Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thông quan/ giải phóng hàng hóa nhập khẩu cảng biển tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
.................................................
PHẠM NGUYỄN NAM
PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THỜI GIAN THÔNG QUAN/GIẢI PHÓNG
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CẢNG BIỂN
TẠI CỤC HẢI QUAN TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60030101
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
iii
TÓM TẮT
Luận văn “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thông quan/giải
phóng hàng hoá nhập khẩu cảng biển tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh” nhằm
phân tích các nhân tố tác động đến thời gian thông quan/giải phóng hàng hoá nhập
khẩu cảng biển trong hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó đề xuất một số giải pháp để
giảm thời gian thông quan hàng hoá, giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu
quả quản lý của cơ quan Hải quan, góp phần phát triển kinh tế xã hội và nhanh chóng
hội nhập với các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Kỹ
thuật lấy ý kiến chuyên gia được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp phát hiện
các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình
nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng: Lấy
số liệu Đo thời gian thông quan/giải phóng hàng hoá nhập khẩu thuộc tờ khai phải
kiểm tra thực tế hàng hoá; thực hiện phương pháp chọn mẫu hệ thống với kích thước
mẫu hợp lệ là 254 mẫu; dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê mô tả và
phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 12 biến độc lập trong mô hình có 8 biến có ý
nghĩa và có tác động tới thời gian thông quan/giải phóng hàng hoá, trong đó, 03 biến
tác động ngược chiều (-), làm giảm thời gian thông quan/giải phóng hàng hoá là các
biến: Doanh nghiệp ưu tiên, Khai báo trước/sau khi hàng về đến cảng, Người thực hiện
khai báo hải quan; có 5 biến tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc, làm tăng thời
gian thông quan/giải phóng hàng hoá là các biến:Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa trong
lô hàng, Kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, Số lượng hàng hóa trong lô hàng, Số
kiện hàng hoá trong lô hàng, Số lượng mặt hàng trong lô hàng.
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định. Khó khăn lớn nhất trong quá
trình nghiên cứu đề tài là tính đến thời điểm hiện nay chưa có một nghiên cứu nào liên
quan đến vấn đề này. Mặt khác, do chưa đủ điều kiện về thời gian, tài chính, khả năng
thu thập dữ liệu... nên vẫn còn một số vấn đề chưa thể đề cập hết như: Phạm vi nghiên
cứu chỉ gói gọn trong một cửa khẩu cảng biển; số mẫu nghiên cứu chưa nhiều; thời
iv
điểm nghiên cứu chỉ trong một khoảng thời gian ngắn; các yếu tố tác động của các
doanh nghiệp cảng trong quá trình xếp dỡ hàng, của cơ quan Biên phòng khi làm thủ
tục nhập cảnh cho tàu biển; khả năng vận hành của Hệ thống công nghệ thông tin quản
lý của cơ quan hải quan...
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này dựa trên cơ sở những hoạt động thực tế, có
tham khảo nghiêm túc một số lý thuyết ứng dụng, nhất là lý thuyết về Đo thời thông
quan/giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Số
liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu được thu thập trên hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ
quan Hải quan và được tính toán trên phần mềm thống kê ứng dụng tiên tiến của thế
giới. Do đó, đây là tài liệu tham khảo có thể giúp ích ít nhiều cho những cá nhân và tổ
chức đang quan tâm, nghiên cứu hoặc đang làm những công việc liên quan đến lĩnh
vực hải quan.
Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan Hải quan và các cơ
quan quản lý Nhà nước khác về những giải pháp cụ thể nhằm giảm thời gian thông
quan/giải phóng hàng hoá trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Hy vọng rằng
những vấn đề nghiên cứu trong Luận văn này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp ứng
dụng để giảm chi phí kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của mình trong hoạt động
xuất nhập khẩu; giúp cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý Nhà nước khác đưa ra
những chính sách phù hợp, vửa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, vừa
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực được giao.
v
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .............................................................................................................i
Lời cảm ơn................................................................................................................ii
Tóm tắt.....................................................................................................................iii
Mục lục ..................................................................................................................... v
Danh mục bảng........................................................................................................ix
Danh mục hình.......................................................................................................... x
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................xi
Chương 1: GIỚI THIỆU........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề và lý do chọn đề tài. ............................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 4
1.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu............................................................... 4
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 5
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................. 5
1.7. Kết cấu luận văn....................................................................................... 6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................... 7
2.1. Các khái niệm .......................................................................................... 7
2.1.1 Hải quan......................................................................................... 7
2.1.2 Người khai hải quan....................................................................... 7
2.1.3. Thủ tục hải quan ........................................................................... 7
2.1.4. Kiểm tra hải quan ......................................................................... 8
2.1.5. Thông quan....................................................................................8
2.1.6. Giải phóng hàng và đưa hàng về bảo quản.................................. 8
vi
2.1.7 Thời gian thông quan hàng hóa....................................................10
2.1.8. Đại lý Hải quan........................................................................... 10
2.2. Qui trình thủ tục HQ đối với hàng hóa NK theo hợp đồng thương mại.10
2.3. Lý thuyết về năng suất............................................................................14
2.3.1. Khái niệm..............................................................................………..14
2.3.2. Đặc điểm năng suất............................................................................14
2.3.3. Mục tiêu đo lường năng suất............................................................15
2.3.4. Những cách chính đo lường năng suất ....................................... 17
2.4. Lý thuyết về hiệu quả ............................................................................. 20
2.4.1. Khái niệm .................................................................................... 20
2.4.2. Đo lường sự hiệu quả.................................................................. 21
2.4.3. Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh........................................... 21
2.4.4. Hiệu quả trong thương mại quốc tế ........................................... 22
2.5. Lý thuyết về tiến độ thực hiện công việc ............................................... 23
2.6. Những nghiên cứu liên quan đến đo thời gian thông quan hàng hóa..... 24
2.6.1. Các nghiên cứu trong nước......................................................... 24
2.6.2. Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................ 26
2.7. Xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến thời gian thông quan. 29
2.7.1. Nhóm yếu tố liên quan đến qui định, chính sách ....................... 29
2.7.2. Nhóm yếu tố liên quan đến năng lực của các bên tham gia ...... 30
2.7.2.1. Cơ quan hải quan ........................................................... 30
2.7.2.2. Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa ............................... 31
2.7.2.3. Các cơ quan quản lý chuyên ngành................................ 35
2.7.3. Nhóm yếu tố liên quan đến hàng hoá nhập khẩu ........................36
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CỤC HẢI QUAN TP. HỒ CHÍ MINH .............38
3.1. Chức năng nhiệm vụ là lịch sử hình thành............................................ .38
3.2. Quá trình phát triển và những kết quả đạt được......................................40
vii
3.2.1. Về Giám sát quản lý hải quan .................................................... 40
3.2.2. Về thu ngân sách Nhà nước ........................................................ 45
3.2.3. Về đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại......... 46
3.2.4. Về cải cách hành chính, hiện đại hoá hải quan.......................... 47
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 49
4.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 49
4.2. Giai đoạn nghiên cứu. ............................................................................ 49
4.2.1 Nghiên cứu định tính.................................................................... 50
4.2.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị ....................................................... 52
4.2.2. Nghiên cứu định lượng................................................................ 52
4.3. Mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................. 53
4.4. Đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu.......................................... 54
4.4.1. Biến phụ thuộc ............................................................................ 54
4.4.2. Biến độc lập ................................................................................ 54
4.4.3. Tóm tắt các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu..........................60
4.5. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................. 62
4.5.1. Cách thức thu thập dữ liệu nghiên cứu ....................................... 62
4.5.1.1. Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu ........................... 62
4.5.1.2. Nội dung thu thập dữ liệu................................................ 62
4.5.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................... 63
4.5.2. Mẫu nghiên cứu .......................................................................... 63
4.5.3. Cách thức phân tích dữ liệu........................................................ 64
Chương 5: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............. 67
5.1. Thống kê Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................... 67
5.1.1.Thống kê mô tả các biến định lượng……………………………67
5.1.1.Thống kê mô tả các biến định tính……………………………...68
5.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến....................................................69
viii
5.3. Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu..................................................69
5.3.1. Kết quả hồi qui............................................................................69
5.3.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình....................................70
5.3.3. Kiểm định phương sai phần dư không đổi..................................71
5.3.4. Kiểm định hệ số hồi qui và phân tích kết quả.............................71
5.3.4.1. Các biến có ý nghĩa thống kê..........................................71
5.3.4.2. Các biến không có ý nghĩa thống kê...............................75
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH…………………............78
6.1. Kết luận..................................................................................................78
6.2. Hàm ý chính sách...................................................................................79
6.2.1. Đối với cơ quan Hải quan……………….....................................79
6.2.2.Đối vớ doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá..................................82
6.2.3.Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan...................82
6.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 87
PHỤ LỤC LUẬN VĂN ........................................................................................ 90
Phụ lục 01: Quy trình tiếp nhận hàng nhập khẩu đường biển........................90
Phụ lục 02: Sơ đồ Qui trình nghiên cứu của đề tài.........................................92
Phụ lục 03: Phiếu đánh giá của chuyên gia....................................................93
Phụ lục 04: Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia................................................94
Phụ lục 05: Kết quả hồi qui............................................................................96
Phụ lục 06: Ma trận hệ số tương quan Pearson..............................................97
Phụ lục 07: Kết quả hồi qui phụ.....................................................................99
Phụ lục 08: Bảng tra phân phối Chi-square..................................................100
ix
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng quan các cách chính để đo lường năng suất ..................................17
Bảng 4.1: Tổng hợp ý kiến chuyên gia……………………………………………50
Bảng 4.2: Tóm tắt các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu.....................................59
Bảng 5.1: Thống kê mô tả các biến định lượng.......................................................67
Bảng 5.2: Thống kê mô tả các biến định tính..........................................................68
Bảng 5.3: Kết quả hồi quy.......................................................................................69
x
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Cục HQ TP.HCM...........................................................39
Hình 3.2: Biểu đồ Kim ngạch XNK của Cục HQ TPHCM (2005 – 2014)…........42
Hình 3.3: Biểu đồ Kim ngạch NK của Cục HQ TPHCM so với cả nước…...........42
(2005 – 2014)
Hình 3.4: Biểu đồ Kim ngạch XK của Cục HQ TPHCM so với cả nước……......43
(2005 – 2014)
Hình 3.5: Biểu đồ số lượt máy bay xuất nhập cảnh (2005 – 2014) ………….......43
Hình 3.6: Biểu đồ số lượt tàu biển xuất nhập cảnh (2005 – 2014)………….........44
Hình 3.7: Biểu đồ số lượt hành khách xuất nhập cảnh (2005 – 2014)………........44
Hình 3.8: Biểu đồ số thu NSNH của Cục HQ TPHCM so với chỉ tiêu được giao
(2005 – 2014)………………………………………………………...............45
Hình 3.9: Biểu đồ Trị giá hàng hoá vi phạm do Cục HQ TPHCM bắt giữ.............47
(2005 – 2014)
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị...................................................................52