Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh kon tum theo hướng chuẩn hóa.
PREMIUM
Số trang
154
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1200

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tỉnh kon tum theo hướng chuẩn hóa.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THANH HÙNG

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ

CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH KON TUM

THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN SỸ THƢ

Phản biện 1: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN

Phản biện 2: TS. HUỲNH THỊ TAM THANH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Giáo Dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày

22 tháng 8 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phát triển đội ngũ CBQLGD là nhiệm vụ, giải pháp nhằm đáp

ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm đạo đức và năng lực

nghề nghiệp theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 của

Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện

GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Kon Tum tuy đã có

những bước phát triển đáng kể nhưng so với Chuẩn Hiệu trưởng vẫn

còn nhiều bất cập.

Vấn đề đặt ra cho giáo dục THPT tỉnh Kon Tum là phát triển đội

ngũ CBQLGD đạt chuẩn. Do đó, tôi chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ

cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thông tỉnh Kon Tum theo

hướng chuẩn hóa”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng quan điểm chuẩn hóa để nghiên cứu lý luận

và thực tiễn, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các

trường THPT trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt chuẩn Hiệu trưởng.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Kon

Tum.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL (bao gồm HT, Phó HT)

các trường THPT tỉnh Kon Tum theo hướng chuẩn hóa.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường

THPT tỉnh Kon Tum theo hướng chuẩn hóa của Sở GD&ĐT tỉnh

Kon Tum cho giai đoạn 2014 - 2020.

- Thời gian khảo sát: 3 năm (2011 – 2013).

2

5. Giả thuyết khoa học

Thực trạng đội ngũ CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh

Kon Tum còn bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nếu đề xuất

được các biện pháp khả thi và áp dụng đồng bộ các biện pháp thì có

thể phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Kon Tum đáp

ứng chuẩn Hiệu trưởng.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ CBQLGD nói

chung và đội ngũ CBQL trường THPT nói riêng theo hướng chuẩn

hóa.

6.2. Đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các

trường THPT tỉnh Kon Tum.

6.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường

THPT trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo chuẩn Hiệu trưởng, đồng thời

khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện

pháp đề xuất.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

7.3. Nhóm các phương pháp xử lý thông tin.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 phần:

Phần mở đầu

Phần nội dung: Gồm 3 chương

Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường

THPT theo hướng chuẩn hóa.

Chương 2. Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

tỉnh Kon Tum.

Chương 3. Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường

THPT tỉnh Kon Tum theo hướng chuẩn hóa.

Phần kết luận và khuyến nghị

3

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL

TRƢỜNG THPT THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA

1.1. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Quản lý dựa trên chuẩn là một xu thế đã và đang diễn ra trong quá

trình cải cách giáo dục ở nhiều nước. Mỗi quốc gia xây dựng và phát

triển chuẩn theo một cách tiếp cận riêng nhưng đều quy định về mặt

định tính những yêu cầu cần đạt được về mặt kiến thức, kỹ năng,

năng lực, giá trị và phẩm chất cá nhân đối với người QLGD.

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc

Các nhà khoa học, nhà giáo dục trong nước đã có nhiều công

trình nghiên cứu quan trọng về lý luận và thực tiễn QLGD để phát

triển sự nghiệp giáo dục trong gần 70 năm qua.

Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD trong những năm

gần đây đã nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ CBQLGD trường

học ở các địa phương. Các công trình nghiên cứu này đã tập trung đề

xuất biện pháp phát triển đội ngũ CBQLGD tại từng địa phương khác

nhau trên cơ sở tiếp cận các thuộc tính vốn có của đội ngũ mà chưa

tiếp cận phát triển đội ngũ CBQL theo quan điểm chuẩn hóa.

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Quản lý

QL là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL đến

khách thể QL trong một tổ chức để đạt được mục đích của tổ chức.

1.2.2. Quản lý giáo dục

QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp

quy luật của chủ thể QL nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động của

khách thể QL thực hiện các mục tiêu GD đã đề ra.

1.2.3. Quản lý nhà trƣờng

4

QL nhà trường là hệ thống những tác động hợp quy luật của chủ

thể QL nhà trường đến khách thể QL nhằm đưa các hoạt động giảng

dạy, học tập, GD đạt tới mục tiêu phát triển GD của nhà trường.

1.2.4. Phát triển đội ngũ CBQL

a. Phát triển

b. Đội ngũ

c. Cán bộ QLGD

d. Phát triển đội ngũ CBQLGD

Phát triển đội ngũ CBQLGD là sự vận động, làm biến đổi số

lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ CBQLGD theo chiều hướng

đi lên.

1.2.5. Chuẩn và chuẩn hóa

a. Chuẩn

Chuẩn là (i) Cái được chọn làm mốc để dọi vào, để đối chiếu mà

làm cho đúng; (ii) Vật chọn làm mẫu đơn vị đo lường; (iii) Cái được

xem là đúng với quy định, với thói quen xã hội [37].

b. Chuẩn hóa

Chuẩn hóa là quá trình làm cho các sự vật, đối tượng thuộc phạm

trù nhất định đáp ứng được các chuẩn.

1.3. GIÁO DỤC THPT VÀ VAI TRÕ, NHIỆM VỤ CỦA CBQL

TRƢỜNG THPT

1.3.1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông và giáo dục THPT

Mục tiêu GDPT: Nâng cao chất lượng GD toàn diện, đặc biệt là

GD văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học.

Mục tiêu của giáo dục THPT: giúp HS củng cố và phát triển

những kết quả của THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những

hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện

phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển.

1.3.2. Vị trí và nhiệm vụ của trƣờng THPT

5

a. Vị trí trường THPT

Trường THPT là nơi diễn ra các hoạt động GD toàn diện cho HS

cấp THPT, là giai đoạn quan trọng mà HS cần tích lũy kiến thức.

b. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường THPT

Theo Điều 3, Điều lệ trường trung học [10].

1.3.3. Vai trò, nhiệm vụ của Sở GD&ĐT về phát triển trƣờng

THPT

Do quản lý toàn diện đối với trường THPT, nên Sở GD&ĐT có vai

trò quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của trường THPT.

Việc nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp để phát triển đội ngũ CBQL

trường THPT là nhiệm vụ thường trực của Sở GD&ĐT.

1.3.4. Vai trò, nhiệm vụ của CBQL trƣờng THPT

a. Vai trò của CBQL trường THPT

CBQL trường THPT giữ vai trò chủ chốt trong việc tổ chức, quản

lý, điều hành các hoạt động của trường THPT.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng

Theo Điều lệ trường trung học [10].

1.4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐỘI

NGŨ CBQL TRƢỜNG THPT

1.4.1. Quan điểm về phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT

- Quan điểm của Đảng [2]: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và

CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy

hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD

gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng và

hội nhập quốc tế.”.

- Quan điểm của Nhà nước [15]: “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển

chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và CBQLGD…”.

1.4.2. Yêu cầu về phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT

trong bối cảnh hiện nay

6

Hiện nay, CBQL phải đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.

Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải đảm bảo:

a. Đủ về số lượng

b. Đồng bộ về cơ cấu

c. Đạt về chất lượng theo chuẩn: Đây là yêu cầu trọng tâm.

1.5. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƢỜNG

THPT THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA

1.5.1. Quy định về chuẩn và đánh giá CBQL theo chuẩn

a. Quy định về chuẩn Hiệu trưởng

Chuẩn Hiệu trưởng thực hiện theo quy định do Bộ GD&ĐT ban

hành [7] bao gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí.

b. Quy định về đánh giá CBQL theo chuẩn

- Đối với Hiệu trưởng: đánh giá đầy đủ 23 tiêu chí của Bộ chuẩn

Hiệu trưởng với 4 mức độ: xuất sắc, khá, trung bình, yếu. Mức độ

yếu là chưa đạt chuẩn.

- Đối với Phó hiệu trưởng: đánh giá như Hiệu trưởng với số tiêu

chí gồm: 10 tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 2, một số tiêu chí

ở tiêu chuẩn 3 (theo nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công).

1.5.2. Nội dung phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT theo

hƣớng chuẩn hóa

Nội dung QL phát triển đội ngũ CBQL trường THPT theo hướng

chuẩn hóa là nhằm để đội ngũ này phát triển về mặt số lượng, cơ cấu,

chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ chuẩn Hiệu

trưởng. Để đạt được các tiêu chuẩn, tiêu chí đó cần phải có một quá

trình chuẩn hóa. QL quá trình chuẩn hóa này gồm các nội dung sau:

a. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuẩn hóa đội ngũ CBQL

trường THPT

b. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chuẩn hóa đội ngũ

CBQL trường THPT

7

c. Chỉ đạo việc thực hiện chuẩn hóa đội ngũ CBQL trường

THPT

d. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chuẩn hóa đội ngũ CBQL

trường THPT

1.6. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐỘI

NGŨ CBQL TRƢỜNG THPT THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA

1.6.1. Những yếu tố thuộc về quản lý Nhà nƣớc

a. Giải pháp chung phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD

b. Chính sách phân cấp QLGD

c. Chính sách phát triển GD THPT miền núi, vùng sâu, vùng xa

d. Chính sách luân chuyển CBQL

đ. Chế độ đãi ngộ, cơ chế tuyển dụng, đề bạt CBQL

e. Chính sách đối với CBQL là người dân tộc thiểu số

1.6.2. Những yếu tố về điều kiện tự nhiên, KT-XH, tâm lý xã

hội, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán

a. Yếu tố điều kiện tự nhiên

b. Yếu tố KT-XH

c. Yếu tố tâm lý

d. Yếu tố truyền thống văn hóa, phong tục tập quán

1.6.3. Những yếu tố về quản lý nhà trƣờng

1.6.4. Những yếu tố khác

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, tổng thuật các khái niệm

cơ bản, luận văn xem xét các quan điểm và yêu cầu phát triển đội

ngũ CBQLGD trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt tập trung xác định

các nội dung phát triển đội ngũ CBQLGD và những yếu tố ảnh

hưởng đến phát triển đội ngũ CBQLGD theo hướng chuẩn nghề

nghiệp.

8

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL

CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH KON TUM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.1.1. Mục đích khảo sát

2.1.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát

2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT-XH,

GD&ĐT CỦA TỈNH KON TUM

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH của tỉnh Kon Tum

-

ở phía Bắc Tây Nguyên, có 8 huyện, 1 thành phố.

- Về dân cư: Dân số năm 2013 là 473.345 người [35], có 42 dân

tộc. Dân tộc thiểu số chiếm khoảng 53% dân số của tỉnh.

- Về kinh tế: Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Kon Tum có sự

tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2013

là 13,4% [35]. Nhưng so với cả nước, Kon Tum là một tỉnh nghèo.

- Về văn hóa - xã hội: Vì tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, nên

Kon Tum là một vùng đất có nền văn hóa dân gian đặc sắc, mang

đậm truyền thống của đồng bào các DTTS. Tuy nhiên vẫn còn một số

phong tục tập quán lạc hậu.

2.2.2. Tình hình phát triển GD&ĐT tỉnh Kon Tum

a. Về mạng lưới trường lớp:

Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 477 cơ sở GD&ĐT, trong đó có

26 trường THPT. Mạng lưới trường lớp được mở rộng, cơ bản đáp

ứng nhu cầu học tập. Tuy nhiên, điều kiện CSVC chưa đáp ứng đầy

đủ yêu cầu đổi mới GD.

b. Về quy mô HS: (Bảng 2.1)

9

Tỷ lệ huy động HS các cấp trong độ tuổi hàng năm tăng, đảm bảo

theo kế hoạch phát triển GD. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn trong

việc huy động và duy trì sĩ số HS, nhất là HS cấp THPT.

c. Về chất lượng giáo dục HS THPT (Bảng 2.2, 2.3, 2.4)

Chất lượng GD THPT đã từng bước được cải thiện. Tỷ lệ đỗ tốt

nghiệp THPT hàng năm trên 97%. Đối với HS DTTS THPT: Tỷ lệ

đỗ tốt nghiệp THPT hàng năm được duy trì ở mức trên 92%.

Kết quả thi HS giỏi quốc gia: số lượng HS THPT ít so với các

tỉnh, nhưng số giải đạt được hàng năm nằm trong nhóm khá cả nước.

Kết quả thi đại học: Năm 2012, tỉnh Kon Tum có 1.601 HS đậu

ĐH (trong đó có 112 HS DTTS). Năm 2013, có 1.847 HS đậu ĐH

(trong đó có 172 HS DTTS). Đây là thành tích được chính quyền các

cấp và nhân dân trong tỉnh đánh giá cao.

d. Về đội ngũ CBQL và GV mầm non, phổ thông (Bảng 2.5)

Đội ngũ CBQL và GV không ngừng phát triển về số lượng và

nâng lên về chất lượng, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ của ngành.

2.2.3. Tình hình phát triển các trƣờng THPT tỉnh Kon Tum

Về loại hình trường: 26 trường THPT có các loại hình:

- Trường THPT một cấp học THPT có 13 trường.

- Trường THPT hai cấp học THPT, THCS có 2 trường.

- Trường PTDTNT có 9 trường, đào tạo hai cấp học THPT,

THCS. Các trường PTDTNT huyện ngoài HS THPT, THCS hưởng

chế độ DTNT, còn đào tạo HS THPT không có chế độ nhằm tận

dụng điều kiện CSVC, đội ngũ GV và tạo cơ hội tiếp xúc, trao đổi

giữa HS người Kinh và người DTTS.

- Phân hiệu THPT: từ năm học 2013-2014 thành lập 2 phân hiệu

THPT ở vùng ĐBKK, tuyển sinh lớp 10 và tổ chức giảng dạy trong

điều kiện mượn nhờ cơ sở trường học.

Với các trường không thuần nhất (có 2 cấp học THPT, THCS lại

10

có sự pha trộn với DTNT), để QL hiệu quả đòi hỏi CBQL các trường

này phải nỗ lực nhiều hơn so với những trường THPT bình thường.

2.3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CBQL CÁC TRƢỜNG THPT

TỈNH KON TUM THEO CHUẨN

2.3.1. Số lƣợng, cơ cấu của đội ngũ CBQL trƣờng THPT

a. Số lượng (Bảng 2.7)

Năm học 2013-2014, đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Kon Tum

có 73 người. Theo quy định về định mức biên chế [4], số CBQL

trường THPT tỉnh Kon Tum đang thiếu 10 người, cần bổ sung.

b. Cơ cấu

- Cơ cấu về giới: có 12 CBQL nữ trường THPT chiếm tỷ lệ

16,4%, trong khi đối với GV nữ tỷ lệ là 65,4%.

- Thành phần dân tộc: có 8 CBQL người DTTS chiếm tỷ lệ 11%,

chưa tương xứng với 53% dân số DTTS của tỉnh.

- Cơ cấu độ tuổi: độ tuổi từ 30 đến dưới 40 có 18 người chiếm

24,7%; độ tuổi từ 40 đến dưới 50 có 38 người chiếm tỷ lệ 52,1%; độ

tuổi từ 50 đến dưới 55 có 9 người chiếm tỷ lệ 12,2%; độ tuổi 55 trở

lên có 8 người chiếm 11%.

2.3.2. Thâm niên quản lý của đội ngũ CBQL trƣờng THPT

(Bảng 2.10)

Số liệu cho thấy, CBQL trường THPT có thâm niên quản lý

không cao (từ 1 đến 10 năm chiếm 85%).

2.3.3. Trình độ đào tạo đội ngũ của CBQL trƣờng THPT

a. Trình độ chuyên môn, quản lý (Bảng 2.11)

- Trình độ chuyên môn: Sau đại học 27,4%, đại học 72,6%.

- Trình độ quản lý: Thạc sĩ QLGD 23,3%, đã bồi dưỡng CBQL

50,7%, chưa được bồi dưỡng 26% (19 người).

b. Trình độ ngoại ngữ, tin học (Bảng 2.12)

11

- Về ngoại ngữ, trình độ thạc sỹ chiếm tỉ lệ 1,4%, trình độ đại học

chiếm tỉ lệ 2,7%, chứng chỉ A là 21,9%, B là 4,1 và C là 26%, còn lại

đến 32/73 người (tỷ lệ 43,8%) chưa qua đào tạo. Về văn hóa DTTS:

rất ít CBQL nói được tiếng DTTS và am hiểu văn hóa DTTS.

- Về tin học, CBQL có chứng chỉ A là 54,8% và B là 23,3%, còn

lại 16/73 người (tỷ lệ 21,9%) chưa qua đào tạo.

c. Trình độ lý luận chính trị (Bảng 2.13)

Cử nhân, cao cấp: 10 người chiếm tỷ lệ 13,7%; Trung cấp 17

người chiếm tỷ lệ 23,3%; Sơ cấp 46 người chiếm tỷ lệ 63%.

2.3.4. Năng lực, phẩm chất đội ngũ CBQL trƣờng THPT

a. Nhóm phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp (Bảng 2.14)

Kết quả đánh giá các tiêu chí cho thấy một số điểm yếu của

CBQL trường THPT như: chưa quan tâm nhiều đến đời sống vật

chất, tinh thần của CB, GV, NV; thiếu gương mẫu trong sinh hoạt,

công tác; tác phong làm việc chưa khoa học, hiệu quả; cách thức giao

tiếp, ứng xử còn hạn chế...

b. Nhóm năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (Bảng 2.15)

Chỉ số đánh giá cho thấy hạn chế lớn của đội ngũ CBQL trường

THPT là trình độ và khả năng sử dụng được một ngoại ngữ hoặc

tiếng dân tộc (đối với CBQL các trường PTDTNT) trong công tác.

Về trình độ tin học, đa số chỉ biết sử dụng tin học ở mức cơ bản và

có khoảng 10-12,5% mức độ yếu.

c. Nhóm năng lực quản lý nhà trường (Bảng 2.16)

Kết quả đánh giá các tiêu chí cho thấy một số hạn chế của CBQL:

về QL hoạt động dạy học, kiến thức pháp luật, QL nhân sự và tài

chính; tầm nhìn chiến lược; xác định mục tiêu ưu tiên, triển khai

chiến lược phát triển của trường; ứng dụng CNTT trong QL.

2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ CBQL trƣờng

THPT

12

- Về số lượng: Đội ngũ CBQL trường THPT hiện tại còn thiếu.

- Về cơ cấu: CBQL có tuổi đời, tuổi nghề tương đối trẻ. Tỷ lệ

CBQL nữ, CBQL người DTTS còn thấp so với tỷ lệ GV THPT nữ và

tỷ lệ đồng bào DTTS của tỉnh.

- Về chất lượng: Trình độ chuyên môn CBQL đạt chuẩn 100%,

phần lớn CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, nhiệt tình

trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ. Tuy vậy, đội ngũ CBQL các

trường THPT của tỉnh vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: một số

làm việc thiếu tính khoa học, dựa vào kinh nghiệm, một số còn thụ

động, ngại đổi mới; kiến thức về pháp luật, về QL nhân sự và tài

chính không được cập nhật kịp thời; một số còn yếu về QL hoạt động

dạy học, tầm nhìn chiến lược, xác định mục tiêu ưu tiên, triển khai

chiến lược phát triển của trường, ứng dụng CNTT trong QL, dạy học.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng còn nhiều bất cập.

2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

CBQL TRƢỜNG THPT TỈNH KON TUM

2.4.l. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ CBQL trƣờng

THPT

Đến nay, có 100% trường THPT tiến hành công tác quy hoạch

CBQL giai đoạn 2011-2015 với 120 đối tượng được đưa vào diện

quy hoạch cán bộ kế cận, dự nguồn, đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ theo

quy định. Tuy nhiên, công tác quy hoạch CBQL trường THPT chưa

chú trọng dựa vào kết quả đánh giá CBQL theo chuẩn để đề bạt, bổ

nhiệm, thuyên chuyển; chưa gắn chặt với việc đào tạo, bồi dưỡng

theo chuẩn, phân công, giao việc để thử thách và rèn luyện; việc

kiểm tra, giám sát, đánh giá, sàng lọc, thay thế nguồn quy hoạch

chưa thực hiện thường xuyên và kịp thời.

2.4.2. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBQL trƣờng THPT

13

Những năm qua, Sở GD&ĐT đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

và tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL trường THPT trong việc cử đi

đào tạo, bồi dưỡng với các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, công tác

đào tạo, bồi dưỡng CBQL theo chuẩn và GV dự nguồn còn bộc lộ

một số hạn chế: Chưa có kế hoạch tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng

CBQL trường THPT theo chuẩn; tỷ lệ CBQL chưa được bồi dưỡng

nghiệp vụ quản lý, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị còn cao.

2.4.3. Về môi trƣờng làm việc và động lực thúc đẩy phát triển

đội ngũ CBQL trƣờng THPT

Trong tổng số 26 trường THPT của tỉnh, có 2 trường và 2 phân

hiệu mới thành lập nên CSVC còn thiếu thốn nhiều; 22 trường còn

lại đều được xây dựng kiên cố, CSVC tương đối đầy đủ. Điều kiện

làm việc của CBQL các trường được quan tâm đúng mức.

Các chế độ, chính sách của nhà giáo đều được Sở GD&ĐT thực

hiện nghiêm túc, giải quyết đúng, đủ và kịp thời. Tuy nhiên, tỉnh

chưa có chính sách đặc thù để động viên CBQL. Mặt khác, việc tạo

động lực để CBQL nâng cao năng lực bằng cách khích lệ chưa được

quan tâm triển khai.

2.4.4. Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trƣờng

THPT

Thực hiện kiểm tra, đánh giá CBQL hàng năm (vào cuối năm)

theo quy định của Luật công chức, viên chức và kiểm tra, đánh giá

CBQL theo chuẩn Hiệu trưởng hàng năm (vào cuối năm học) theo

quy định của Bộ GD&ĐT. Hạn chế của công tác này là việc khắc

phục những hạn chế, thiếu sót sau kiểm tra, đánh giá của QBQL chưa

nghiêm túc, chưa xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng để khắc phục.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

ĐỘI NGŨ CBQL CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH KON TUM

2.5.1. Những ƣu điểm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!