Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích chuỗi giá trị mận trên địa bàn huyện Mộc Châu
PREMIUM
Số trang
118
Kích thước
3.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
891

Phân tích chuỗi giá trị mận trên địa bàn huyện Mộc Châu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

–––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN NGỌC NINH

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

–––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN NGỌC NINH

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ MẬN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH THỌ

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả

trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công

trình nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn

đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái nguyên, tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Ninh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài tại huyện Mộc Châu, tôi đã

hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự

nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà

trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân

thành tới:

Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng đào tạo

cùng toàn thể các thầy cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng

như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị

Minh Thọ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn

thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Mộc Châu, Hợp

tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5; UBND thị trấn Nông trường và các hộ gia đình

thị trấn Nông trường đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn

thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè đã

động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.

Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng

như là hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong

nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày 24 tháng 8 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Ninh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................................ 4

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị.................................................... 4

1.1.3. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị ....................................................... 16

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài......................................................................... 17

1.2.1. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới ................................... 17

1.2.2. Nghiên cứu về chuỗi giá trị ở Việt Nam............................................... 19

1.2.3. Tổng quan về xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản an toàn

tại tỉnh Sơn La ................................................................................................. 23

1.2.4. Những bài học kinh nghiệm về phân tích chuỗi giá trị......................... 25

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 26

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 26

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 26

2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 26

iv

2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 27

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra............................................................ 27

2.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................. 28

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích................................................................ 28

2.5.1. Các chỉ tiêu kinh tế................................................................................ 28

2.5.2. Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi.......................... 31

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 32

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội............................................................ 32

3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 32

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội......................................................................... 34

3.1.3. Khái quát về sản xuất nông nghiệp huyện Mộc Châu năm 2014-2016...... 37

3.2. Thực trạng phát triển sản xuất mận ở Mộc Châu......................................... 40

3.2.1. Lịch sử phát triển cây mận tại Mộc Châu................................................. 40

3.2.2. Giống mận............................................................................................. 41

3.2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng mận ..................................................... 41

3.3. Phân tích chuỗi giá trị của Mận tại huyện Mộc Châu.............................. 42

3.3.1. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị mận huyện Mộc Châu .................. 42

3.3.2. Phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá

trị mận tại Mộc Châu....................................................................................... 46

3.3.4. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh tiêu thụ . 63

3.4. Đánh giá chung về chuỗi giá trị mận huyện Mộc Châu........................... 65

3.4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ............................. 65

3.4.2. Một số đánh giá về chuỗi giá trị mận ở Mộc Châu............................... 68

3.5. Một số giải pháp phát triển chuỗi giá trị mận Mộc Châu............................ 70

3.5.1. Công tác quy hoạch............................................................................... 70

3.5.2. Các biện pháp kỹ thuật ............................................................................ 73

3.5.3. Các biện pháp kinh tế .............................................................................. 76

v

3.5.4. Marketing sản phẩm mận Mộc Châu ....................................................... 78

3.5.5. Phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm mận chất lượng cao.......................... 80

3.5.6. Mở rộng thị trường tiêu thụ................................................................... 82

3.6. Kiến nghị với cấp trên và khuyến nghị với người trồng mận, thu gom....... 84

3.6.1. Kiến nghị với cấp trên............................................................................. 84

3.6.2. Khuyến nghị đối với nông dân trồng mận và thu gom mận ................. 84

KẾT LUẬN.................................................................................................... 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88

PHỤ LỤC....................................................................................................... 91

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

DN Doanh nghiệp

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)

GlobalGAP Global Good Agricultural Practices

GTZ

Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang

Đức KHCN: Khoa học Công nghệ

HTX Hợp tác xã

KHKT Khoa học Kỹ thuật

Sở NN&PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn SNV: Tổ chức

phát triển Hà Lan

UBND Ủy ban Nhân dân

VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices Province.

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Mộc Châu giai đoạn 2014 - 2016.......... 33

Bảng 3.2. Diện tích các loại cây trồng của huyện Mộc Châu 2014 -2016 ........... 37

Bảng 3.3. Diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện Mộc Châu từ 2014-2016...... 38

Bảng 3.4. Thống kê sản lượng và năng suất mận Mộc Châu 2014 - 2016..... 42

Bảng 3.5. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị mận huyện Mộc Châu............ 44

Bảng 3.6. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra.............................................. 47

Bảng 3.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng Mận ........ 50

Bảng 3.8. Lợi nhuận của người thu gom mận................................................. 52

Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán buôn mận .................. 54

Bảng 3.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán lẻ................................ 57

Bảng 3.11. Diện tích, năng suất và sản lượng mận tại các vùng nguyên

liệu của HTX Dịch vụ nông nghiệp 19/5........................................ 59

Bảng 3.12. Chi phí và lợi nhuận của HTX Dịch vụ nông nghiệp 19/5........... 61

Bảng 3.13. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân trong

kênh tiêu thụ ................................................................................... 64

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Chuỗi giá trị của Porter (1985) ..................................................................12

Hình 1.2. Hệ thống giá trị của Porter (1985) ............................................................12

Hình 3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị của Mận tại Mộc Châu...............................................43

Hình 3.2. Các kênh tiêu thụ chính của cây mận........................................................44

Hình 3.3. Sơ đồ các tác nhân trong chuỗi giá trị mận tại Mộc Châu ......................45

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây ăn quả là một hướng phát triển tiềm năng cho khu vực Tây Bắc nói

chung và huyện Mộc Châu nói riêng. Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao

1.000m so với mặt nước biển, với ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng là những điều

kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả ôn đới trong đó có cây mận.

Từ những năm 1980 cây Mận Tam Hoa đã bắt đầu được trồng tại Mộc Châu,

đến nay diện tích vào khoảng 1.800ha và sản lượng 13.000 tấn/năm [9, tr.34].

Ba vấn đề mà cây mận Tam Hoa của Mộc Châu gặp phải hiện nay là: Quy

hoạch, kỹ thuật và thị trường.

Về quy hoạch, cây mận Mộc Châu phát triển theo hướng tự phát, không

theo quy hoạch, do vậy việc quản lý và điều tiết thị trường cho cả vùng là rất khó

khăn. Chưa hình thành vùng chuyên canh, trồng mận theo quy mô nhỏ lẻ, thiếu

hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ quá trình sản xuất và kinh doanh đã làm

cho vùng mận Mộc Châu gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm.

Về kỹ thuật, trên 50% diện tích mận Mộc Châu đã bị già cỗi, chất lượng

giống bị suy giảm và hiện nay chưa tìm được biện pháp tốt cho việc trẻ hóa các

vườn mận; kỹ thuật chăm sóc cây mận chưa được quy chuẩn và phổ biến tới

người dân; kỹ thuật thu hái và xử lý sau thu hoạch vẫn theo phương pháp cũ làm

cho tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch cao (5-7%) và giảm suy chất lượng.

Về thị trường, thị trường mận Mộc Châu phụ thuộc hoàn toàn vào sự điều

tiết của thu gom; người trồng mận chịu rủi ro cao bởi hình thức bán hàng không

hợp đồng và chưa có hệ thống tiêu thụ ổn định; sản phẩm mận Mộc Châu chưa

có mặt ở nhiều thị trường tiềm năng.

Tại Mộc Châu nhiều loại nông sản khác như: Đào, Hồng, Bơ, Mơ, Cam,

Quýt, các loại rau…. đều đang gặp phải ba vấn đề nêu trên nhưng ở các mức độ

khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu về sản phẩm mận sẽ là một thí điểm để mở rộng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!