Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
147
Kích thước
4.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1435

Phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THU TRANG

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Chí Thiện

THÁI NGUYÊN, 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập

của tôi; các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của Luận văn

chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận văn

Lê Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến

PGS.TS.Trần Chí Thiện - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt

quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này; các thầy, cô giáo Phòng

Quản lý đào tạo sau đại học; các thầy, cô giáo bộ môn đã truyền đạt cho tôi

những kiến thức khoa học quý báu.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Cục Thống kê tỉnh Thái

Nguyên; các cán bộ đang công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên,

Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn

thiện Luận văn này.

Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn luôn

động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này.

Tác giả luận văn

Lê Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii

MỤC LỤC.................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................vi

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH................................................................................................... viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Đóng góp của luận văn............................................................................................3

5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................3

Chƣơng 1: CỞ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

BỀN VỮNG...............................................................................................................4

1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................4

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................4

1.1.2. Nội dung cơ bản của phát triển công nghiệp bền vững...................................13

1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển công nghiệp bền vững........................18

1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................23

1.2.1. Những kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới về phát triển bền vững và

bài học rút ra cho Việt Nam...........................................................................23

1.2.2. Những kinh nghiệm của các địa phƣơng về phát triển công nghiệp bền

vững và bài học rút ra cho tỉnh Thái Nguyên.................................................28

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................38

2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết........................................................38

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................38

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................................38

2.2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin..........................................................................40

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin ....................................................................41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iv

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................42

2.3.1 Chỉ tiêu phát triển công nghiệp bền vững về kinh tế .......................................42

2.3.2. Chỉ tiêu phát triển công nghiệp bền vững về xã hội .......................................43

2.3.3. Chỉ tiêu phát triển công nghiệp bền vững về môi trƣờng ...............................43

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN.............................................................45

3.1. Các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên .....................................................................................................45

3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................45

3.1.2. Dân số và nguồn nhân lực...............................................................................48

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................50

3.2. Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên .....................................................................................................59

3.3. Thực trạng phát triển công nghiệp bền vững tỉnh Thái Nguyên........................62

3.3.1. Thực trạng phát triển công nghiệp bền vững về kinh tế .................................62

3.3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp bền vững về xã hội ..................................78

3.3.3. Thực trạng phát triển công nghiệp bền vững về môi trƣờng ..........................83

3.4. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân ...........................................................94

3.4.1. Những mặt còn hạn chế...................................................................................94

3.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại ......................................................................96

Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở

TỈNH THÁI NGUYÊN...........................................................................................99

4.1. Đánh giá tổng quát về phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Nguyên ...99

4.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp..99

4.1.2. Cơ hội và thách thức trong phát triển công nghiệp bền vững của tỉnh Thái Nguyên...100

4.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững của tỉnh Thái Nguyên...106

4.2.1. Quan điểm .....................................................................................................106

4.2.2. Mục tiêu ........................................................................................................106

4.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên............................................................................................112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

v

4.3.1. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp ............................112

4.3.2. Giải pháp về vốn ...........................................................................................112

4.3.3. Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu..........................................................113

4.3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách.....................................................................113

4.3.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực .............................................................116

4.3.6. Giải pháp bảo vệ môi trƣờng.........................................................................117

4.3.7. Chính sách phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp................................117

4.3.8. Giải pháp về tổ chức quản lý.........................................................................118

4.4. Một số kiến nghị...............................................................................................118

4.4.1. Đối với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ƣơng.........................................118

4.4.2. Đối với tỉnh ...................................................................................................119

4.4.3. Đối với doanh nghiệp....................................................................................120

KẾT LUẬN............................................................................................................121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................123

PHỤ LỤC...............................................................................................................128

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH : Bảo hiểm xã hôi

BHYT : Bảo hiểm y tế

BVMT : Bảo vệ môi trƣờng

CCN : Cụm công nghiệp

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐCN : Điểm công nghiệp

FDI : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

GO : Giá trị sản xuất

GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp

KCN : Khu công nghiệp

KHCN : Khoa học công nghệ

KPCĐ : Kinh phí công đoàn

KTXH : Kinh tế xã hội

PTBV : Phát triển bền vững

PTCBBV : Phát triển công nghiệp bền vững

QCCP : Quy chuẩn cho phép

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

SXKD : Sản xuất kinh doanh

UBND : Ủy ban nhân dân

VA : Giá trị gia tăng

VLXD : Vật liệu xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế giai đoạn 2008-2012...............49

Bảng 3.2: Tỷ trọng dân số có trình độ chuyên môn, kỹ thuật năm 2012..................49

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2012...........51

Bảng 3.4: Vốn đầu tƣ phát triển giai đoạn 2001-2012..............................................53

Bảng 3.5: Giá trị xuất khẩu chia theo mặt hàng giai đoạn 2008 - 2012....................58

Bảng 3.6: Giá trị nhập khẩu chia theo mặt hàng giai đoạn 2008 - 2012...................59

Bảng 3.7: Số lƣợng các cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2008-2012 ..............63

Bảng 3.8: Vốn sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm của doanh

nghiệp công nghiệp giai đoạn 2008-2012 .............................................64

Bảng 3.9: Giá trị còn lại tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp giai

đoạn 2008 - 2012...................................................................................66

Bảng 3.10: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2008 - 2012...67

Bảng 3.11: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp

giai đoạn 2008 – 2012 ...........................................................................69

Bảng 3.12: Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2008-2012 ......71

Bảng 3.13: Tỷ lệ VA/GO ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên và cả nƣớc giai

đoạn 2008 – 2012 ..................................................................................73

Bảng 3.14 : Đóng góp của ngành công nghiệp vào cơ cấu GDP giai đoạn 2008-2012...74

Bảng 3.15: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp giai

đoạn 2008-2012.....................................................................................76

Bảng 3.16: Lao động trong các cơ sở hoạt động công nghiệp giai đoạn 2008-2012.......78

Bảng 3.17: Dự báo cầu lao động trong ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

đến năm 2020 ........................................................................................79

Bảng 3.18: Tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp phân theo trình độ chuyên môn ....80

Bảng 3.19: Thu nhập của lao động công nghiệp giai đoạn 2008-2012.....................81

Bảng 3.20: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nƣớc của các doanh

nghiệp công nghiệp giai đoạn 2008-2012 .............................................82

Bảng 3.21: Tỷ lệ đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ của chủ doanh nghiệp so với

tổng quỹ lƣơng.......................................................................................83

Bảng 4.1: Ma trận phân tích SWOT về PTCNBV ở tỉnh Thái Nguyên .................104

Bảng 4.2: Dự báo sản lƣợng khoáng sản khai thác đến năm 2020 .........................107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên năm 2011-2012..........................................57

Hình 3.2: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp công nghiệp phân theo ngành hoạt động ......65

Hình 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn

2008-2012................................................................................................75

Hình 3.4: Diễn biến hàm lƣợng BOD trung bình năm trên sông Cầu ......................88

Hình 3.5: Diễn biến hàm lƣợng TSS trung bình năm trên sông Cầu........................88

Hình 3.6: Diễn biến hàm lƣợng BOD trung bình năm trên sông Công ....................89

Hình 3.7: Diễn biến hàm lƣợng TSS trung bình năm trên sông Công......................89

Hình 3.8: Diễn biến hàm lƣợng BOD trung bình tại các phụ lƣu của sông Cầu ......90

Hình 3.9: Diễn biến hàm lƣợng BOD trung bình năm tại các phụ lƣu chính của

sông Công ................................................................................................90

Hình 3.10: Hàm lƣợng As phát hiện lớn nhất tại các phụ lƣu chính của sông Công.......91

Hình 3.11: Ô nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực trong đô thị trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên ............................................................................................93

Hình 3.12: Ô nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng sản và sản

xuất VLXD trên địa bàn tỉnh ...................................................................94

Hình 3.13: Tiếng ồn đo đƣợc lớn nhất tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh ............94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển bền vững là nhu cầu tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội

loài ngƣời và đang là thách thức cho mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện toàn cầu

hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Việc lựa chọn con đƣờng, biện pháp và thể chế, chính

sách bảo đảm PTBV luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trong quá

trình phát triển. Đối với Việt Nam, để thực hiện mục tiêu PTBV đất nƣớc và thực

hiện cam kết quốc tế, ở cấp quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Định

hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chƣơng trình nghị sự 21 của

Việt Nam). Bên cạnh đó, ở cấp địa phƣơng, vấn đề PTBV cần đƣợc xem xét một

cách có hệ thống và cụ thể hoá để có thể triển khai thực hiện, đặc biệt là trong công

nghiệp - lĩnh vực có ảnh hƣởng quyết định đến sự PTBV.

Tỉnh Thái Nguyên là một trong 6 tỉnh đã đƣợc Bộ kế hoạch và Đầu tƣ chọn

thí điểm xây dựng chƣơng trình phát triển bền vững. UBND tỉnh đã chỉ đạo xây

dựng “Định hướng phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên” (Chƣơng trình Nghị sự

21 tỉnh Thái Nguyên) nhằm cụ thể hóa việc thực hiện định hƣớng chiến lƣợc phát

triển bền vững quốc gia trên địa bàn tỉnh. Là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền

núi Bắc Bộ, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng

trung du miền núi phía Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu KT-XH giữa vùng trung

du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên có nhiều lợi thế so sánh về

vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng đa dạng

phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chất lƣợng cao để phát triển một nền kinh tế đa

dạng theo hƣớng CNH-HĐH. Hơn nữa, công nghiệp Thái Nguyên đƣợc hình thành

rất sớm, từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX với sự ra đời của hai khu

công nghiệp nặng là Khu Gang Thép Thái Nguyên (đầu thập kỷ 60) và Khu Cơ khí

Gò Đầm (đầu thập kỷ 70). Trải qua quá trình hơn 50 năm hình thành và phát triển,

công nghiệp Thái Nguyên đã có lúc thăng trầm do hậu quả của chiến tranh, do sự

thay đổi cơ chế quản lý… Mặc dù vậy, khi tái lập tỉnh Thái Nguyên (năm 1997),

nhất là trong những năm gần đây, nhờ có những chủ trƣơng, chính sách phát triển

KT-XH, phát triển công nghiệp đúng đắn nên bƣớc đầu đã đạt đƣợc một số kết quả

đáng khích lệ. Tính đến 31/12/2012, trên địa bàn tỉnh có 11.557 cơ sở sản xuất công

nghiệp (gấp 2 lần năm 1997) thu hút 72,9 nghìn lao động (tăng 77,8% so với năm

1997); có 7 khu công nghiệp và 28 cụm công nghiệp đã đƣợc quy hoạch; giá trị sản

xuất công nghiệp năm 2012 (theo giá so sánh 1994) đạt 14.564,5 tỷ đồng gấp 7,8

lần so với năm 1997; tốc độ tăng trƣởng công nghiệp 5 năm gần đây (2008-2012)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2

bình quân đạt 12,4%/năm (cao hơn mức tăng 10,5% của công nghiệp cả nƣớc); tỷ

trọng công nghiệp trong GDP của toàn tỉnh năm 2012 là 34,4% (cao hơn mức 33%

của cả nƣớc) [19]. Đến nay, công nghiệp Thái Nguyên đã có một cơ cấu tƣơng đối

đầy đủ với sự có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp nhƣ điện, luyện kim, cơ

khí, khoáng sản, chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa dƣợc, điện

tử, hàng dệt may…

Những kết quả đạt đƣợc nêu trên là khả quan, nhƣng kinh tế công nghiệp của

tỉnh chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng; việc áp dụng các thành tựu khoa học

và công nghệ vào phát triển công nghiệp còn hạn chế; trong quá trình phát triển

công nghiệp ở Thái Nguyên đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề KT-XH và môi

trƣờng bức xúc, đó là: tình trạng thu hẹp đất nông nghiệp do phát triển các khu công

nghiệp, nhƣng lao động nông nghiệp chƣa đƣợc thu hút đáng kể vào sản xuất công

nghiệp; tình trạng lao động dƣ thừa ở khu vực nông thôn ngày càng cao, lợi ích lan

tỏa của công nghiệp đối với ngƣời dân trong tỉnh còn thấp. Đặc biệt, cùng với sự

phát triển của công nghiệp những tổn thất đối với môi trƣờng ngày càng gia tăng. Ô

nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất đai và không khí khá cao ở các khu, cụm công nghiệp

trong tỉnh. Tình trạng vi phạm các quy định bảo vệ môi trƣờng của các cơ sở công

nghiệp và các làng nghề xảy ra phổ biến…

Do vậy, để kinh tế công nghiệp của tỉnh phát triển một cách toàn diện theo

hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với thị trƣờng nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc sự hài hòa

bền vững trong phát triển cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng là một vấn đề

cần đƣợc nghiên cứu một cách cơ bản cả về lý luận và thực tiễn để có những căn cứ

khoa học giúp cho ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát triển tƣơng xứng với

tiềm năng; góp phần đƣa công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh,

đƣa Thái Nguyên “trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm

2020". Với ý nghĩa đó tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển công nghiệp

bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về PTCNBV và khảo

sát thực tiễn về PTCNBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề ra phƣơng hƣớng

và một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy để ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

phát triển theo hƣớng bền vững thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận chung về PTBV, về PTCNBV;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3

- Phân tích, đánh giá thực trạng PTCNBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp cơ bản để về PTCNBV trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu thực trạng PTCNBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Quá trình PTCNBV, bao gồm một số vấn đề liên quan nhƣ: quy hoạch, đầu

tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tƣ, hiệu quả KT-XH và tác động đến

môi trƣờng của phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Thực trạng PTCNBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đề xuất

một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy công nghiệp tỉnh Thái Nguyên PTBV trong

thời gian tới.

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng PTCNBV

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu PTCNBV tại tỉnh Thái Nguyên

trong giai đoạn 5 năm (2008 - 2012). Phần định hƣớng và giải pháp đƣợc luận

chứng đến năm 2015 và hƣớng tới năm 2020.

3.3. Khách thể của nghiên cứu

Các doanh nghiệp hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao

gồm cả doanh nghiệp công nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp công nghiệp ngoài Nhà

nƣớc và doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI).

4. Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về PTBV, PTCNBV; mối

quan hệ giữa PTBV và tăng trƣởng kinh tế;

- Đánh giá thực trạng PTCNBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đề xuất

phƣơng hƣớng và một số giải pháp cơ bản có tính khoa học để đẩy mạnh công

nghiệp PTBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận

văn gồm 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về phát triển công nghiệp bền vững.

Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.

Chƣơng 3: Thực trạng phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4

Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững

ở tỉnh Thái Nguyên.

Chƣơng 1

CỞ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của sản xuất công nghiệp

Công nghiệp theo nghĩa rộng của kinh tế học là hoạt động kinh tế có quy mô

lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa [47]. Theo nghĩa này,

những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt đƣợc một quy mô nhất định sẽ trở thành

một ngành công nghiệp, ngành kinh tế nhƣ: công nghiệp phần mềm máy tính, công

nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp nghiệp thời trang, công nghiệp

báo chí, v.v…

Theo nghĩa hẹp, công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản

xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm đƣợc "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng

hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo [47]. Đây là hoạt động kinh tế, sản

xuất quy mô lớn, đƣợc sự hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ,

khoa học và kỹ thuật. Ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, công nghiệp bao

gồm: Công nghiệp khai khoáng; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Sản xuất và phân

phối điện, khí đốt và nƣớc nóng; Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý nƣớc

thải, rác thải.

Sản xuất công nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Một là, sản xuất công nghiệp có khả năng thực hiện tập trung hoá, chuyên

môn hóa và hợp tác hoá cao.

Tập trung hoá sản xuất giúp cho công nghiệp có điều kiện phát huy hiệu quả

kinh tế theo quy mô, nhờ đó giảm đƣợc chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm.

Chuyên môn hoá và việc mở rộng quan hệ hợp tác trong công nghiệp nhằm phát huy

mạnh mẽ hơn hiệu quả của quá trình sản xuất, nhờ đó năng suất lao động ngày càng

tăng. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, nhờ khả năng chuyên môn hóa cao của công

nghiệp mà mỗi quốc gia có thể lựa chọn một số loại sản phẩm hay một số công đoạn

nhất định trong chuỗi sản xuất toàn cầu dựa vào lợi thế so sánh của mỗi nƣớc.

Hai là, công nghiệp có mức tiêu thụ các nguồn lực đầu vào lớn.

Tùy theo trình độ công nghệ, đặc điểm của mỗi ngành mà mức độ sử dụng

các nguồn lực đầu vào của các ngành công nghiệp là rất khác nhau. Nhƣng với đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

5

điểm là các ngành sản xuất có mức độ tập trung hóa cao nên hầu hết các ngành công

nghiệp đều có nhu cầu tiêu thụ một lƣợng đầu vào rất lớn. Tuy nhiên, khi quy hoạch

phát triển các ngành công nghiệp cần tính đến mức độ dồi dào của các yếu tố nguồn

lực ở mỗi vùng, miền.

Ba là, công nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ tương đối nhanh.

Do khả năng đổi mới công nghệ khá nhanh của công nghiệp, nên phát triển

bền vững công nghiệp cần tính đến các điều kiện về giao thông, liên lạc để đáp ứng

yêu cầu lƣu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, vòng đời sản phẩm của công nghiệp ngắn

và nhu cầu đối với công nghiệp rất đa dạng, do đó, mức độ cạnh tranh của công

nghiệp rất mạnh mẽ, kể cả cạnh tranh trong nội bộ của mỗi ngành công nghiệp.

Do vậy, đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp trở thành nhu cầu

thiết yếu và thƣờng xuyên. Nếu đáp ứng đƣợc nhu cầu này, các ngành công nghiệp

không chỉ có khả năng cạnh tranh ngày càng cao mà còn có khả năng giảm thiểu các

tác động tiêu cực đối với môi trƣờng.

Bốn là, công nghiệp có khả năng phân bố trên mọi vùng lãnh thổ.

Phát triển các ngành công nghiệp ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên địa

bàn phân bố công nghiệp có thể thực hiện trên mọi vùng, không gian, lãnh thổ. Đây

là điều kiện thuận lợi để quy hoạch phát công nghiệp, đồng thời, có thể giải bài toán

phát triển công nghiệp gắn với yêu cầu về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Việc quy hoạch không gian, lãnh thổ trong sản xuất công nghiệp nếu chỉ tập

trung vào các trung tâm đô thị, tất yếu sẽ không tận dụng đƣợc không gian một cách

hiệu quả nhằm giải quyết nhu cầu đa dạng và lâu dài cho phát triển công nghiệp,

trong khi lại làm gia tăng khoảng cách KT-XH trong phát triển vùng. Mặt khác, sai

lệch trong phân bố công nghiệp theo vùng có ảnh hƣởng rất lớn đến vấn đề ô nhiễm

môi trƣờng. Những nơi tập trung công nghiệp và dân cƣ quá nhiều sẽ tạo ra áp lực

rất lớn trong vấn đề giải quyết môi trƣờng và hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh.

Năm là, sản xuất công nghiệp đi liền với phát thải lớn.

Kết quả của sản xuất công nghiệp luôn mang tính hai mặt: Một mặt, đó là tạo

ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng; Mặt khác, nó tạo ra

phát thải rất lớn, có tác động bất lợi đối với PTBV.

Quy mô và tính chất nguy hại của các loại rác thải phụ thuộc vào:

- Trình độ tập trung hoá của sản xuất công nghiệp. Khi công nghiệp có quy

mô sản xuất càng lớn thì quy mô của phát thải cũng càng lớn.

- Đặc điểm của các ngành công nghiệp chuyên môn hóa trong việc khai thác,

sử dụng và chế biến các loại tài nguyên thiên nhiên. Những ngành sản xuất công

nghiệp thiên về sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhất là những ngành công

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!