Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích phi tuyến khung thép phẳng chịu địa chấn có xét đến biến dạng nền sử dụng phương pháp tĩnh MPA và CSM kết hợp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG TRẦN HOÀI ÂN
PHÂN TÍCH PHI TUYẾN KHUNG THÉP PHẲNG CHỊU
ĐỊA CHẤN CÓ XÉT ĐẾN BIẾN DẠNG NỀN SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP TĨNH MPA VÀ CSM KẾT HỢP
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN
DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “PHÂN TÍCH PHI TUYẾN KHUNG THÉP PHẲNG
CHỊU ĐỊA CHẤN CÓ XÉT ĐẾN BIẾN DẠNG NỀN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
TĨNH MPA VÀ CSM KẾT HỢP” là nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà
không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2017
Tác giả
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thầy, TS.Nguyễn Hồng Ân, người đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên và có những định hướng tốt nhất để em hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cám ơn quý Thầy cô Khoa đào tạo Sau đại học, Đại học Mở
TP.HCM, cám ơn các bạn lớp CHXD 3 đã đồng hành và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Cuối cùng, em xin cám ơn ba mẹ và gia đình đã hỗ trợ và động viên trong quá trình
thực hiện luận văn cũng như trong suốt khóa học này!
Tp, Hồ Chí Minh, tháng năm 2017
Đặng Trần Hoài Ân
iii
TÓM TẮT
Đánh giá tác động của động đất đến công trình cũng như ứng xử của kết cấu khi chịu
động đất có thể được ước tính một cách chính xác dựa trên phương pháp phân tích phi
tuyến theo miền thời gian NL – RHA (Nonlinear Response History Analysis). Tuy
nhiên, phương pháp này có một số hạn chế: thời gian xây dựng mô hình tính toán, các
thông số đầu vào, việc tính toán và xử lý kết quả mất nhiều thời gian…làm cho việc sử
dụng phương pháp này trong tính toán thực tế có những khó khăn nhất định. Do đó, để
khắc phục những hạn chế này, các phương pháp và các mô hình tính toán đơn giản hơn
đã được đề xuất để ước tính tác động của động đất đến công trình.
Phân tích tĩnh phi tuyến đã được phát triển trong nhiều năm qua và đã trở thành
phương pháp được sử dụng phổ biến trong thiết kế và đánh giá công trình chịu động đất.
Nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về phương pháp phân tích tĩnh đã được công bố:
phương pháp phổ khả năng CSM (Capacity Spectrum Method) (1996), phương pháp hệ
số chuyển vị DCM (Displacement Coefficient Method) (2000), và phương pháp phân
tích đẩy dần MPA (Modal Pushover Analysis), do Chopra và Goel đề xuất năm 2002.
Trong số các phương pháp tĩnh phi tuyến được đề xuất, phương pháp MPA là phương
pháp có nhiều ưu điểm vượt trội vì có xét đến dạng dao động cao hơn, chuyển vị mục
tiêu của hệ một bậc tự do được xác định bằng cách giải phương trình phi tuyến nên kết
quả dự báo rất tốt. Tuy nhiên, việc giải phương trình phi tuyến khá phức tạp và mất
nhiều thời gian, vì vậy, để giảm bớt những khó khăn trong việc thực hiện phương pháp
MPA, phương pháp MPA – CSM kết hợp được thực hiện trong luận văn này. Với ưu
điểm xác định nhanh chóng chuyển vị mục tiêu bằng đồ thị, phương pháp CSM được
thực hiện để xác định chuyển vị mục tiêu của hệ một bậc tự do trong tiến trình của
phương pháp MPA giúp đơn giản hóa qui trình thực hiện của phương pháp MPA.
Để đánh giá qui trình phân tích của phương pháp MPA – CSM, tác giả đề xuất 3 mô
hình khung thép phẳng có cùng bề rộng nhịp và có số tầng thay đổi lần lượt là 3,9,18
tầng tương ứng với nhóm công trình thấp tầng, trung tầng và cao tầng. Các thông số về
khối lượng tầng, độ cứng, chiều cao tầng…được thực hiện theo mô hình nghiên cứu của
Chintanapakdee và Chopra (2003).
iv
Bên cạnh đó, để đánh giá đầy đủ phản ứng của công trình dưới tác động của động đất,
mô hình tương tác giữa đất nền và kết cấu được xem xét. Trong luận văn này, mô hình
dầm trên nền phi tuyến Winkler - (BNWF – Beam-on-Nonlinear-Winkler-Foundation)
được áp dụng nhằm mô phỏng ứng xử của hệ kết cấu và nền móng. Các thông số về độ
cứng, sức kháng cắt của nển đất theo phương ngang và phương đứng được mô phỏng
bằng các lò xo phi tuyến. Mô hình tương tác này được thực hiện với sự hỗ trợ của phần
mềm OPENSEES.
Ứng với mỗi hệ khung, việc phân tích sẽ được thực hiện với 20 trận động đất ở Los
Angeles được chia làm 2 bộ, mỗi bộ gồm 10 trận động đất với tần suất xảy ra là 2% và
10% trong 50 năm, nghĩa là chu kỳ xảy ra 1 lần trong 2475 năm và 475 năm tương ứng.
Kết quả phân tích về chuyển vị mục tiêu, chuyển vị tầng, độ trôi tầng của phương pháp
MPA – CSM có xét đến biến dạng nền được dự đoán bởi các phương pháp NL – RHA,
MPA, SPA (MPA mode 1), MPA – CSM (mode 1) sẽ được phân tích để so sánh, đánh
giá.
v
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan...............................................................................................................................i
Lời cám ơn .................................................................................................................................ii
Tóm tắt.....................................................................................................................................iii
Mục lục....................................................................................................................................... v
Danh mục hình ảnh và đồ thị ...................................................................................................vii
Danh mục bảng ......................................................................................................................... xi
Danh mục từ viết tắt................................................................................................................xiii
Danh mục ký hiệu .................................................................................................................... xv
Chương 1 : Tổng quan............................................................................................................. 1
1.1. Giới thiệu chung........................................................................................................... 1
1.2. Tương tác nền............................................................................................................... 7
1.2.1 Một số mô hình nền đất........................................................................................... 7
1.2.2. Giới thiệu mô hình dầm trên nền phi tuyến Winkler............................................. 9
1.3. Tình hình nghiên cứu phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến .................................... 10
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................................... 10
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................................... 11
1.4. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 12
1.5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 13
Chương 2: Cơ sở lý thuyết..................................................................................................... 14
2.1. Phương pháp phân tích phi tuyến theo miền thời gian .............................................. 15
2.2. Phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến ....................................................................... 16
2.2.1. Phương pháp phổ khả năng CSM (Capacity Spectrum Method) ........................ 16
2.2.2. Phương pháp MPA (Modal Pushover Analysis).................................................. 17
2.2.3. Phương pháp phân tích MPA – CSM .................................................................. 19
vi
2.3. Mô hình tương tác SSI (Soil – Structure Interaction)................................................ 24
2.3.1. Đặc tính của mô hình BNWF (Beam on Nonlinier Winkler Foundation)........... 24
2.3.2. Mô tả mô hình BNWF ......................................................................................... 25
2.3.3. Các mô hình vật liệu ............................................................................................ 26
Chương 3: Mô hình – dữ liệu phân tích – áp dụng số - đánh giá kết quả ...................... 31
3.1. Mô hình – dữ liệu phân tích ....................................................................................... 31
3.1.1. Mô hình phân tích ................................................................................................. 31
3.1.1.1. Thông số mô hình khung thép ......................................................................... 32
3.1.1.2. Thông số nền – móng....................................................................................... 34
3.1.2. Dữ liệu phân tích................................................................................................... 35
3.2. Kiểm chứng mô hình.................................................................................................. 39
3.2.1. Mục tiêu .............................................................................................................. 39
3.2.2. Kết quả kiểm chứng ............................................................................................ 40
3.3. Áp dụng số, đánh giá kết quả..................................................................................... 42
3.3.1. Chuyển vị mục tiêu .............................................................................................. 43
3.3.2. Chuyển vị tầng ..................................................................................................... 55
3.3.3. Độ trôi tầng .......................................................................................................... 66
Chương 4: Kết luận và kiến nghị........................................................................................ 79
4.1. Kết luận .................................................................................................................... 79
4.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 80
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 81
vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH – ĐỐ THỊ DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Trang
Hình 1.1. Phi tuyến hình học .................................................................................................. 1
Hình 1.2. Mô hình khớp dẻo................................................................................................... 2
Hình 1.3. Bài toán phân tích phi tuyến theo miền thời gian................................................... 3
Hình 1.4. Chuyển vị mục tiêu xác định theo phương pháp CSM .......................................... 4
Hình 1.5. Phương pháp phân tích đẩy dần ............................................................................. 6
Hình 1.6. Quan hệ ứng suất – biến dạng của mô hình đàn hồi tuyến tính.. ........................... 8
Hình 1.7. Quan hệ ứng suất biến dạng của mô hình Mohr – Coulomb.................................. 8
Hình 1.8. Mô hình Winkler .................................................................................................... 9
Hình 1.9. Mô hình tương tác đặc trưng giữa cọc và đất....................................................... 10
Hình 2.1. Bài toán phân tích phi tuyến theo miền thời gian NL – RHA ............................. 15
Hình 2.2. Lý tưởng hóa đường cong đẩy dần thành đường song tuyến tính........................ 18
Hình 2.3. Mô hình và dữ liệu động đất phân tích................................................................. 19
Hình 2.4. Phổ thiết kế ........................................................................................................... 20
Hình 2.5. Phổ khả năng ........................................................................................................ 20
Hình 2.6. Xác định chuyển vị mục tiêu hệ 1 bậc tự do ........................................................ 21
Hình 2.7. Sơ đồ phương pháp phân tích MPA- CSM có xét tương tác nền........................ 23
Hình 2.8. Đặc tính của mô hình BNWF ............................................................................... 24
viii
Hình 2.9. Mô hình tương tác SSI trong phần mềm OPENSEES ......................................... 25
Hình 2.10. Phản ứng tuần hoàn của vật liệu QzSimple2...................................................... 26
Hình 2.11. Phản ứng tuần hoàn của vật liệu PySimple2 ...................................................... 28
Hình 2.12. Phản ứng tuần hoàn của vật liệu TzSimple2 ...................................................... 29
Hình 3.1. Mô hình phân tích................................................................................................. 31
Hình 3.2. Mô hình nền đất – móng đơn phân tích................................................................ 34
Hình 3.3. Gia tốc của 2 bộ dữ liệu động đất......................................................................... 37
Hình 3.4. Phổ gia tốc của 2 bộ dữ liệu động đất .................................................................. 38
Hình 3.5. Mô hình khung thép (Chintanapakdee và Chopra, 2003) .................................... 39
Hình 3.6. Ba dạng dao động đầu tiên của khung 3 tầng....................................................... 40
Hình 3.7. Ba dạng dao động đầu tiên của khung 9 tầng....................................................... 41
Hình 3.8. Ba dạng dao động đầu tiên của khung 18 tầng..................................................... 41
Hình 3.9. Đường cong Pushover của khung 3 tầng............................................................. 42
Hình 3.10a. Đường cong khả năng của hệ khung 3 tầng trong 2 trường hợp :
ngàm và SSI......................................................................................................................... 45
Hình 3.10b. Đường cong khả năng của hệ khung 9 tầng trong 2 trường hợp :
ngàm và SSI......................................................................................................................... 45
Hình 3.10c. Đường cong khả năng của hệ khung 18 tầng trong 2 trường hợp :
ngàm và SSI.......................................................................................................................... 46
ix
Hình 3.11a. Đường cong khả năng và chuyển vị mục tiêu của khung 3,9,18 tầng (ngàm)
ở dạng dao động đầu tiên khi chịu 2 bộ động đất................................................................. 47
Hình 3.11b. Đường cong khả năng và chuyển vị mục tiêu của khung 3,9,18 tầng (SSI) ở
dạng dao động đầu tiên khi chịu 2 bộ động đất.................................................................... 48
Hình 3.12a. Đường cong khả năng và chuyển vị mục tiêu trung bình của khung 3,9,18
tầng (ngàm) ở dạng dao động đầu tiên khi chịu 2 bộ động đất ............................................ 49
Hình 3.12b. Đường cong khả năng và chuyển vị mục tiêu trung bình của khung 3,9,18
tầng (SSI) ở dạng dao động đầu tiên khi chịu 2 bộ động đất ............................................... 50
Hình 3.13a. Tập hợp các điểm chuyển vị của hệ khung 3,9,18 tầng (ngàm) ứng với hai bộ
dữ liệu động đất .................................................................................................................... 52
Hình 3.13b. Tập hợp các điểm chuyển vị của hệ khung 3,9,18 tầng (SSI) ứng với hai bộ
dữ liệu động đất .................................................................................................................... 53
Hình 3.14a. Chuyển vị tầng trung bình của hệ khung (ngàm) khi chịu tác động của hai bộ
dữ liệu động đất .................................................................................................................... 56
Hình 3.14b. Tỷ số chuyển vị tầng trung bình của hệ khung (ngàm) khi chịu hai bộ dữ liệu
động đất so với nghiệm NL - RHA ...................................................................................... 57
Hình 3.15a. Chuyển vị tầng trung bình của hệ khung (SSI) khi chịu tác động của hai bộ
dữ liệu động đất .................................................................................................................... 58
Hình 3.15b. Tỷ số chuyển vị tầng trung bình của hệ khung (SSI) khi chịu hai bộ dữ liệu
động đất so với nghiệm NL – RHA...................................................................................... 59
Hình 3.16a. Sai số chuyển vị tầng trung bình (%) của các hệ khung (ngàm) ứng với hai
bộ dữ liệu động đất ............................................................................................................... 63
Hình 3.16b. Sai số chuyển vị tầng trung bình (%) của các hệ khung (SSI) ứng với hai bộ
dữ liệu động đất .................................................................................................................... 64