Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát huy tính tích cực học tập cho học sinh thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng tình huống có vấn đề ở môn khoa học lớp 4.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
~ 1~
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIỂU HỌC
----------
PHẠM THỊ MINH PHƯƠNG
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CHO
HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG
TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ Ở MÔN KHOA HỌC LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM TIỂU HỌC
~ 2~
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục hiện nay được coi là nền móng của sự phát triển kinh tế, xã hội và góp
phần đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Do đó, ta có thể nói giáo dục
đồng nghĩa với sự phát triển, không có giáo dục thì không có sự phát triển nào đối với
con người, kinh tế cũng như văn hóa. Nhờ có giáo dục mà các di sản, tư tưởng và kĩ
~ 3~
thuật được truyền từ đời này sang đời khác và làm cho xã hội ngày càng phát triển, là
chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai.
Trong đó, giáo dục Tiểu học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được coi là
bậc học nền tảng. Vì vậy, mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành
và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người. Trong các môn học ở
Tiểu học thì môn KH giữ một vị trí rất quan trọng. Môn KH được tích hợp nhiều kiến
thức, nhiều nội dung như các kiến thức về Vật lý, Sinh học, Hóa học…Do đó, nội
dung kiến thức môn học này mang tính trừu tượng, yêu cầu HS phải ghi nhớ. Đồng
thời, đối với HS lớp 4 là lớp bản lề của hai giai đoạn: Giai đoạn lớp 1, 2, 3 và giai đoạn
lớp 4, 5. Bên cạnh đó, lớp 4 còn là lớp bắt đầu tách môn học Tự nhiên và Xã hội thành
các môn KH, Lịch sử, Địa lý và đây cũng là lớp làm nền tảng học tập cũng như tìm
hiểu tri thức mới các môn học này ở lớp 5 và các lớp sau. Cho nên muốn nâng cao chất
lượng lĩnh hội tri thức của HS thông qua sự phối hợp đồng bộ trong đổi mới tích cực
của chương trình, SGK và phương pháp dạy học là rất cần thiết. Vì vậy, đổi mới
phương pháp dạy học trong các nhà trường là một tất yếu khách quan. Một trong
những giải pháp tốt, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực hóa hoạt động của HS là sử dụng các tình huống có vấn đề.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Phát huy
tính tích cực học tập cho HS thông qua việc ứng dụng CNTT trong xây dựng tình
huống có vấn đề ở môn KH lớp 4”.
2. Lịch sử nghiên cứu
“Học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn cuộc
sống” (Robinson). Vì vậy, có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu về tình
huống có vấn đề trong dạy học.
Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học không phải là điều mới mà đã xuất
hiện từ lâu. Tuy nhiên, khoảng cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng các tình huống trong
giảng dạy được áp dụng khá phổ biến và thể hiện rõ ràng trong sự phát triển của nhà
trường và giáo dục học, trước hết là trong đào tạo luật, y và quản trị kinh doanh.
Có thể kể đến công trình nghiên cứu của I. IaLecne “Dạy học nêu vấn đề”
( 1977), tác giả đã đi sâu vào phân tích cơ sở của dạy học nêu vấn đề bằng cách giải
các bài toán có vấn đề, một hình thái biểu hiện của tư duy sáng tạo. Hay A.M
Machiuskin “Các tình huống có vấn đề trong tư duy và dạy học” ( 1978) đã trình bày
về một hệ thống các khái niệm cơ bản liên quan đến tình huống có vấn đề trong dạy
học như: tình huống có vấn đề là gì? Những quy luật tâm lý nào chi phối việc khám
phá ra tri thức mới? Làm thế nào để có thể sử dụng những quy luật đó vào điều khiển
quá trình lĩnh hội tri thức một cách sáng tạo trong các tình huống có vấn đề?...Ngoài ra,
~ 4~
tác giả cũng đề ra một số quy tắc chung của việc xây dựng các tình huống có vấn đề
trong dạy học.
Ở Việt Nam, dạy học sử dụng các tình huống có vấn đề đã được các nhà Tâm lý
học, Giáo dục học nghiên cứu từ vài chục năm trở lại đây. Tuy nhiên, từ sau cải cách
giáo dục (năm 1980), dạy học sử dụng các tình huống có vấn đề mới được quan tâm
triệt để và triển khai ứng dụng rộng rãi trong nhà trường.
Có thể nói đến một số quan điểm của các nhà nghiên cứu như PGS-TS Nguyễn
Ngọc Bảo (1994) coi dạy học nêu vấn đề là một phương tiện tích cực hóa hoạt động
học tập của HS và giới thiệu những cách thức tạo nên tình huống có vấn đề, quá trình
đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và những mức độ của dạy học sử dụng các tình huống có
vấn đề. Hay như GS Vũ Văn Tảo (1995) trong tổng luận “ Dạy học giải quyết vấn đề:
Một hướng đổi mới trong mục tiêu và phương pháp đào tạo” nêu lên đặc trưng cơ bản
của dạy học giải quyết vấn đề là “tình huống có vấn đề, tình huống học tập”.
Bên cạnh đó, trên các tạp chí giáo dục đã đăng tải nhiều bài của các tác giả như
Th.SNguyễn Phương Thảo, Th.S Thịnh Thị Bạch Tuyết,…về việc sử dụng các tình
huống có vấn đề trong dạy học môn Toán ở phổ thông và đại học.
Ứng dụng CNTT vào dạy học không còn là vấn đề mới mẻ và đã được nghiên
cứu, ứng dụng vào rất nhiều môn học. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của
các nhà KH ở Việt Nam như “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy”, Kỷ yếu Hội thảo KH
công nghệ Bộ GD - ĐT, 2001; “Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng CNTT trong
dạy học ở Tiểu học”, Dự án phát triển GV Tiểu học,“CNTT trong dạy học Tiểu học
(Tập 1)”, Đào Thái Lai, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2006,...Ta có thể nhận thấy qua các
công trình nghiên cứu của các nhà KH giáo dục thì việc ứng dụng CNTT vào dạy học
đều mang lại kết quả khả quan, phát huy được vai trò chủ động, tích cực của HS trong
học tập.
Mặc dù sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học đã được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập, nhưng phần lớn các công trình đều tập trung nghiên cứu phần lý luận, còn
phần áp dụng thực tế vào các bài học môn KH cụ thể trong chương trình lớp 4 ở Tiểu
học thì chưa thực sự có nhiều. Và chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu ứng
dụng CNTT trong xây dựng tình huống có vấn đề trong môn KH lớp 4 ở Tiểu học.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích giúp tôi
về cơ sở lý luận, những định hướng cũng như những gợi ý để xây dựng và thực hiện đề
tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng tình huống có vấn đề và
quy trình ứng dụng CNTT trong xây dựng tình huống có vấn đề ở môn KH lớp 4 nhằm
nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là phát huy tính tích cực học tập cho HS.
~ 5~
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Xây dựng một số tình huống có vấn đề ở môn KH lớp 4 nhằm phát huy tính
tích cực học tập cho HS.
- Xây dựng quy trình hướng dẫn ứng dụng CNTT trong xây dựng tình huống có
vấn đề ở một số chủ đề môn KH lớp 4.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của việc ứng dụng
CNTT trong xây dựng tình huống có vấn đề ở môn KH lớp 4 .
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc ứng dụng CNTT trong xây dựng tình huống có vấn
đề ở môn KH lớp 4.
5.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn KH lớp 4.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp chính sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp xử lý số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu GV ứng dụng CNTT trong xây dựng tình huống có vấn đề phù hợp với
mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học, đặc điểm tâm sinh lý của HS giai đoạn cuối
Tiểu học thì sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là phát huy tính tích cực,
hứng thú, chủ động, năng lực tìm và giải quyết vấn đề cho HS.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần danh mục các chữ viết tắt, phụ lục bảng biểu, các danh mục tư liệu
tham khảo, bảng điều tra, phụ lục … đề tài bao gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Ứng dụng CNTT trong xây dựng tình huống có vấn đề ở môn KH
lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
~ 6~
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của HS
1.1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
~ 7~
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội.
Khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà
còn chủ động, bằng lao động, sản xuất ra những của cải vật chất cần cho sự tồn tại của
xã hội, sáng tạo ra nền văn hóa ở mỗi thời đại. Hình thành và phát triển tính tích cực
xã hội đã là củng cố một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo
những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Có thể xem
tính tích cực như là một điều kiện đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách
trong quá trình giáo dục.
Trần Bá Hoành “Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn Tâm lý –
Giáo dục” (2002) đã nêu ra những biểu hiện chủ yếu trong tính tích cực của người học:
biểu hiện trong hoạt động cơ bắp, biểu hiện trong hoạt động trí tuệ, biểu hiện ở mặt
cảm xúc, biểu hiện ở mặt ý chí, biểu hiện ở hứng thú.
Tính tích cực của người học biểu hiện trong học tập là tính tích cực học tập.
Bản chất của nó là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí
lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức
trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra
hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên
tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm
mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát
triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở
những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của
bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi
giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành
các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…
Tính tích cực học tập thể hiện qua nhiều cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau
về một số vấn đề…
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận
thức của người học, phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp giữa hoạt động dạy
và hoạt động học thì mới thành công. Do đó, thuật ngữ rút gọn “phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực ” hàm chứa cả “phương pháp dạy và phương pháp học”.
Phương pháp dạy học phát huy tích cực (phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực ) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương