì vậy, giảng viên phải có đủ phẩm chất đạo đức, sức khỏe, đạt
chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và phải có bằng tốt nghiệp
Đại học trở lên đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng - đại học.
1.2.2. Đặc điểm đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng văn hóa nghệ
thuật
Với đặc thù của các trƣờng CĐVHNT đào tạo đa ngành, đa dạng các loại
hình đào tạo (ca, múa, nhạc, họa, du lịch, quản lý văn hóa, sƣ phạm âm nhạc,
sƣ phạm mỹ thuật…), NCKH về các lĩnh vực nghệ thuật phục vụ cho sự nghiệp
phát triển VHNT của cả nƣớc nói chung và khu vực Việt Bắc nói riêng.
Vì vậy, đặc điểm của ĐNGV này cũng rất phong phú và đa dạng hóa để
đáp ứng nhiệm vụ đào tạo và giảng dạy của nhà trƣờng. Đa số họ là những
ngƣời có năng khiếu bẩm sinh và đƣợc đào tạo cơ bản về chuyên môn nghệ
thuật theo từng chuyên ngành cụ thể, hầu hết đƣợc đào tạo ở trình độ cao đẳng,
đại học ở các học viện âm nhạc, các trƣờng VHNT ở trung ƣơng (ví dụ: Đối với
một giảng viên trình độ đại học về âm nhạc phải qua đào tạo bậc sơ cấp, trung
cấp cơ bản, cao đẳng mới đào tạo đại học. Thời gian đào tạo từ 11 năm đến 16
năm mới tốt nghiệp đại học) sau kết thúc khóa học họ mới trở thành những diễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
13
viên, nghệ sĩ, nhạc sĩ, hoặc là những giảng viên giảng dạy nghệ thuật ở các
trƣờng VHNT.
Chính vì thời gian đào tạo dài hạn, cuộc sống quanh quẩn, bó hẹp trong
nhà trƣờng, ít đƣợc mở rộng giao lƣu học hỏi ra bên ngoài. Mặt khác các học
viện âm nhạc, trƣờng đại học nghệ thuật chỉ chú trọng vào đào tạo chuyên môn
sâu theo từng chuyên ngành, rất ít đƣợc học về phƣơng pháp sƣ phạm, phƣơng
pháp dạy học. Vì vậy, giảng viên các trƣờng CĐVHNT có thể giỏi về chuyên
môn, nhƣng yếu về phƣơng pháp sƣ phạm (họ có thể hát hay, đàn giỏi nhƣng
về giảng dạy tốt thì chƣa thể khẳng định đƣợc), có những chuyên ngành họ vẫn
sử dụng cách dạy theo lối truyền nghề hoặc dùng những ca sĩ, nghệ sĩ đã hết
tuổi biểu diễn trở về làm giáo viên, huấn luyện mà chƣa kinh qua bồi dƣỡng
kiến thức nghề sƣ phạm, chính vì vậy, hiệu quả chất lƣợng đào tạo có phần còn
hạn chế.
Nắm vững đƣợc những đặc điểm của ĐNGV làm công tác giảng dạy ở
các trƣờng VHNT, các nhà lãnh đạo, quản lý cần điều chỉnh và có kế hoạch đào
tạo, bồi dƣỡng để ĐNGV có đủ kiến thức sƣ phạm, kỹ năng nghề nghiệp cần
thiết để thực hiện công tác giảng dạy, gắn bó với trƣờng góp phần đào tạo phát
triển NNL trong lĩnh vực VHNT cho đất nƣớc.
1.3. Lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng cao đẳng văn
hóa nghệ thuật theo lý thuyết phát triển NNL
ĐNGV là một tổ chức, do đó có thuộc tính là vận động và phát triển.
ĐNGV là NNL của ngành giáo dục và đào tạo. Phát triển ĐNGV trƣờng
CĐVHNT chính là phát triển NNL VHNT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nƣớc.
Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý giáo dục của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo tác giả Đỗ Minh Cƣơng và Nguyễn Thị Doan “phát triển NNL là
tạo ra sự tăng trƣờng bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên ngƣời lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
14
và hiệu quả chung của tổ chức gắn liền với việc không ngừng tăng lên về số
lƣợng và chất lƣợng đội ngũ” [9].
Theo từ điển giáo dục “phát triển NNL là đào tạo nghề nghiệp, hình
thành những khả năng chiếm lĩnh kiến thức, tay nghề và năng lực, quá trình
nhằm cung cấp những NNL phát triển kinh tế - xã hội cho đất nƣớc [22].
Với những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu phát triển NNL làm gia
tăng các giá trị vật chất, giá trị tinh thần, các giá trị thể chất, giá trị đạo đức để
mọi ngƣời lao động có thái độ lao động tốt, có năng lực làm việc tốt, hoàn
thành nhiệm vụ của mình và hợp tác với các thành viên khác, phục vụ cho sự
nghiệp phát triển của tổ chức.
Vì vậy, việc phát triển ĐNGV là phát triển NNL trong lĩnh vực VHNT
nhằm tạo ra một ĐNGV đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, đồng bộ về cơ
cấu và mẫu mực về nhân cách, để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu phát triển
NNL VHNT chất lƣợng cao trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nƣớc.
1.3.1. Khái niệm phát triển, phát triển đội ngũ giảng viên.
* Khái niệm phát triển: Là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực nhƣ phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển NNL, phát triển đội
ngũ. Khái niệm phát triển theo từ điển tiếng Việt là “vận động, tiến triển theo
chiều hƣớng tăng lên, biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến
rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp [24, tr1321].
Phát triển đƣợc hiểu là sự tăng trƣởng, là sự chuyển biến theo chiều
hƣớng tích cực, tiến lên. Nói một cách cụ thể hơn, “phát triển là một quá trình
vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ biến mất và
các mới ra đời, phát triển là một quá trình nội tại - bƣớc chuyển từ thấp đến
cao, xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dƣới dạng tiềm tàng những
khuynh hƣớng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp phát triển”.
Nhƣ vậy, sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời, xã hội biến đổi để tăng tiến về
số lƣợng, chất lƣợng dƣới tác động của bên trong hoặc bên ngoài đều đƣợc coi