Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát Triển Các Hình Thức Liên Kết Của Nông Dân Trong Sản Xuất Tiêu Thụ Xoài Và Rau Tại Huyện Xuân Lộc Tỉnh Đồng Nai
PREMIUM
Số trang
106
Kích thước
1006.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1784

Phát Triển Các Hình Thức Liên Kết Của Nông Dân Trong Sản Xuất Tiêu Thụ Xoài Và Rau Tại Huyện Xuân Lộc Tỉnh Đồng Nai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ THỊ XUÂN TRANG

PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT CỦA NÔNG DÂN

TRONG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ XOÀI VÀ RAU

TẠI HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, 2012

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong sản xuất nông nghiệp người nông dân phải đối mặt với nhiều rủi ro

khác nhau, đó là: rủi ro thời tiết, dịch bệnh và rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm làm

ra. Tình trạng biến động xấu về giá cả và nhu cầu tiêu thụ trong thị trường nông

sản làm nảy sinh tình trạng “được mùa, rớt giá” và “được giá, mất mùa” diễn ra

phổ biến mà nông dân không chủ động đối phó được với tình hình.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nông sản của nông dân thường trải qua nhiều khâu

trung gian, làm cho quá trình tiêu thụ không thông suốt, chênh lệch giữa giá nông

sản do nông dân bán ra với giá nông sản ở thị trường tiêu dùng cuối cùng thường

rất lớn, trong đó giá bán nông sản của nông dân thường thấp so với giá thị trường

nông sản nguyên liệu trong và ngoài nước, dẫn tới phần thu của nông dân thấp

hơn nhiều so với các tác nhân tham gia chế biến, tiêu thụ trong toàn chuỗi giá trị

nông sản.

Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là sản xuất phân tán, manh

mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, hợp tác giữa các hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ

nông sản làm ra trong nhiều năm qua, chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu.

Vấn đề tiêu thụ nông sản và nâng cao thu nhập của nông dân trong tiêu thụ

nông sản luôn là vấn đề đặt ra đối với các cơ quan hoạch định chính sách và quản

lý nhà nước về nông nghiệp ở Trung ương và địa phương, hiện nay đang tìm tòi

các biện pháp xử lý.

Cụ thể là trong những năm vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số

88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của về chính sách hỗ trợ phát triển

Hợp tác xã 1

; đồng thời có chủ trương khuyến khích nông dân hợp tác, liên kết

trong sản xuất và tiêu thụ nông sản bằng Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24

tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ

1 Toàn văn Nghị định số 88/2005/NĐ-CP tại Phụ lục số 9

2

nông sản thông qua hợp đồng 2

; tiếp đến là Chỉ thị số 25/2008/CT- TTg về tăng

cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng;.

Các văn bản nói trên đã được thực hiện ở nhiều địa phương trong sản xuất,

tiêu thụ các hàng hóa nông sản quan trọng nhưng kết quả thu được thấp 3

. Chính

vì vậy Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

xây dựng Đề án “Chính sách thúc đẩy phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ nông

sản giữa nông dân với các đối tác kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn giai

đoạn 2010-2020” theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 26 - NQ/TW Hội nghị lần thứ

7 Ban chấp hành trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đề

án có mục tiêu đánh giá thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân;

doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân (HTX, tổ hợp tác; đại diện

nhóm hộ nông dân. . .) và doanh nghiệp - thương lái - hộ nông dân trong sản

xuất - tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; làm rõ các hình thức kiên kết,

mô hình liên kết hiệu quả giữa các tác nhân trong sản xuất - tiêu thụ nông sản;

xác định vị trí, vai trò của mỗi tác nhân trong một số ngành hàng nông sản

chủ yếu và đánh giá tác động cơ chế chính sách hiện hành; đề ra mục tiêu,

giải pháp lớn nhằm thúc đẩy phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản

giữa nông dân với các thành phần kinh tế khác.

Với vị trí công tác là cán bộ của Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; tôi nhận thấy con đường cơ bản để giúp nông

dân khắc phục những khó khăn và thua thiệt trong tiêu thụ sản phẩm làm ra là hợp

tác, liên kết với nhau, với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác để cùng nhau

tiêu thụ sản phẩm với giá cả có lợi cho tất cả các bên tham gia liên kết. Trên cơ sở

đó các bên đều thu được lợi ích cao nhất và giảm thiểu những rủi ro như đã trình

bày ở trên.

2 Toàn văn Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg tại Phụ lục số 7

3 Hiện tại mới khoảng 20% nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng

3

Từ những lý do trên đây, học viên lựa chọn đề tài Phát triển các hình thức

liên kết của nông dân trong sản xuất, tiêu thụ xoài và rau tại huyện Xuân Lộc,

tỉnh Đồng Nai làm đề tài luận văn tốt nghiệp trình độ thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

của mình tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Mong muốn của học viên là, kết quả nghiên cứu luận văn sẽ đóng góp thiết

thực vào công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp của bản thân cũng như của cơ

quan Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

hiện nay.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển các hình thức liên kết

của nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh

Đồng Nai.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Luận giải cơ sở lý luận về các hình thức liên kết của nông dân trong sản

xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa.

- Đánh giá thực trạng các hình thức liên kết của nông dân trong sản xuất, tiêu

thụ xoài và rau trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện, phát triển các hình thức liên kết của nông dân

trong sản xuất, tiêu thụ xoài và rau trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các hình thức liên kết của nông dân trong sản xuất, tiêu thụ xoài và rau trên

địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

4

+ Phạm vi về nội dung: Các hình thức liên kết của nông dân trong sản xuất,

tiêu thụ sản phẩm xoài và rau thông qua hình thành các loại hình tổ chức sản xuất

nông nghiệp như: HTX, THT, CLB, LHCLB.

+ Không gian: Địa bàn huyện Xuân Lộc.

+ Thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2011.

4. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

- Những nội dung về cơ sở lý luận của về vấn đề nghiên cứu.

- Những nội dung về thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

- Những nội dung về giải pháp đối với vấn đề nghiên cứu.

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, kết cấu đề tài gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận về các hình thức

liên kết của nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa.

- Chương 2: Đặc điểm của huyện Xuân Lộc và phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

5

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC

HÌNH THỨC LIÊN KẾT CỦA NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT, TIÊU

THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓA

1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về chủ đề “Phát triển

mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ nông sản hàng hóa” cụ thể là:

1.1.1. Đề tài của ThS. Nguyễn Trọng Khương, năm 2010

- Đề tài “nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất chính sách tăng cường liên kết

giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long”

nghiên cứu sâu về mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp (mối liên kết

dọc), đánh giá tình hình thực hiện các chính sách khuyến khích liên kết tiêu

thụ nông sản thông qua hợp đồng tại Quyết định 80/2002QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ. Qua đó, đề xuất các chính sách nhằm thúc đẩy mối liên kết

sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân, như: Chính sách

kiểm soát giá sàn xuất khẩu; Chính sách kiểm soát giá trần về con giống và

thức ăn cho thủy sản; Chính sách bình ổn giá thu mua nguyên liệu, nâng cao

năng lực và hiệu quả kiểm soát Nhà nước; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho

nông dân và Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp.

- Nghiên cứu về sự phát triển các hình thức liên kết của nông dân trong

sản xuất, tiêu thụ xoài và rau trên địa bàn huyện Xuân Lộc, ngoài việc nghiên cứu

các chính sách thúc đẩy mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp (Quyết định

số 80/2002/QĐ-TTg), còn nghiên cứu các chính sách thúc đẩy mối liên kết giữa

nông dân với nông dân (Luật HTX năm 2003, Nghị định số 88/2005/NĐ-CP,

Nghị định số 151/2007/NĐ-CP)

1.1.2. Đề tài của Lê Thị Thanh, năm 2010

6

- Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình liên kết giữa Nhà nông,

Nhà khoa học và Doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh rau trên địa bàn huyện

Gia Lâm - Hà Nội” đã nghiên cứu sâu về mối liên kết giữa nông dân với các tổ

chức kinh tế thông qua các nội dung liên kết trong sản xuất nông nghiệp (cung

ứng đầu vào; chuyển giao kỹ thuật; phòng chống dịch bệnh; tiêu thụ sản phẩm);

Các hình thức liên kết (Hợp đồng miệng, hợp đồng bằng văn bản); Các phương

thức liên kết (dọc, ngang).

- Nghiên cứu về các hình thức liên kết của nông dân trong sản xuất, tiêu thụ

xoài và rau trên địa bàn huyện Xuân Lộc sẽ nghiên cứu cả mối liên kết giữa nông

dân với các tổ chức kinh tế và mối liên kết giữa nông dân với nông dân; đánh giá các

hình thức liên kết theo 2 nhóm chỉ tiêu đó là: Theo chủ thể tham gia và theo tính tổ

chức. Đồng thời, phân tích việc sử dụng hợp đồng (Hợp đồng miệng, hợp đồng

bằng văn bản) như là những công cụ liên kết.

1.1.3. Báo cáo của Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, năm 2012

- Báo cáo dự án nghiên cứu đánh giá hình thức và tính hiệu quả của các cơ

chế hợp đồng trong nông nghiệp và các phương thức cải thiện việc thực thi hợp

đồng do TS. Chu Tiến Quang thực hiện, đã phân tích 5 loại hợp đồng trong

ngành nông nghiệp đó là: (1) Hợp đồng tập trung, có hình thức phối hợp chặt

chẽ theo ngành dọc giữa người sản xuất và người mua, trong đó hạn ngạch

được phân bổ cho người sản xuất để sản xuất một số lượng hàng hóa đã được

định trước; (2) Hợp đồng đất đai, người mua cũng sở hữu đất đai đang được

người sản xuất sử dụng; (3) Hợp đồng đa phương, gồm nhiều bên tham gia

như chính phủ và các công ty cùng phối hợp trong mối quan hệ giữa người

sản xuất và người mua. Vì vậy, với những hợp đồng này, người nông dân sẽ

được đại diện bởi một hiệp hội và chính quyền có trách nhiệm cung cấp các

dịch vụ mở rộng khác; (4) Hợp đồng không chính thức thường là hợp đồng

miệng giữa các bên để đáp ứng nhu cầu về sản xuất theo mùa và phổ biến với

7

các sản phẩm không đòi hỏi công nghệ chế biến cao; (5) Hợp đồng trung gian

được ký giữa người mua và nhà buôn hơn là ký trực tiếp giữa người mua và

nhà sản xuất. Loại hợp đồng này thường được dùng trong các tình huống có

quá nhiều nhà sản xuất để người mua giám sát và do đó dẫn đến quyết định ký

hợp đồng phụ với các nhà buôn.

- Nghiên cứu về sự phát triển các hình thức liên kết của nông dân trong

sản xuất, tiêu thụ xoài và rau trên địa bàn huyện Xuân Lộc sẽ tập trung nghiên cứu

các loại hợp đồng gồm: Hợp đồng tập trung và Hợp đồng trung gian để làm rõ

mối liên kết sản xuất tiêu thụ giữa nông dân với doanh nghiệp và Hợp đồng

không chính thức để làm rõ mối liên kết giữa nông dân với nông dân trong

sản xuất, tiêu thụ nông sản.

1.1.4. Sách chuyên khảo về vai trò và giải pháp nâng cao vai trò của HTX đối

với xã viên trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam

- Sách do TS. Chu Tiến Quang - Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung

ương biên soạn đã nghiên cứu mối liên kết giữa nông dân với nông dân trong

HTX và các hoạt động liên kết thông qua mô hình hợp tác xã mang lại lợi ích cho

nông dân tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Bao gồm:

+ Hoạt động cung ứng vật tư cho xã viên sản xuất nông nghiệp: Hoạt động

này khẳng định vai trò, ý nghĩa của HTX đối với xã viên về cung ứng vật tư,

đảm bảo cho xã viên có điều kiện chủ động đầu tư theo đúng yêu cầu của sản

xuất. Khi HTX thực hiện tốt cung ứng vật tư cho xã viên thì xã viên sẽ phát

triển sản xuất tốt hơn so với không nhận được dịch vụ này, từ đó vai trò của

HTX sẽ được xác lập và phát triển trong xã viên. Để thực hiện được vai trò

cung ứng vật tư cho xã viên, đòi hỏi Ban quản trị của HTX biết chủ động nắm

bắt đúng nguyện vọng và cam kết của xã viên trong HTX về sử dụng các loại

vật tư mà họ cần, tìm nơi cung ứng tốt nhất và thuận lợi nhất để mang các loại

vật tư về cho xã viên.

8

+ Hoạt động cung cấp dịch vụ sản xuất nông nghiệp: Làm đất, thủy lợi,

bảo vệ cây trồng vật nuôi trong quá trình sản xuất nông nghiệp của xã viên…

các dịch vụ này có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho xã viên nâng cao năng

suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

+ Hoạt động chế biến, tiêu thụ sản phẩm: Hoạt động chế biến và tiêu thụ

nông sản có ý nghĩa làm tăng giá trị nông sản và giúp xã viên tiêu thụ có lợi

nhất. Bản thân từng hộ xã viên có thể thực hiện được cả hai hoạt động này,

nhưng phương thức chế biến và tiêu thụ mang tính thủ công nên chất lượng

chế biến thấp và không tạo khối lượng sản phẩm lớn theo yêu cầu của khách

hàng, nhất là đối với thị trường xuất khẩu.

- Nghiên cứu về sự phát triển các hình thức liên kết của nông dân trong

sản xuất, tiêu thụ xoài và rau trên địa bàn huyện Xuân Lộc cũng được nghiên cứu

trong loại hình tổ chức HTX, ngoài ra, còn được nghiên cứu trong các tổ chức

khác như Câu lạc bộ, Tổ hợp tác.

1.1.5. Đề án “Chính sách thúc đẩy phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ nông

sản giữa nông dân với các đối tác kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn

giai đoạn 2010-2020”

- Đề án đã đưa ra những chính sách sau: (1) Rà soát bổ sung quy hoạch

theo hướng sản xuất hàng hóa; (2) Hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng

nguyên liệu (doanh nghiệp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí nâng

cấp, tu sửa các cơ sở hạ tầng sản xuất mức trợ tối đa không quá 40% tổng

kinh phí của công trình đối với vùng sản xuất ngành hàng nông sản đặc biệt

ưu tiên và 20% đối với ngành hàng nông sản ưu tiên); (3) Cung cấp dịch vụ

khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; (4) Hướng dẫn chế tài xử lý vi phạm

hợp đồng trong liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản giữa nông dân và

doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; (5) Chính sách hỗ trợ các đối tác

tham gia liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản (Đối với doanh nghiệp,

9

hỗ trợ kinh phí nâng cấp hạ tầng, giảm 20% mức thuế thu nhập doanh nghiệp

khi liên kết với nông dân ở vùng nguyên liệu ngành hàng đặc biệt ưu tiên và

giảm 10% đối với vùng nguyên liệu ngành hàng ưu tiên, trích 1% lãi trước

thuế của các doanh nghiệp trong vùng nguyên liệu xây dựng Quỹ phòng

chống rủi ro trong liên kết; Đối với Nông dân, được hỗ trợ theo cơ chế chính

sách hiện hành về đất đai, tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyên ngư,

đào tạo nghề, tư vấn pháp lý; Đối với tổ chức kinh tế của nông dân (HTX, tổ

hợp tác), được miễn không thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho HTX làm

dịch vụ cầu nối tiêu thụ nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp trong vùng

nguyên liệu trong 10 năm, được hỗ trợ đào tạo, tư vấn pháp lý; Đối với nhà

khoa học được ưu tiên hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ

mới và thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm, miễn thuế thu nhập.

1.1.6. Báo cáo điều tra hiện trạng các Tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông

thôn Việt Nam năm 2009

- Qua nghiên cứu báo cáo điều tra về Tổ hợp tác trong nông nghiệp nông

thôn, học viên nhận thấy mô hình Câu lạc bộ sản xuất ở huyện Xuân Lộc (mà

thường được gọi là Câu lạc bộ năng suất cao) có mô hình tổ chức, đặc điểm

hoạt động cơ bản và vai trò của nó đối với người nông dân giống như Tổ hợp

tác. Cụ thể là:

+ Về mô hình tổ chức: Tổ hợp tác và Câu lạc bộ đều có tổ chức rất đơn

giản, các tổ viên cùng hoạt động trong một lĩnh vực nào đó, hợp nhau lại,

thống nhất về những công việc chung cần làm và bầu ra người điều hành các

công việc đó.

+ Về đặc điểm hoạt động: Tổ hợp tác và Câu lạc bộ đều là một loại hình

tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân, được hình thành tự nguyện bởi các

thành viên tham gia, thuộc sở hữu tập thể của tất cả những thành viên tham

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!