Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich nhung dac sac nghe thuat cua nha van nam cao trong truyen ngan doi mat
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề tài: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nam Cao trong
truyện ngắn Đôi mắt
Bài làm
Nam Cao là một nhà văn tên tuổi của nền văn học Việt Nam trong những năm
trước và sau giai đoạn cách mạng tháng 8/1945. Trong mỗi tác phẩm của mình
ông đều xoay quanh những số phận người nông dân nghèo khổ, hoặc những
người trí thức tiểu tư sản. Nam Cao là một nhà văn có tâm và có tầm. Ông luôn băn khoăn với mỗi câu
chữ mà mình viết ra, điều mà tác giả muốn đó chính là những tác phẩm có giá
trị nhân văn cao đẹp, hướng tới cái Chân Thiện Mỹ trong cuộc sống, chứ không
phải viết ra những tác phẩm bừa bãi, mua vui cho thiên hạ. Trong tác phẩm “Đôi mắt” của mình thể hiện tuyên ngôn trong nghệ thuật của
tác giả. Nó thể thái độ sống, cái nhìn nhân sinh quan của người cầm bút trước
thời cuộc, trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Truyện ngắn được tác giả Nam Cao sáng tác năm 1948 khi đất nước ta vừa trải
qua một giai đoạn lịch sử quan trọng đánh dấu sự thắng lợi của cách mạng
tháng 8/1945 đánh đuổi phát xít Nhật thành công, khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Giai đoạn này cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, ác liệt cam go. Tác phẩm “Đôi mắt thể hiện thái độ cách mạng
của người cầm bút, có hòa mình vào cuộc chiến đấu của cả dân tộc hay không, hay thờ ơ đứng ngoài cuộc. Trong tác phẩm Đôi mắt Nam Cao đã vô cùng thành công khi xây dựng hình
ảnh nhân vật có quan điểm sống, thái độ chính trị hoàn toàn khác nhau giữa
một bên là Độ và một bên là Hoàng. Độ là người có tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng hòa mình vào cuộc chiến của cả dân
tộc, anh đau với niềm đau chung của đồng bào đồng chí. Anh tin tưởng vào sự
thành công, sự toàn thắng của con đường cách mạng mà Đảng và nhà nước
đang kêu gọi. Chính vì vậy, Độ không nề hà tham gia những phong trào tuyên
truyền, xung kích. Trong khi Độ thay đổi mình chuyển hướng với sự phát triển của cả dân tộc thì
Hoàng cũng là một nhà văn, nhưng anh ta đồng thời là tay chợ đen tài tình. Chính lối sống của một tay chợ búa, đã nhiễm vào Hoàng ăn sâu bám rễ làm
cho Hoàng trở nên xấu tính. Anh thường ghen ghét đố kỵ với những anh giỏi hơn mình, thường xuyên đá
đểu người khác trên mặt báo hoặc trong những bài viết của mình vì thói ích kỷ
không muốn ai hơn mình, dù rằng người ta chẳng động gì tới anh. Sau khi cách mạng tháng 8 xảy ra, Hoàng đưa vợ con tản cư từ Hà Nội về vùng
kinh tế mới, thoát ly khỏi cuộc sống thành phố để về nông thôn, nhưng Hoàng
sống tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Hoàng không tham gia lao động sản xuất, lúc nào trong nhà cũng đóng cửa im
ỉm, có nuôi con chó béc giê, để trông nhà. Anh coi thường những người nông
dân lao động nhìn họ bằng ánh mắt khinh miệt, coi thường cho họ là tầng lớp
dưới không có học thức. Trong khi cả nước đang nghèo đói khốn khổ vì nạn đói năm 1945 đã cướp đi
mạng sống của 2 triệu đồng bào ta. Người người nhà nhà nghèo khổ, sống cảnh
bần hàn khó khăn nhưng vẫn hay say lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất