Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật chống giao dịch nội gián của Singapore và Malaysia dưới góc độ so sánh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ph¸p luËt th−¬ng m¹i
68 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2009
TS. NguyÔn ThÞ ¸nh V©n*
hởi thuỷ, Malaysia và Singapore có
chung thị trường chứng khoán (Sở giao
dịch chứng khoán Malaya), ra đời từ khi hai
quốc gia này vẫn còn là thuộc địa của Anh.
Mục tiêu ban đầu của Sở là phục vụ việc
mua, bán chứng khoán niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán London nhằm huy động
vốn cho ngành công nghiệp khai thác mỏ
thiếc, kinh doanh ngân hàng, hoạt động đại
lí, các ngành dịch vụ phục vụ cho hoạt động
thương mại giữa Vương quốc Anh với
Malaya và thậm chí cung ứng vốn cho ngành
trồng cao su. Cội nguồn của Sở giao dịch
chứng khoán Malaya là trung tâm thanh toán
bù trừ (clearing house) mà tại đó giao dịch
chứng khoán bắt đầu trở nên nhộn nhịp từ
năm 1960. Trung tâm này được tổ chức để
phục vụ chung cho cả Singapore và Malaya
thông qua các phòng giao dịch đặt đồng thời
tại Singapore và Kuala Lumpur. Khi Liên
bang Malaysia được thành lập năm 1963
trong đó Singapore là một bang, trung tâm
thanh toán bù trừ này đã được đổi tên thành
Sở giao dịch chứng khoán Malaysia. Năm
1965, sau khi Singapore rút khỏi Liên bang
Malaysia, Sở giao dịch chứng khoán nói trên
lại một lần nữa được đổi tên thành Sở giao
dịch chứng khoán của Malaysia và Singapore.
Năm 1973, Chính phủ Malaysia đã có sáng
kiến tách Sở giao dịch chứng khoán này
thành hai sở giao dịch chứng khoán độc lập:
Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur và
Sở giao dịch chứng khoán Singapore.
Ngày nay, thị trường chứng khoán của
hai nước Malaysia và Singapore vẫn có mối
quan hệ khá mật thiết và vì vậy, kinh nghiệm
điều chỉnh bằng pháp luật đối với mỗi thị
trường đều có những ngụ ý quan trọng cho
việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh thị
trường còn lại. Bài viết này tập trung vào
việc nghiên cứu so sánh những quy định của
pháp luật chống giao dịch nội gián trên thị
trường chứng khoán ở hai quốc gia này.
1. Quan điểm tương đồng của các nhà
làm luật ở Singapore và Malaysia về sự
cần thiết phải ban hành các quy định
pháp luật chống giao dịch nội gián
Không phải chỉ có giới nghiên cứu khoa
học pháp lí mà cả các nhà kinh tế học trên
thế giới đều tốn khá nhiều giấy bút để tranh
cãi về việc liệu có cần điều chỉnh bằng pháp
luật đối với các giao dịch nội gián trên thị
trường chứng khoán. Giới ủng hộ việc điều
chỉnh bằng pháp luật đối với giao dịch nội
gián cho rằng giao dịch nội gián đặt các nhà
đầu tư không có lợi thế thông tin vào tình thế
bất lợi, không khuyến khích đầu tư và làm
tổn hại tới danh tiếng của công ti, từ đó phá
K
* Giảng viên chính Trung tâm luật so sánh
Trường Đại học Luật Hà Nội