Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật hành chính về quyền của người chưa thành niên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ NGỌC THANH
PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VỀ QUYỀN
CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ NGỌC THANH
PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VỀ
QUYỀN CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Hành chính
Mã số: 60.38.20
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ MINH KHÔI
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ LĐ-TB&XH : Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh : Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
LHQ : Liên Hiệp quốc
Pháp lệnh XLVPHC 2002 : Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 (sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008)
Luật BV,CS&GD TE 2004 : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004
Luật TN 2005 : Luật Thanh niên năm 2005
UBND : Ủy ban nhân dân
UB DS,GĐ&TE : Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Pháp luật hành chính về quyền của ngƣời chƣa thành niên”
là công trình do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện. Những nội
dung và ý tƣởng của các tác giả khác trong các tài liệu tham khảo đều đƣợc
trích dẫn theo đúng quy định. Nội dung của công trình này không sao chép bất
kỳ luận văn hay bất kỳ tài liệu nào.
Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của đề tài.
Tác giả
Lê Thị Ngọc Thanh
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH VỀ QUYỀN
CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
1.1 Khái quát về quyền con ngƣời .............................................................................. 6
1.1.1 Khái niệm quyền con người............................................................................. 6
1.1.2 Những nội dung cơ bản của quyền con người................................................. 8
1.2 Khái quát về quyền của ngƣời chƣa thành niên ............................................... 10
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên ...................................... 10
1.2.2 Đặc điểm quyền của người chưa thành niên................................................. 16
1.2.3 Nội dung quyền của người chưa thành niên.................................................. 17
1.3 Cơ sở pháp lý hành chính Việt Nam về quyền của ngƣời chƣa thành niên ... 23
1.3.1 Vai trò, ý nghĩa của pháp luật hành chính đối với việc đảm bảo quyền của
người chưa thành niên ........................................................................................... 22
1.3.2 Quy định pháp luật hành chính hiện hành về quyền của người chưa thành
niên ......................................................................................................................... 25
1.3.3 Quy định pháp luật hành chính về cơ chế đảm bảo quyền của người chưa
thành niên ............................................................................................................... 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VÀ
PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN
2.1 Thực trạng pháp luật hành chính về quyền của ngƣời chƣa thành niên........ 34
2.1.1 Thực trạng quy định của pháp luật hành chính về quyền của người chưa
thành niên............................................................................................................. 34
2.1.2 Thực tiễn thực thi pháp luật hành chính về quyền của người chưa thành
niên....................................................................................................................... 54
2.2 Nhận xét, đánh giá thực trạng pháp luật hành chính về quyền của ngƣời
chƣa thành niên .......................................................................................................... 67
2.2.1 Nhận xét, đánh giá thực trạng quy định pháp luật hành chính về quyền
của người chưa thành niên .................................................................................. 67
2.2.2 Nhận xét, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật hành chính về quyền của
người chưa thành niên ........................................................................................ 70
2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng trên ............................................................... 72
2.3 Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật hành chính về
quyền của ngƣời chƣa thành niên ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay................. 73
2.3.1 Một số phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật hành chính về
quyền của người chưa thành niên trong giai đoạn hiện nay ............................... 73
2.3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật hành chính về quyền của
người chưa thành niên ......................................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
KẾT LUẬN
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong lịch sử phát triển của nhân loại cũng nhƣ của mỗi quốc gia, dân
tộc, quyền con ngƣời luôn là một vấn đề bức xúc và là mục tiêu phấn đấu của
tất cả loài ngƣời tiến bộ. Có thể nói, những thành tựu pháp lý quốc tế và pháp
luật quốc gia về con ngƣời hiện nay là sản phẩm của cuộc đấu tranh hết sức
lâu dài, gian khổ của toàn thể nhân loại tiến bộ chống áp bức, bất công, xây
dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mỗi ngƣời.
Quyền con ngƣời là một khái niệm rộng lớn, bao gồm quyền của cá
nhân, tập thể, của nhóm ngƣời, cộng đồng ngƣời trong xã hội. Trong đó, do
những đặc trƣng về thể chất và tinh thần, nên trẻ em là nhóm ngƣời dễ bị tổn
thƣơng nhất và cần đƣợc quan tâm bảo vệ một cách đặc biệt. Trong thời gian
dài của lịch sử, ở hầu hết các xã hội trên thế giới, trẻ em thƣờng đƣợc xem là
những cá thể phụ thuộc, là tài sản riêng của cha mẹ. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ
XX đến nay, Liên Hiệp quốc và các tổ chức quốc tế đã ban hành nhiều văn
kiện pháp lý nhằm bảo vệ quyền trẻ em, ngƣời chƣa thành niên.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là nƣớc thứ hai trên thế giới
phê chuẩn Công ƣớc quốc tế của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em. Trong 20
năm qua, công cuộc đổi mới ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn.
Dù vậy, do có sự tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng, trong đó những hiện
tƣợng tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm có xu hƣớng gia tăng, đã và đang
ảnh hƣởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội, tác động không tốt đến nhiều tầng
lớp nhân dân, đặc biệt là trẻ em, ngƣời chƣa thành niên. Vấn đề đặt ra là trẻ
em và ngƣời chƣa thành niên cũng cần đƣợc quan tâm bảo vệ, do họ là những
ngƣời chƣa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, thể chất, chƣa có đầy đủ
quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.
Trƣớc tình hình đó, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu cụ thể, đầy đủ, rõ
ràng để có những luận cứ khoa học, góp phần hoàn thiện về lý luận cũng nhƣ
thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời, cụ
thể là quyền của ngƣời chƣa thành niên. Quyền của ngƣời chƣa thành niên
cũng rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau nhƣ pháp luật
hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, hành chính... Trong đó, pháp
luật hành chính có vai trò cụ thể, chi tiết hóa các quyền của công dân Việt
2
Nam đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp, đồng thời quy định cơ chế hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong việc đảm bảo thực hiện quyền của
ngƣời chƣa thành niên trên thực tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng nhƣ việc thực thi pháp luật hành chính
một cách nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo tối ƣu quyền của ngƣời chƣa thành
niên là điều hết sức cần thiết.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Pháp luật
hành chính về quyền của người chưa thành niên” làm luận văn Thạc sỹ
Luật học chuyên ngành luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu về quyền con ngƣời là một hoạt động cần thiết và quan
trọng, bắt nguồn từ nhu cầu hội nhập quốc tế nói riêng và sự nghiệp đổi mới
nói chung ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về quyền con ngƣời chủ
yếu ở hai mảng: vấn đề lý luận về quyền con ngƣời và những tiêu chuẩn pháp
lý quốc tế và quy định pháp luật quốc gia về quyền con ngƣời, những vấn đề
thực tiễn đặt ra trong việc bảo đảm thực hiện các tiêu chuẩn và quy định đó.
Liên quan đến việc nghiên cứu về quyền của ngƣời chƣa thành niên và
việc đảm bảo thực hiện quyền của ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam, hầu hết
các đề tài chủ yếu nghiên cứu ở nội dung tƣ pháp đối với ngƣời chƣa thành
niên, việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.
Trong thời gian qua, đã có một số bài viết khoa học về quyền trẻ em
nhƣ “Một số quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề
quyền của người chưa thành niên phạm tội” của ThS Trƣơng Hồng Sơn – Bộ
môn pháp luật, Học viện CSND; “Quyền trẻ em” của Trung tâm nghiên cứu
quyền con ngƣời & Viện Thông tin khoa học thuộc Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh; “Bảo vệ quyền trẻ em và người chưa thành niên bằng pháp
luật hình sự - Lý luận và thực tiễn” luận văn Thạc sỹ luật học của Đỗ An
Bình; Những điều cần biết về quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia; “Những
quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền trẻ em”; “Những điều cần
biết về quyền trẻ em” của Vũ Ngọc Bình;… Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu đó chỉ đề cập đến một khía cạnh trong việc đảm bảo quyền của ngƣời
chƣa thành niên ở lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, hoặc bao quát tất cả các
lĩnh vực pháp luật nói chung. Cho đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu
3
một cách cơ bản và hệ thống chuyên về quyền của ngƣời chƣa thành niên
trong lĩnh vực pháp luật hành chính.
Đây là lần đầu tiên vấn đề này đƣợc đặt ra nghiên cứu một cách có hệ
thống, dựa trên các cơ sở lý luận và quy định của pháp luật quốc tế có liên
quan đến quyền của ngƣời chƣa thành niên; đồng thời, liên hệ với quy định
của pháp luật hành chính Việt Nam nhằm đánh giá toàn diện việc đảm bảo
quyền của ngƣời chƣa thành niên trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đề tài của
luận văn không trùng với các công trình đã công bố trƣớc đây.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ vấn đề lý luận về quyền của ngƣời chƣa thành niên.
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý hành chính Việt Nam về
quyền của ngƣời chƣa thành niên.
- Đánh giá thực trạng pháp luật hành chính Việt Nam về quyền của
ngƣời chƣa thành niên.
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của
pháp luật hành chính trong việc đảm bảo quyền của ngƣời chƣa thành niên.
Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ sau đây:
- Tìm hiểu các nội dung cơ bản của quyền con ngƣời, tạo tiền đề cho
việc tiếp cận quyền trẻ em, mà đặc biệt là quyền của ngƣời chƣa thành niên
thông qua các Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và pháp lý hành chính về quyền của ngƣời
chƣa thành niên, qua đó khái quát hóa các quy định của pháp luật hành chính
Việt Nam, làm rõ thực trạng pháp luật hành chính về quyền của ngƣời chƣa
thành niên.
- Đƣa ra nhận xét, đánh giá và một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện
quy định pháp luật hành chính Việt Nam về quyền của ngƣời chƣa thành niên
trong giai đoạn hiện nay.
4
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những quy định pháp luật quốc
tế, những quan điểm khoa học về quyền con ngƣời, quyền của ngƣời chƣa
thành niên và thực trạng pháp luật hành chính Việt Nam về quyền của ngƣời
chƣa thành niên.
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: pháp luật về quyền con ngƣời khá đa dạng, bao gồm
nhiều nội dung, áp dụng với nhiều đối tƣợng. Trong phạm vi về nội dung, đề
tài chỉ nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về quyền con ngƣời (gồm khái
niệm và nội dung cơ bản về quyền con ngƣời). Trên cơ sở đó, luận văn nghiên
cứu những quy định của pháp luật hành chính Việt Nam về quyền ngƣời chƣa
thành niên và đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện.
Luận văn không nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quyền trẻ em cũng
nhƣ so sánh với thành tựu pháp lý của các nƣớc khác về quyền của ngƣời
chƣa thành niên. Do giới hạn về thời gian, tài liệu nghiên cứu và số liệu thống
kê chƣa đầy đủ, nên luận văn chƣa đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật hành
chính liên quan đến ngƣời chƣa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi.
- Phạm vi về thời gian: các văn bản liên quan đến lĩnh vực luật hành
chính đang có hiệu lực pháp luật liên quan đến ngƣời chƣa thành niên trên
lãnh thổ Việt Nam.
4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu:
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, cụ thể
đề tài sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng pháp phân tích,
phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp chuyên gia,
phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu…
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:
Những vấn đề dƣới đây có thể coi là đóng góp mới của đề tài:
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phân tích một cách
hệ thống cơ sở lý luận các nội dung cơ bản của quyền con ngƣời, đi sâu tìm
hiểu các quy định về quyền của ngƣời chƣa thành niên.
5
- Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật hành chính về quyền của
ngƣời chƣa thành niên, qua đó chỉ ra sự chƣa đồng bộ của quy định pháp luật
Việt Nam về quyền của ngƣời chƣa thành niên trong lĩnh vực luật hành chính.
- Những kiến nghị của luận văn có thể sẽ giúp các cơ quan có thẩm
quyền tham khảo trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về
ngƣời chƣa thành niên trong lĩnh vực pháp luật hành chính. Góp phần thực hiện
hiệu quả các quy định của Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em Việt Nam.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công
tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập cũng nhƣ những cá nhân, tổ chức quan tâm
đến quyền con ngƣời nói chung và quyền của ngƣời chƣa thành niên nói riêng.
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn đƣợc cấu trúc gồm 2 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý hành chính về quyền của người chưa
thành niên
Chương 2: Thực trạng pháp luật hành chính Việt Nam về quyền của
người chưa thành niên và phương hướng hoàn thiện