Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân loại và sử dụng bài tập nội dung “lực” trong dạy học môn khoa học tự nhiên 6 theo hướng phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÍ
ĐẶNG VĂN CHÍNH
PHÂN LOẠI VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NỘI DUNG “LỰC” TRONG DẠY
HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NHẬN THỨC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA HỌC SINH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÍ
ĐẶNG VĂN CHÍNH
PHÂN LOẠI VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NỘI DUNG “LỰC” TRONG DẠY
HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NHẬN THỨC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA HỌC SINH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sƣ phạm Vật lí
Khoá học: 2018 – 2022
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trần Quỳnh
Đà Nẵng, 2022
I
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm, động
viên, giúp đỡ từ các thầy giáo, cô giáo khoa Vật lí, trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng.
Cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS. TS.
Nguyễn Văn Hiếu và TS. Trần Quỳnh đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời
gian qua.
Em trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Tổ Khoa học Tự nhiên – Công
nghệ trường Trung học Cơ sở Nguyễn Đình Chiểu – Quận Thanh Khê – Thành
phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022
Tác giả
Đặng Văn Chính
II
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................I
MỤC LỤC........................................................................................................... II
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................IV
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................ V
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN LOẠI VÀ SỬ DỤNG
BÀI TẬP THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC
KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA HỌC SINH..................................................... 5
1.1. Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên...................................................... 5
1.1.1. Khái niệm năng lực................................................................................ 5
1.1.2. Khái niệm năng lực nhận thức khoa học tự nhiên................................. 5
1.1.3. Các biểu hiện hành vi của năng lực nhận thức khoa học tự nhiên........ 6
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh . 6
1.2. Phân loại và sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng phát triển năng lực
nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh ....................................................... 9
1.2.1. Vị trí và tác dụng của bài tập trong dạy học phần vật lí của môn Khoa
học tự nhiên........................................................................................................... 9
1.2.2. Các bước chung giải bài tập phần vật lí của môn Khoa học tự nhiên. 11
1.2.3. Các yêu cầu trong việc phân loại và sử dụng hệ thống bài tập theo
hướng phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh................ 13
1.2.4. Định hướng phân loại và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng phát
triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh................................... 13
1.3. Quy trình phân loại và sử dụng bài tập theo hƣớng phát triển năng lực
nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh ..................................................... 18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................. 20
III
CHƢƠNG 2. PHÂN LOẠI VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NỘI DUNG “LỰC”
TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA
HỌC SINH......................................................................................................... 21
2.1. Đặc điểm chung của môn Khoa học tự nhiên và cấu trúc nội dung
“Lực” – Khoa học tự nhiên 6 ........................................................................... 21
2.1.1. Đặc điểm chung của môn Khoa học tự nhiên ..................................... 21
2.1.2. Cấu trúc nội dung “Lực” – Khoa học tự nhiên 6................................. 22
2.2. Lí thuyết cơ bản của nội dung “Lực” – Khoa học tự nhiên 6................ 24
2.3. Mối liên hệ giữa các yêu cầu cần đạt của nội dung “Lực” – Khoa học tự
nhiên 6 với các biểu hiện năng lực nhận thức khoa học tự nhiên ................ 25
2.4. Phân loại các dạng bài tập nội dung “Lực” – Khoa học tự nhiên 6 nhằm
phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh ................... 33
2.4.1. Nội dung 1. Lực và tác dụng của lực................................................... 33
2.4.2. Nội dung 2. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc ................................. 46
2.4.3. Nội dung 3. Ma sát .............................................................................. 51
2.4.4. Nội dung 4. Khối lượng và trọng lượng.............................................. 58
2.5. Thiết kế một số kế hoạch bài dạy cụ thể có sử dụng bài tập nhằm phát
triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên nội dung “Lực” – Khoa học tự
nhiên 6 ................................................................................................................ 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................. 82
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................... 83
3.1. Mục tiêu thực nghiệm ................................................................................ 83
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm............................................................................... 83
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm .............................................................................. 83
3.4. Nội dung thực nghiệm................................................................................ 83
3.5. Kết quả thực nghiệm.................................................................................. 87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 90
1. Kết luận ........................................................................................................... 90
2. Kiến nghị......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 91
PHỤ LỤC........................................................................................................ PL1
IV
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Số thứ tự Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 SGK Sách giáo khoa
2 SBT Sách bài tập
3 GV Giáo viên
4 HS Học sinh
5 NXB Nhà xuất bản
6 TC Tiêu chí
7 M Mức
8 KHTN Khoa học tự nhiên
V
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Bảng tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự
nhiên của học sinh
6
Bảng 1.2 Bộ công cụ đánh giá câu hỏi/bài tập 9
Bảng 2.1 Cấu trúc của nội dung “Lực” – Khoa học tự nhiên 6 22
Bảng 2.2 Mối liên hệ giữa các yêu cầu cần đạt của nội dung “Lực”
– Khoa học tự nhiên 6 với các biểu hiện năng lực nhận
thức khoa học tự nhiên
27
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang ở trong giai đoạn của cuộc Cách
mạng Công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, tác động của toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho nước ta đòi hỏi nguồn nhân lực phải
phù hợp với thời đại mới. Trước tình hình ấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Chương trình giáo dục phổ thông theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Đi
cùng sự đổi mới của chương trình, cách kiểm tra đánh giá học sinh ở tất cả các
bậc học cũng sẽ thay đổi theo xu hướng mới, đó là đánh giá năng lực theo những
yêu cầu cần đạt trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học. Đối
với việc đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông,
thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đã quy định rõ tại điều 3 về mục đích đánh giá là:
“Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của
học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ
thông…”. [5]. Để có thể thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc kiểm tra đánh giá học sinh thì công cụ bài tập phải được thay đổi theo định
hướng mới.
Một điểm mới trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là học
sinh được học môn Khoa học tự nhiên tại bậc học trung học cơ sở. Môn học này
được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học
và khoa học Trái Đất. [4]. Về thực trạng dạy học ở trường trung học cơ sở hiện
nay, theo lộ trình thay sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Khoa
học tự nhiên lần đầu tiên xuất hiện ở lớp 6 trong năm học 2021 – 2022. Tuy
nhiên, một trong những khó khăn của giáo viên, học sinh là việc phân loại các
dạng bài tập và phương pháp giải của chương trình môn Khoa học tự nhiên 6
chưa được nhiều công trình nghiên cứu cụ thể. Điều đó đã phần nào gây khó
khăn cho việc củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức và rèn luyện khả năng vận
dụng của học sinh. Mặt khác, chính vì sự xuất hiện lần đầu của môn học này nên
giáo viên gặp nhiều lúng túng, bỡ ngỡ trong việc xây dựng các bài tập của kế
2
hoạch bài dạy theo chỉ đạo mới về việc đánh giá học sinh của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Để giải quyết những khó khăn trên, phân loại các dạng bài tập có vai trò
cung cấp cho người dạy và người học nguồn tư liệu quan trọng nhằm giải toả
một phần áp lực trong việc dạy học môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6. Nghiên cứu
vấn đề này sẽ giúp học sinh thuận lợi về việc luyện tập sau các buổi học và hỗ trợ
giáo viên trong khâu chuẩn bị bài tập cũng như soạn đề kiểm tra cho học sinh.
Do đó, nghiên cứu phân loại các dạng bài tập và phương pháp giải là một
vấn đề cấp thiết đối với giai đoạn đầu trong việc đổi mới chương trình giáo dục
của nước ta hiện nay. Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên là một trong những
năng lực thành phần của năng lực khoa học tự nhiên. Đây là năng lực nền tảng
để giúp học sinh phát triển các năng lực thành phần khác như năng lực tìm hiểu
tự nhiên và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Vì vậy, nếu giúp học
sinh phát triển tốt năng lực này cũng chính là góp phần phát triển năng lực khoa
học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở. Những kiến thức về “Lực” có ý nghĩa
rất lớn trong đời sống và trong kĩ thuật công nghệ. Nội dung này thuộc nền tảng
khoa học vật lí của chương trình môn Khoa học tự nhiên. Xuất phát từ những lí
do trên, em chọn đề tài nghiên cứu: “Phân loại và sử dụng bài tập nội dung
“Lực” trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6 theo hƣớng phát triển năng
lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được các tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên
của học sinh, quy trình phân loại và sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng
lực nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh; sử dụng quy trình này để phân
loại các dạng bài tập và thiết kế các tiến trình dạy học nội dung “Lực” nhằm
phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về khái niệm và các biểu hiện hành vi của năng
lực nhận thức khoa học tự nhiên, bài tập phần vật lí của môn khoa học tự nhiên.
3
- Đề xuất các tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên của
học sinh, quy trình phân loại và sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực
nhận thức khoa học tự nhiên của học sinh.
- Mô tả mối liên hệ giữa các biểu hiện năng lực nhận thức khoa học tự
nhiên với các yêu cầu cần đạt của nội dung “Lực” trong chương trình môn Khoa
học tự nhiên 6.
- Tóm tắt lí thuyết nội dung “Lực” trong chương trình môn Khoa học tự
nhiên 6.
- Sưu tầm bài tập. Từ đó, phân loại các dạng bài tập điển hình của nội
dung “Lực” – Khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học
tự nhiên của học sinh theo nội dung.
- Thiết kế một số kế hoạch bài dạy cụ thể có sử dụng bài tập nhằm phát triển
năng lực nhận thức khoa học tự nhiên nội dung “Lực” – Khoa học tự nhiên 6.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và khảo sát ý kiến chuyên gia để đánh
giá tính hiệu quả của đề tài, qua đó có thể sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nội dung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Hoạt động sử dụng bài tập trong dạy học nội dung “Lực” trong chương
trình môn Khoa học tự nhiên 6 ở trường trung học cơ sở.
4.2. Phạm vi
Hệ thống các bài tập nội dung “Lực” trong chương trình môn Khoa học tự
nhiên 6 ở trường trung học cơ sở.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Tìm hiểu các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình môn
Khoa học tự nhiên, các tài liệu về bài tập phần vật lí của môn Khoa học tự nhiên
và các tài liệu về môn Khoa học tự nhiên 6 nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận, phân
loại các dạng bài tập và soạn một số kế hoạch bài dạy của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu chuyên gia
Trao đổi với các giảng viên khoa Vật lí của trường Đại học Sư phạm –