Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích những rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị măng bát độ tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ THU DUNG
PHÂN TÍCH NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC TÁC NHÂN
THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ MĂNG BÁT ĐỘ
TẠI HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ THU DUNG
PHÂN TÍCH NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC TÁC NHÂN
THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ MĂNG BÁT ĐỘ
TẠI HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ XUÂN LUẬN
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn
đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn
Đỗ Thu Dung
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài tại huyện Lục Yên, tôi đã
hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của
nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng đào tạo
cùng toàn thể các thầy cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Xuân
Luận đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên, Phòng Nông nghiệp
và PTNT, Trạm Khuyến nông, UBND các xã Minh Tiến, Động Quan, An Phú,
Công ty Yên Thành, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện,
Ngân hàng chính sách xã hội huyện, các đơn vị liên quan, các hộ nông dân đã
cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè đã động viên tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan
cũng như là hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn
thiện hơn.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.01-2016.12”.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 2 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
Đỗ Thu Dung
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 3
5. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
1.1.1. Tín dụng ngân hàng................................................................................. 5
1.1.2. Chuỗi giá trị trong sản xuất nông sản ..................................................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 13
1.2.1. Tình hình tín dụng theo chuỗi giá trị ở Việt Nam ................................ 13
1.2.2. Những nghiên cứu về cây tre măng bát độ ........................................... 19
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 24
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................ 24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội......................................................... 24
2.1.2. Khái quát về sản xuất nông nghiệp huyện Lục Yên năm 2016-2018........ 29
2.1.3. Thực trạng phát triển sản xuất tre măng bát độ ở Lục Yên .................. 31
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 35
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 35
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 38
iv
2.3.3. Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng và ảnh hưởng của tín dụng đến thu nhập của hộ trồng
măng Bát Độ ......................................................................................... 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 42
3.1. Mô tả tóm tắt chuỗi giá trị măng Bát Độ .............................................. 42
3.2. Khái quát về cung cấp tín dụng nông thôn tại địa bàn huyện............... 47
3.2.1. Tổng quan về hệ thống cung cấp tín dụng tại Lục Yên........................ 47
3.2.2. Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống TDNT..................... 49
3.2.3. Quy trình tiếp cận nguồn vốn từ các kênh của các hộ trồng bát độ
trên địa bàn huyện................................................................................. 50
3.3. Phân tích tình hình tiếp cận và sử dụng vốn vay từ các nguồn vốn
tín dụng của các hộ trồng tre măng bát độ trên địa bàn huyện ............. 55
3.3.1. Đặc điểm chính của các hộ khảo sát..................................................... 55
3.3.2. Nhu cầu và thực trạng tiếp cận vốn vay của hộ trồng măng Bát Độ .... 57
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay chính thức của các hộ
trồng măng Bát Độ................................................................................ 60
3.4. Đặc điểm, khả năng tiếp cận vốn, rào cản tiếp cận tín dụng ngân
hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ măng bát độ trên địa
bàn huyện Lục Yên ............................................................................... 66
3.4.1. Đặc điểm của doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ măng bát độ trên
địa bàn huyện Lục Yên ......................................................................... 66
3.4.2. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ măng
bát độ..................................................................................................... 68
3.4.3. Rào cản tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã
tiêu thụ măng bát độ.............................................................................. 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 79
1. Kết luận ....................................................................................................... 79
2. Khuyến nghị................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH ........................................... 85
BẢNG HỎI..................................................................................................... 97
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
DN Doanh nghiệp
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)
GTZ
Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức
KHCN: Khoa học Công nghệ
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học Kỹ thuật
UBND Ủy ban Nhân dân
IFC Công ty tài chính quốc tế (International Finance Corporation)
NHNN Ngân hàng nông nghiệp
NHTM Ngân hàng thương mại
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai tại huyện Lục Yên qua 3 năm........... 26
Bảng 2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Lục Yên năm 2016 ............. 28
Bảng 2.3. Diện tích các loại cây trồng của huyện Lục Yên 2016 - 2018 ... 31
Bảng 2.4. Số hộ và cơ cấu hộ trồng măng Bát Độ được lựa chọn phỏng
vấn trực tiếp ................................................................................ 37
Bảng 2.5. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình ước lượng
Heckman 2 bước ......................................................................... 41
Bảng 3.1. Hoạch toán kinh tế các tác nhân trong chuỗi tre măng bát độ.... 44
Bảng 3.2. Điều kiện, thời hạn và lãi suất cho vay của các tổ chức TDNT
tới các hộ sản xuất trên địa bàn huyện Lục Yên ........................... 53
Bảng 3.3. Đặc điểm chính của các hộ trồng măng Bát độ được khảo sát...... 56
Bảng 3.4. Suất đầu tư cho 1 ha trồng mới, chăm sóc tre Bát Độ................ 57
Bảng 3.5. Thực trạng tiếp cận vốn vay của hộ............................................ 58
Bảng 3.6. Đặc điểm các khoản vốn vay ...................................................... 59
Bảng 3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn của hộ trồng măng
Bát Độ ......................................................................................... 62
Bảng 3.8. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ
măng bát độ................................................................................. 68
vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết của nghiên cứu................................................. 11
Sơ đồ 3.1. Chuỗi giá trị măng Bát Độ, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ........ 43
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống TDNT........... 49
Sơ đồ 3.3. Quy trình vay của NHNo&PTNT Lục Yên................................ 50
Sơ đồ 3.4. Quy trình vay của NHCSXH Lục Yên ....................................... 51
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích những rào cản tiếp cận tín dụng tín dụng ngân hàng của các
tác nhân tham gia chuỗi giá trị măng Bát Độ tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng số liệu từ phỏng vấn 163 nông hộ và các bên liên
quan nhằm phân tích những rào cản tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng măng
Bát Độ ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Sử dụng phương pháp nghiên cứu kết
hợp sử dụng mô hình định lượng Heckman 2 giai đoạn và phỏng vấn sâu các
bên đại diện cho phía cung, phía cầu tín dụng và vai trò kết nối của nhà nước.
3. Kết quả nghiên cứu chính
Kết quả cho thấy lượng tín dụng có tương quan thuận với sự gia tăng về
thu nhập từ măng Bát Độ của nông hộ. Tuy nhiên, những rào cản tiếp cận tín
dụng vẫn tồn tại và cản trở sự phát triển chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, nghiên
cứu còn chỉ ra các hộ là thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ và có tài sản thế
chấp tiếp cận vốn vay thuận lợi hơn; việc mở rộng lượng vốn vay có thể tăng
thu nhập của nông hộ trong chuỗi giá trị; nâng cao năng lực của các tổ chức
hội ở địa phương giúp giải quyết vấn đề thông tin bất đối xứng trong các giao
dịch tín dụng ở nông thôn.
Bên cạnh những nhân tố được chỉ ra từ mô hình định lượng, kết quả phỏng
vấn sâu với các bên liên quan đã chỉ ra một số rào cản tiếp cận tín dụng khác:
Thứ nhất, nguồn vốn cung ứng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh măng Bát
độ tập trung chủ yếu ở Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn, và Ngân
hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thông qua các tổ chức Hội ở địa phương.
Thứ hai, canh tác măng Bát Độ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như tỷ lệ chết
của măng củ giai đoạn mới trồng, sâu bệnh, thiên tai và đặc biệt là các biến
động bất thường từ thị trường nông sản.
ix
Thứ ba, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa phát huy được lợi thế theo
quy mô, chưa ứng dụng nhiều công nghệ cao và tiến bộ khoa học nhiều vào
sản xuất, chưa tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh
nghiệp thu mua, chế biến.
Thứ 4, trình độ cán bộ tổ tiết kiệm vay vốn ở địa bàn xã còn hạn chế, chưa
đáp ứng được vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng và người vay vốn. Các cuộc
phỏng vấn sâu với các ngân hàng cho thấy rằng nguồn tài chính của các ngân
hàng dồi dào nhưng rào cản cung ứng nằm ở chỗ người vay khó cung cấp tài sản
thế chấp có giá trị và kế hoạch sử dụng tín dụng khả thi. Các ngân hàng không
muốn cung cấp các khoản vay cho các hộ gia đình trồng măng số vốn như đăng
ký vì họ cảm thấy rủi ro cao trong sản xuất và kinh doanh măng.
4. Kết luận chủ yếu của luận văn
Nghiên cứu cho thấy tiếp cận tín dụng giúp tăng thu nhập từ măng Bát
Độ cho các hộ nông dân. Kết quả này hàm ý rằng việc tăng cường tiếp cận tín
dụng sẽ góp phần phát triển sản xuất theo chuỗi, góp phần giảm nghèo và phát
triển sinh kế cho nông dân, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên,
việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ vẫn còn một số hạn chế và khó
khăn, đặc biệt là về tài sản thế chấp và lập phương án sử dụng vốn. Ngoài ra,
tiếp cận tín dụng phụ thuộc vào trình độ học vấn của chủ hộ, khoảng cách từ
nhà đến khu trung tâm, diện tích, tuổi vườn măng, diện tích vườn măng,
lượng vốn vay. Những hộ là thành viên của các tổ chức hội nông dân, hội phụ
nữ có xác suất nhận được khoản vốn chính thức cao hơn các hộ không là
thành viên. Những phát hiện này cũng ủng hộ quan điểm rằng việc mở rộng
tín dụng nên kết hợp với nâng cao vai trò của các tổ chức Hội tại địa phương
như hội phụ nữ, hội nông dân để giảm chi phí giao dịch. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy lượng vốn vay của ngân hàng giải ngân đến các nông hộ còn
rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của các hộ nông
dân. Việc tiếp cận tín dụng còn gặp nhiều các rào cản khác như: Ngân hàng
ngại cho vay vốn vì sản xuất tre măng bát độ quy mô còn nhỏ lẻ, rủi ro cao,
đầu ra chưa ổn định…
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây tre là loài cây đa mục đích, thân cây tre là nguồn nguyên liệu đầu
vào cho nhiều công việc, ngành nghề khác nhau như làm nhà cửa, nông cụ,
làm đồ thủ công mỹ nghệ, bao bì, làm nguyên liệu giấy, nhiều nơi trồng tre
chống sạt lở, bảo vệ môi trường. Măng tre là loại rau sạch đứng hàng đầu
trong các loại rau, là một loại thực phẩm chữa trị một số loại bệnh như chống
béo phì, tăng cường tiêu hoá, phá đờm, nhuận phổi, nhuận tràng,… đang được
thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Tre măng bát độ đã được đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái gần
10 năm. Đến nay, cây tre măng bát độ đã trở thành cây chủ lực xóa đói, giảm
nghèo. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã quyết định mở rộng vùng trồng tre
Bát Độ lấy măng tại huyện Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn với quy
mô 10.000 ha (trồng mới 7.500 ha) đến năm 2020 (Sở nông nghiệp và PTNT
tỉnh Yên Bái, 2015).
So với một số loài cây khác như Bồ đề, Keo, Mỡ,... thường sau 7 - 8
năm mới có thể khai thác, lợi nhuận thu được từ bình quân từ 5 - 8 triệu
đồng/năm, thì đối với cây tre măng Bát độ có ưu thế vượt trội, đó là có thể
trồng tận dụng trên các loại đất xung quanh nhà, ven bờ ao, sông suối. Thời
gian thu hoạch dài, sau 1 năm trồng đã cho thu hoạch, sau 3 năm cho thu
hoạch sản phẩm ổn định bình quân lợi nhuận đạt trên 20 triệu đồng/ha/năm,
cao hơn 2 đến 3 lần so với cây trồng lâm nghiệp khác (Sở nông nghiệp và
PTNT tỉnh Yên Bái, 2015).
Huyện Lục Yên là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, huyện đã có
những hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với những cây
trồng chính như lúa, cam, cây tre măng Bát Độ đã và đang phát huy hiệu quả
giúp nhân dân các dân tộc huyện miền núi Lục Yên đạt được những thành quả
2
nhất định. Tuy nhiên, do đường xá đi lại khó khăn, thiếu nguồn nhân lực,
chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chưa chủ động được
nguồn giống, thiếu vốn, khó tiếp cận tín dụng để vay vốn đầu tư... đã ảnh
hưởng tới việc thâm canh cây tre măng bát độ để phát triển kinh tế.
Vốn tín dụng được xem như là một công cụ mạnh để giúp các hộ sản
xuất thoát khỏi nghèo đói, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất
nông nghiệp thông qua việc đầu tư và tư liệu sản xuất đồng thời cho phép các
hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới trong
nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả và thu nhập của họ. Tuy nhiên, các hộ trồng
măng Bát độ còn thiếu thiếu vốn sản xuất do đó gặp khó khăn trong đầu tư
nâng cao chất lượng sản phẩm và kết nối với thị trường tiêu thụ. Vì vậy, tháo
gỡ những rào cản trong tiếp cận vốn tín dụng được kỳ vọng sẽ tạo động lực để
hình thành các vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung, thuận lợi cho đầu tư sản
xuất kinh doanh gắn vùng nguyên liệu với chế biến tiêu thụ tre măng ổn định,
từ đó khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tham gia trồng, chế biến,
xuất khẩu măng tre. Chính vì vậy, tôi triển khai nghiên cứu đề tài “Phân tích
những rào cản tiếp cận tín dụng ngân hàng của các tác nhân tham gia
chuỗi giá trị măng Bát Độ tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về tín dụng và vai trò của tín dụng trong
phát triển chuỗi giá trị nông sản.
- Đánh giá thực trạng phát triển cây tre măng bát độ ở Lục Yên, Yên Bái.
- Phân tích những rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng của các tác
nhân tham gia chuỗi giá trị măng Bát Độ trên địa bàn huyện Lục Yên.
- Đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những rào cản trong tiếp cận tín
dụng, góp phần phát triển chuỗi giá trị măng Bát Độ tại huyện Lục Yên.