Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân loại và đánh giá nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất
kinh doanh
1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
Bất cứ doanh nghiệp nào,muốn sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản
là: Tư liệu lao động, Đối tượng lao động, Sức lao động.
Theo C.Mác tất cả mọi vật thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có
ích có thể tác động vào đối tượng lao động, như vậy nếu đối tượng lao động
được con người tác động vào thì đối tượng đó trở thành nguyên vật liệu. Đồng
thời C.Mác cũng chỉ ra rằng bất cứ một loại nguyên vật liệu nào cũng là đối
tượng lao động, nhưng không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là
nguyên vật liệu. Ví dụ như cây trên rừng không phải là nguyên vật liệu nhưng
cây đã qua chế biến thành gỗ thì lại là nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp
chế biến gỗ.
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh xây dựng có ảnh hưởng tới hạch toán nguyên
vật liệu tại các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng
Doanh nghiệp nào cũng có đặc thù riêng và có ảnh hưởng đến công tác
kế toán trong doanh nghiệp đó. Xây dựng có đặc trưng riêng biệt so với các
loại hình doanh nghiệp khác, bởi sản phẩm của xây dựng là các công trình,
hạng mục công trình có kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài, giá trị công
trình lớn. Vây khi tiến hành xây dựng nhất thiết phải có dự toán chi phí và dự
toán chi phí đó làm cơ sở cho các khoản mục chi phí. Hơn nữa sản phẩm của
ngành xây dựng thường cố định tại nơi sản xuất, trong khi đó các yếu tố để
tiến hành sản xuất thì vận động từ nơi này sang nơi khác. Trong quá trình di
chuyển các yếu tố đó thường gây ra hao hụt mất mát do điều kiện khách quan
và chủ quan của doanh nghiệp.
2
1.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu:
Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu còn được theo dõi và
quản lý chặt chẽ về các mặt hiện vật và giá trị ở tất cả các khâu mua sắm, dự
trữ, bảo quản và sử dụng.
Ở khâu mua hàng cần phải quản lý thực hiên kế hoạch mua hàng về số
lượng, khối lượng, quy cách, phẩm chất chủng loại giá mua, chi phí mua như
đảm bảo đúng tiến độ thời gian đáp ứng tổ chức tốt kho hàng, bến bãi trang bị
đầy đủ các phương tiện đo lường cần thiết, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện
chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu tài sản.
Ở khâu sử dụng đòi hỏi phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật
liệu và công cụ, dụng cụ góp phần quan trọng để hạ giá thành sản phẩm, tăng
thu nhập và tích luỹ cho đơn vị.
1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh.
1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu
Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp thì
nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
Nguyên liệu, vật liệu chính: Là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể
sản phẩm. Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên vật liệu chính
không giống nhau: ở doanh nghiệp cơ khí nguyên vật liệu là: sắt, thép,…;
doanh nghiệp sản xuất đường nguyên vật liệu chính là cây mía còn doanh
nghiệp sản xuất bánh kẹo nguyên vật liệu chính la đường, nha, bột,… Có thể
sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên vật liệu cho doanh nghiệp khác…
Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích gia công chế biến được coi
là nguyên vật liệu chính, ví dụ: doanh nghiệp dệt mua sợi về để dệt vải.
3
Vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất
nó không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật
liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo
cho qua trình sản xuất được thực hiện bình thường, ví dụ như: thuốc nhuộm,
thuốc tẩy, dầu nhờn, cúc áo, chỉ may, xà phòng, …
Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ nhưng có tác dụng cung cấp nhiệt
lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo
sản phẩm có thể diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể
rắn, và thể khí. Ví dụ: xăng, dầu, than, củi, gas,…
Phụ tùng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa
những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được
sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao
gồm cả thiết bị cần lắp và không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng
để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản.
Vật liệu khác: Là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên,
thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu
hồi từ thanh lý tài sản cố định.
Ngoài ra tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của doanh nghiệp
trong từng loại nguyên vật liệu trên chia thành từng nhóm, từng thứ. Cách
phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho
từng loại, từng thứ nguyên vật liệu là cơ sở để tổ chức hạch toán chi tiết
nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Căn cứ vào nguồn hình thành: Nguyên vật liệu được chia thành hai
nguồn
Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận góp vốn liên
doanh, nhận biếu tặng,…
4
Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất. Cách phân loại này là
căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu, là
cơ sở xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu có thể chia nguyên
vật liệu thành:
Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:
Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, cho bộ phận bán hàng,
bộ phận quản lý doanh nghiệp .
Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác:
Nhượng bán ;
Đem góp vốn liên doanh;
Đem quyên, tặng.
1.2.2 Nguyên tắc đánh giá và phương pháp tính giá nguyên vật liệu
1.2.2.1 Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức
hạch toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền
tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định
theo những nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu: áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính: " Hàng tồn
kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được
thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được". Trong
đó:
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi
5
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại.
Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho
trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn
thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch
toán NVL ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế.
1.2.2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu
Theo quy định của hệ thống kế toán hiện hành thì phương pháp đánh giá
nguyên vật liệu là theo giá vốn thực tế.
Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Tính giá của nguyên vật liệu nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá phí.
Nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều
nguồn nhập khác nhau. Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của vật
liệu nhập kho được xác định khác nhau.
Đối với vật liệu mua ngoài:
Giá thực tế
của NVL
mua ngoài
=
Giá mua
ghi trên
hoá đơn
+
Chi phí
thu mua
+
Các khoản thuế
không được
hoàn lại
-
CKTM,
Giảm giá
hàng mua
Trong đó:
Chi phí thu mua: bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong ĐM.
Các khoản thuế không được hoàn lại: như thuế nhập khẩu, thuế GTGT (nếu
doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)...
Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:
6
Giá thực tế
của VL thuê
ngoài GCCB
=
Giá thực tế
của VL xuất thuê
ngoài GCCB
+
Chi phí
thuê ngoài
GCCB
+
Chi phí
vận chuyển
(nếu có)
Đối với vật liệu tự chế:
Giá thực tế
của VL tự chế =
Giá thành
sản xuất VL
+
Chi phí vận
chuyển (nếu có)
Đối với vật liệu được cấp:
Giá thực tế
của VL được cấp =
Giá theo
biên bản giao nhận
Đối với vật liệu nhận góp vốn liên doanh:
Giá thực tế của vật liệu
nhận góp vốn liên doanh =
Giá trị vốn góp
do hđld đánh giá
Đối với vật liệu được biếu tặng, viện trợ:
Giá thực tế của vật liệu
được biếu tặng, viện trợ =
Giá thị trường
tại thời điểm nhận
Đối với phế liệu thu hồi từ sản xuất:
Giá thực tế của
phế liệu thu hồi =
Giá có thể sử dụng lại
hoặc giá có thể bán
Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số
lần nhập xuất nguyên vật liệu, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều
7
kiện kho tàng của doanh nghiệp. Điều 13 chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương
pháp tính giá xuất hàng tồn kho:
- Phương pháp giá thực tế đích danh
- Phương pháp bình quân
- Phương pháp nhập trước xuất trước
- Phương pháp nhập sau xuất trước
Ngoài ra trên thực tế còn có phương pháp giá hạch toán (phương pháp
hệ số giá), phương pháp xác định trị giá tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối.
Tuy nhiên khi xuất kho kế toán tính toán, xác định giá thực tế xuất kho theo
đúng phương pháp đã đăng ký áp dụng và phải đảm bảo tính nhất quán trong
niên độ kế toán.
Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này, vật tư xuất thuộc lô nào theo giá nào thì được
tính theo đơn giá đó. Phương pháp này thường được áp dụng cho những
doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Ưu điểm: Xác định được chính xác giá vật tư xuất làm cho chi phí hiện tại
phù hợp với doanh thu hiện tại.
Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thường
xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức
tạp.
Phương pháp bình quân:
Theo phương pháp này, trị giá xuất của vật liệu bằng số lượng vật liệu
xuất nhân với đơn giá bình quân. Đơn giá bình quân có thể xác định theo 1
trong 3 phương pháp sau:
Phương pháp Bình quân cuối kỳ trước:
Đơn giá bình quân
cuối kỳ trước
= Trị giá vật tư tồn đầu kỳ
8
Số lượng vật tư tồn đầu kỳ
Ưu điểm: Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế
toán vì giá vật liệu xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời về
tình hình biến động của vật liệu trong kỳ.
Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động
giá cả nguyên vật liệu. Trường hợp giá cả thị trường nguyên vật liệu có sự
biến động lớn thì việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này
trở nên thiếu chính xác.
Phương pháp Bình quân cả kỳ dự trữ:
Giá trị thực tế NVL + Giá trị thực tế NVL
Đơn giá bình tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
quân gia quyền =
cả kỳ dự trữ Số lượng NVL tồn + Số lượng NVL nhập
kho trước khi nhập kho kho của từng lần nhập
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm
vật tư nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật
liệu, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư.
Nhược điểm: Dồn công việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho vào cuối kỳ
hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác.
Phương pháp Bình quân sau mỗi lần nhập:
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập vật liệu, kế toán tính đơn giá
bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng vật liệu xuất để tính
giá vật liệu xuất.
Đơn giá bình quân Giá trị thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
9
sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư
và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.
Ưu điểm: Phương pháp này cho giá vật liệu xuất kho chính xác nhất, phản ánh
kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn.
Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những
doanh nghiệp sử dụng kế toán máy.
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):
Theo phương pháp này kế toán phải theo dõi được đơn giá của từng lần
nhập và giả thiết số nguyên vật liệu nào nhập kho trước thì được xuất kho
trước. Như vậy, hàng tồn kho cuối kỳ được nhập kho ở thời điểm gần cuối kỳ.
Với giả định như vậy, kế toán sử dụng đơn giá của những lần nhập đầu tiên
trong kỳ để tính trị giá vốn thực tế của những lần xuất đầu tiên trong kỳ.
Ưu điểm: Cho phép xác định trị giá vốn thực tế xuất kho cho từng lẫn xuất,
vật tư, hàng hoá tồn kho cuối kỳ được xác đình theo đơn giá của những lần
nhập sau cùng nên giá trị hàng tồn kho là phù hợp với thực tế.
Nhược điểm: Khối lượng tính toán phức tạp, sử dụng đơn giá ở quá khứ để
xác định trị giá vốn của vật tư xuất kho ở hiện tại nên không phù hợp giữa
doanh thu và chi phí.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ lạm phát, và áp
dụng đối với những
doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không
nhiều.
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
Theo phương pháp này, nguyên vật liệu được tính giá thực tế xuất kho
trên cơ sở giả định vật liệu nào nhập sau được sử dụng trước và tính theo đơn
giá của lần nhập sau.