Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích những vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ người dân Tây Nguyên thời kháng chiến chống Mĩ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Phân tích những vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ người dân Tây
Nguyên thời kháng chiến chống Mĩ trong tác phẩm Rừng xà nu của
Nguyễn Trung Thành
Bài làm
Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) là cây bút gắn bó với
con người và vùng đất Tây Nguyên kiên cường, bất khuất. Ông đặc biệt thành
công khi viết về Tây Nguyên qua tiểu thuyết Đất nước đứng lên và truyện ngắn
Rừng xà nu. Rừng xà nu được ra đời trong những năm tháng quyết liệt của
cuộc kháng chiến chống Mĩ (năm 1965), tác phẩm đã đưa người đọc trở về với
vùng đất Tây Nguyên đau thương mà anh dũng, kiên cường. Với Rừng xà nu
dường như ông đã khẳng định được vị trí số một của mình trong mảng đề tài
viết về Tây Nguyên. Bởi đây là một tác phẩm kết tinh được những vẻ đẹp
truyền thống của Tây Nguyên hùng vĩ. vẻ đẹp đó không chỉ được thể hiện ở
hình tượng đặc sắc cây xà nu mà còn ở cả một hệ thống các nhân vật được
người đọc trân trọng, yêu mến như cụ Mết, Tnú, Dít và bé Heng. Điểm giống nhau của các nhân vật được nhà văn thể hiện trong truyện là ở chỗ
tất cả họ đều là những dũng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh của thế trận chiến tranh
nhân dân ở Tây Nguyên thời chống Mĩ. Họ đều là những con người có lòng
yêu nước nồng nàn, có chí căm thù giặc sâu sắc, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, có khí phách hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù và sống gắn bó, trung thành
tuyệt đối với cách mạng. Bên cạnh những phẩm chất chung ấy, mỗi người trong số họ còn mang những
vẻ đẹp riêng khác nhau gắn với các thế hệ con người Tây Nguyên. Theo cách
miêu tả của nhà văn, cụ Mết, một già làng 60 tuổi là đại diện cho vẻ đẹp của
thế hệ thứ nhất - thế hệ cha anh. Ở cụ còn in đậm những dấu ấn siêu phàm của
những người già bản trong các truyện thần thoại, các khan ở Tây Nguyên. Đó
là một người quắc thước, có tiếng nói ồ ồ vang dội trong lồng ngực, có bàn tay
nặng trịch, rắn chắc như một kìm sắt, râu đen bóng dài tới ngực, cặp mắt sáng
và xếch, vết sẹo ở má phải láng bóng. Cụ ở trần ngực căng như một cây xà nu
lớn. Cụ được xem là linh hồn trong cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man, là
người nuôi dưỡng ngọn lửa khát vọng tự do, là cầu nối giữa dân làng Xô Man
với Đảng. Cụ hiểu rõ và có ý thức sâu sắc về đường lối cách mạng của Đảng. Cụ đã nói với Tnú và dân làng Xô Man: phải dự trữ gạo cho mỗi bếp được ba
năm, đánh Mĩ là phải đánh dài. Và từ những trải nghiệm bằng máu và nước mắt
cụ đã căn dặn lũ làng một chân lí lịch sử: Chúng nó đã cầm súng, mình phải
cầm giáo. Rồi chính cụ đã chỉ huy tất cả thanh niên làng Xô Man cầm giáo, mác, dao, rựa bất ngờ xông ra chém ngục mười tên ác ôn sau những tiếng hô
sắc lạnh: Chém! chém hết! Cũng chính cụ đã chống giáo xuống nền nhà rông
như một lời thề quyết đánh và vang vang truyền hịch: Tất cả người già, người
trẻ, người đàn ông, người đàn bà. mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây
mác, một cây dụ, một cây rựa. nếu không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên! Ngay sau đó, lập tức chiêng trống nổi lên, lửa cháy khắp rừng, suốt đêm cả rừng Xô Man ào ào rung động. Không chỉ thế, cụ Mết còn được
xem như một cuốn biên niên sử của dân Xô Man. Cụ kể chuyện Tnú cho dân