Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích chuỗi giá trị gà tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ NGÂN
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ GÀ
TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ NGÂN
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ GÀ
TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH THỌ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
HOÀNG THỊ NGÂN
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phân tích chuỗi giá trị gà tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp của mình, ngoài sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn-Trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của cô
giáo TS. Nguyễn Thị Minh Thọ đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các phòng ban của huyện Phú Lương
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục
vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót nhất định khi thực hiện Luận văn. Rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo và bạn đọc.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
HOÀNG THỊ NGÂN
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..............................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Những khái niệm cơ bản ......................................................................... 5
1.1.2. Nội dung chính trong phân tích chuỗi................................................... 13
1.1.3. Nghiên cứu chuỗi giá trị gà thịt ............................................................ 16
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà.......................................... 18
1.2. Tổng quan nghiên cứu.............................................................................. 19
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước........................................................ 19
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 23
1.3. Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị............................................................. 25
1.3.1. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước ........................................ 25
1.3.2. Bài học rút ra cho chuỗi giá trị gà tại huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................................... 30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 31
iv
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 31
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ...................................... 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 37
3.1. Khái quát về huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ................................. 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 37
3.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 41
3.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................... 43
3.2. Thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................ 47
3.2.1. Tình hình chăn nuôi gà tại huyện Phú Lương....................................... 47
3.2.2. Tình hình tiêu thụ gà tại huyện Phú Lương .......................................... 51
3.3. Thực trạng chuỗi giá trị gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên...... 52
3.3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị gà huyện Phú Lương .............................................. 52
3.3.2. Kênh tiêu thụ gà trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.... 54
3.3.3. Thực trạng các tác nhân tham gia chuỗi giá trị gà huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên............................................................................................. 56
3.3.4. Phân tích SWOT cho chuỗi giá trị gà huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................ 76
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị gà tại huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................................... 77
3.4.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 80
3.5. Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế về chuỗi giá trị gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ............. 82
3.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 82
3.5.2. Những hạn chế ...................................................................................... 83
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 83
v
3.6. Định hướng và dự báo phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 84
3.6.1. Định hướng............................................................................................ 84
3.6.2. Dự báo thị trường, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi .................................. 85
3.7. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên..... 87
3.7.1. Tăng cường mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị gà........ 88
3.7.2. Chủ động đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tập thể gà Phú Lương ............ 89
3.7.3. Tăng cường kiểm soát thị trường, phát huy vai trò cơ quan quản lý
nhà nước .......................................................................................................... 90
3.7.4. Giải pháp hỗ trợ khác............................................................................ 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
CN - XD Công nghiệp - Xây dựng
CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
ĐVT Đơn vị tính
GO Tổng GTSX
GTSX Giá trị sản xuất
IC Chi phí trung gian
LĐ Lao động
NN Nông nghiệp
TC Tổng chi phí
TSCĐ Tài sản cố định
UBND Uỷ ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Công cụ, mục đích phân tích các mặt khác nhau của chuỗi
giá trị .......................................................................................... 14
Bảng 2.1: Bảng phân bổ đối tượng điều tra................................................ 32
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất tại huyện Phú Lương từ 2014-2016 ...... 39
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Phú Lương giai đoạn 2014-2016............ 41
Bảng 3.3: Dân số và lao động huyện Phú Lương giai đoạn 2014-2016 .... 43
Bảng 3.4: Quy mô đàn gia cầm và sản lượng thịt tại huyện Phú Lương
từ năm 2014-2016...................................................................... 48
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu về chăn nuôi gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên ....................................................................................... 49
Bảng 3.6: Thị trường tiêu thụ gà tại huyện Phú Lương từ 2014-2016....... 52
Bảng 3.7: Chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi gà.......................................... 57
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh doanh của hộ chăn nuôi gà................................. 58
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh doanh của thương lái gà ..................................... 59
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh doanh của người chế biến .................................. 60
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh doanh của người mua buôn................................ 61
Bảng 3.12: Hiệu quả kinh doanh của người mua lẻ ..................................... 62
Bảng 3.13. Chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi gà các hộ thuộc kênh 2 ....... 64
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi gà........................................ 65
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh doanh của thương lái.......................................... 66
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh doanh của người bán lẻ ...................................... 67
Bảng 3.17. Chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi gà các hộ thuộc kênh 3 ........ 69
Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi gà........................................ 69
Bảng 3.19: Hiệu quả kinh tế của thương lái.................................................... 70
Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế của người giết mổ.............................................. 71
Bảng 3.21: Hiệu quả kinh tế của người chế biến ............................................ 72
viii
Bảng 3.22. Tổng hợp các kênh tiêu thụ trong chuỗi giá trị gà huyện Phú
Lương......................................................................................... 75
Bảng 3.23. Phân tích SWOT đối với phát triển chăn nuôi gà huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 76
Bảng 3.24. Bảng tổng hợp dịch bệnh cho đàn gà trên địa bàn huyện Phú
Lương qua các năm 2014-2016 ................................................. 78
Bảng 3.25: Thị trường tiêu thụ gà của huyện Phú Lương............................ 79
Bảng 3.26. Khó khăn của người chăn nuôi gà trên địa bàn huyện .............. 82
Bảng 3.24: Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020 ............................................................... 85
Bảng 3.25: Dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi của Phú Lương
đến năm 2020............................................................................. 86
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Lương....................................... 38
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Phú Lương giai đoạn
2014-2016 ................................................................................. 42
Biểu đồ 3.2: Thu nhập từ chăn nuôi của các nông hộ ................................... 51
Sơ đồ 3.2: Bản đồ chuỗi giá trị gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên...... 53
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giá trị gia tăng của từng tác nhân trong kênh 2 ............ 68
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, tạo ra nguồn
thực phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người, cung cấp nguồn sức kéo
và nguồn phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt đối với các huyện Miền
núi đất đai sản xuất nông nghiệp còn thiếu thì chăn nuôi là một trong những
nguồn thu nhập chính của người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế của các hộ chăn nuôi.
Những năm gần đây ngành chăn nuôi của huyện Phú Lương không
ngừng phát triển và đóng góp ngày càng cao vào giá trị của ngành nông nghiệp,
nếu năm 2005 tỷ trọng ngành chăn nuôi mới chỉ chiếm 23,17% thì đến năm
2016 tăng lên 35%. Theo niên giám thống kê đến năm 2016 toàn huyện có tổng
đàn lợn là 56.120 con, đàn trâu, bò 7.514 con, tổng đàn gia cầm 890 nghìn con,
tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 8.054 tấn (chiếm khoảng 10,12% tổng
sản lượng thịt hơi xuất chuồng của tỉnh). Sản phẩm chăn nuôi đã đáp ứng cho
thị trường tiêu dùng tại chỗ của huyện và một phần cho TP. Thái Nguyên, các
huyện lân cận,...
Ngành chăn nuôi của huyện đã có những chuyển dịch rõ rệt, bước đầu
đã hình thành một số trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn. Nhiều tiến bộ
khoa học, kỹ thuật mới đã được áp dụng trong công tác giống, chăm sóc, nuôi
dưỡng góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, kiểm soát được dịch
bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thịt trong huyện mà còn góp phần giải quyết
việc làm và tạo nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình ở nông thôn (trên 85%
hộ tham gia chăn nuôi).
Chăn nuôi đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông
nghiệp. Không chỉ thu hút lao động tao công ăn việc làm mà người chăn nuôi
đang làm giầu theo hướng chăn nuôi chuyên môn hóa kỹ thuật cao.