Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐINH THỊ THU HẰNG
PHẠM TỘI 02 LẦN TRỞ LÊN
VÀ PHẠM TỘI CÓ TÍNH CHẤT CHUYÊN NGHIỆP
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM TỘI 02 LẦN TRỞ LÊN
VÀ PHẠM TỘI CÓ TÍNH CHẤT CHUYÊN NGHIỆP
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học : Pgs. Ts. Phạm Quang Phúc
Học viên : Đinh Thị Thu Hằng
Lớp : Cao học Luật, An Giang khóa 2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp theo luật hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do
chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Pgs. Ts. Phạm Quang Phúc.
Các nội dung, thông tin được trình bày trong luận văn là chính xác và trung thực.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Đinh Thị Thu Hằng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS năm 1999 Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009)
BLHS năm 2015 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
CQĐT Cơ quan điều tra
CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng
CTTP Cấu thành tội phạm
HĐTP Hội đồng Thẩm phán
HSPT Hình sự phúc thẩm
HSST Hình sự sơ thẩm
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TNHS Trách nhiệm hình sự
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “PHẠM
TỘI 02 LẦN TRỞ LÊN” QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM G KHOẢN 1 ĐIỀU 52 BLHS
NĂM 2015 ..................................................................................................................7
1.1. Một số vấn đề lý luận, pháp lý của pháp luật hình sự Việt Nam về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” .........................7
1.2. Thực trạng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội
02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 .........10
1.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” .......................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................26
CHƯƠNG 2. TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “PHẠM
TỘI CÓ TÍNH CHẤT CHUYÊN NGHIỆP” QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM B
KHOẢN 1 ĐIỀU 52 BLHS NĂM 2015 .................................................................27
2.1. Một số vấn đề lý luận, pháp lý của pháp luật hình sự Việt Nam về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”27
2.2. Thực trạng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội
có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS
năm 2015..............................................................................................................31
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” ....
..............................................................................................................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................44
KẾT LUẬN..............................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước và sự phát triển nhanh chóng
của nền kinh tế thị trường đã và đang là những động lực to lớn đưa đất nước phát
triển. Tuy nhiên, những mặt trái của nó cũng mang lại nhiều hiện tượng tiêu cực
trong xã hội Việt Nam.
Ở nước ta, các quy định về những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đã
được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật Hình sự năm 1985. Tại lần pháp điển hoá
pháp luật hình sự Việt Nam lần thứ hai, thứ ba với việc thông qua Bộ luật Hình sự
năm 1999 và 2015 thì quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng
đã được sửa đổi, bổ sung thêm. Tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có
tính chất chuyên nghiệp” được nhà làm luật quy định vừa là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự tại điểm b, g khoản 1 Điều 52 BLHS vừa là tình tiết định khung tăng
nặng trong rất nhiều tội danh thuộc Phần Các tội phạm của BLHS. Xác định đúng
tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” có ý nghĩa
quan trọng trong việc quyết định hình phạt cũng như xác định đúng khung hình phạt
áp dụng đối với chủ thể phạm tội. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy
việc xác định tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp” còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập. Cụ thể:
Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết “phạm tội 02 lần trở
lên” còn nhiều hạn chế, bất cập như: Chưa có cách hiểu thống nhất thế nào là phạm
tội 02 lần trở lên; chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc có thể áp dụng đồng
thời tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
“phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” đối với người phạm tội hay
không; chưa có văn bản hướng dẫn về việc áp dụng đặc điểm nhân thân “đã bị kết
án…chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” làm dấu hiệu định tội để xác định tình
tiết “phạm tội 02 lần trở lên” cũng như vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm
trong trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm 02 lần trở lên nhưng mỗi lần
phạm tội lại ở những giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, việc xác định số lần thực hiện
tội phạm trong một số tội danh vẫn chưa có cách hiểu thống nhất, dẫn đến việc áp
dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” chưa được chính xác. Tình tiết “phạm tội có
tính chất chuyên nghiệp” được quy định trong BLHS với hai vai trò là tình tiết định
khung tăng nặng hình phạt và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, về
việc hướng dẫn cách hiểu, áp dụng tình tiết này vào thực tiễn vẫn còn những điểm
2
chưa được thống nhất. Vấn đề này chỉ được đề cập đến ở mục 5 Nghị quyết
01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/20006 của Toà án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, Nghị
quyết 01/2006/NQ-HĐTP chỉ dừng lại ở mức độ chung nhất, chưa hướng dẫn cụ thể
từng trường hợp. Dẫn đến hệ quả là thực tiễn xét xử áp dụng không thống nhất tình
tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong quá trình quyết định hình phạt đối
với người phạm tội, do quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết “phạm
tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” chưa được rõ ràng, cụ thể
nên trong một số trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng xác định chưa đúng tình tiết
“phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” dẫn đến việc quyết
định hình phạt chưa chính xác cũng như áp dụng sai khung hình phạt đối với người
phạm tội.
Như vậy, thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành
về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể và cần phải được nghiên cứu,
khái quát hóa trên cơ sở hướng dẫn của khoa học Luật hình sự để góp phần đấu
tranh chống tội phạm, góp phần hoàn thiện hóa quy định của pháp luật về các tình
tiết đã nêu, cũng như kiến nghị áp dụng đúng pháp luật.
Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự
và thực tiễn áp dụng pháp luật như trên thì việc tìm hiểu, nghiên cứu quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính
chất chuyên nghiệp” để từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện vấn đề này luôn là yêu
cầu mang tính cấp thiết. Do đó, tác giả chọn vấn đề “Phạm tội 02 lần trở lên và
phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp Cao học luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu thì thấy có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp theo Luật hình sự Việt Nam” dưới nhiều hình thức khác nhau như :
Các giáo trình Luật hình sự, các giáo trình chuyên môn, luận văn thạc sĩ, đề tài
nghiên cứu khoa học cụ thể như Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần Chung
NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần
Chung), NXB Công an nhân dân; Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013),
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm (Quyển 1 và 2), Nxb Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam; Trường Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2007),
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội…
3
Các sách chuyên khảo như: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa
đổi bổ sung năm 2009 - Phần chung, NXB Chính trị quốc gia; , Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam - Phần chung, NXB Công an nhân dân; Nguyễn Thị Phương Hoa – Phan
Anh Tuấn – Đồng chủ biên (2017), Bình luận khoa học những điểm mới của BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Hồng Đức; Đinh Văn Quế (2006),
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần chung, NXB TP.Hồ Chí Minh; “Định tội
danh đối với các tội xâm phạm sở hữu” (BLHS năm 1999). Trong nội dung của các
giáo trình, sách chuyên khảo này đã phân tích về tình “phạm tội 02 lần trở lên và
phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo Luật hình sự Việt Nam” dưới góc độ là một
trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS
năm 1999 (khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) cũng như phân biệt trường hợp phạm
tội 02 lần trở lên với khái niệm tội liên tục, phạm tội có tính chất chyên nghiệp
Dưới góc độ các Luận văn thạc sĩ, Khóa luận tốt nghiệp
Luận văn thạc sĩ Luật học “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” của tác
giả Lê Đình Tùng, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2017. Nội dung
luận văn đã phân tích về tình tiết “phạm tội nhiều lần, phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp” theo quy định tại Phần Chung và Phần Các tội phạm của BLHS năm 1999,
“Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp trong các tội xâm phạm sở hữu theo Luật hình
sự Việt Nam” của tác giả Ngô Trang Thảo, Trường Đại học Luật TP.HCM, năm 2020,
trên cơ sở so sánh, đối chiếu với quy định của BLHS năm 1985. Luận văn cũng phân
tích thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tình tiết “phạm tội nhiều lần,
phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự theo Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Vũ Văn Thắng, Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2015; Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật “Các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” của tác giả
Lý Văn Hòa, Trường Đại học an ninh nhân dân năm 2008. Nội dung các khóa luận
tốt nghiệp cử nhân Luật này đã phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS
năm 2015, trong đó có tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên, phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp ” và thực tiễn áp dụng; trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu khoa
học này đã đưa ra những vướng mắc, bất cập còn tồn tại và kiến nghị hoàn thiện
quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự và một số giải pháp nâng cao hoàn thiện.
4
Dưới góc độ các bài viết, bài báo
Có rất nhiều các bài viết bài báo viết về “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự theo Luật Hình sự Việt Nam” đơn cử như bàn về tình tiết “ phạm tội 02 lần
trở lên” và tình tiết “ đối với 02 người trở lên” trong tội mua bán trái phép chất ma
đăng trên Tạp chí Kiểm sát ngày 23/7/2019, bài viết “Về áp dụng “tình tiết định
khung”, “tình tiết phạm tội nhiều lần” trong các tội xâm phạm sở hữu” của tác giả
Trần Văn Hùng đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 04/2015; bài viết “Xác định
hành vi chiếm đoạt của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt” của tác giả Đỗ
Ngọc Lợi đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 4 năm 2013, bài viết “Cần sửa đổi, bổ sung
một số vấn đề trong nhóm tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999” của tác giả
Lê Đăng Doanh, Phạm Tài Tuệ đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 14 năm 2014,
bài viết “Về áp dụng “tình tiết định khung”, “tình tiết phạm tội nhiều lần” trong
các tội xâm phạm sở hữu” của tác giả Nguyễn Thanh Hải đăng trên Tạp chí Tòa án
nhân dân số 19 năm 2014, bài viết “Những điểm mới của các tội xâm phạm sở hữu
trong Bộ luật hình sự năm 2015” của tác giả Mai Thị Thanh Nhung đăng trên Tạp
chí Luật học số đặc biệt năm 2016.
Bài viết “Dấu hiệu pháp lý và cách phân loại các tội xâm phạm sở hữu” của
tác giả Nguyễn Trường Giang đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam số 11 năm
2017, bài viết “Một số vấn đề về tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” trong thực tiễn
áp dụng pháp luật” của tác giả Nguyễn Anh Chung đăng trên Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 19/2019 với nội dung xoay quanh vấn đề xác định tình tiết “phạm tội 02 lần
trở lên” đối với các tội phạm về ma túy.
Nhìn chung có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu nói trên đã làm rõ
những nội dung nhất định liên quan đến tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và
phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” từ quy định pháp luật đến thực tiễn áp
dụng pháp luật. Tuy nhiên, những công trình này đều được thực hiện trước thời
điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực thi
hành và quan trọng hơn là những công trình nghiên cứu nêu trên chưa phân tích
làm rõ được tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên
nghiệp” chưa nghiên cứu những vướng mắc, khó khăn trên cơ sở thực tiễn thông
qua các vụ án hình sự mà Tòa án đã xét xử để trên cơ sở thực tiễn xét xử đó, do
vậy công trình nghiên cứu đề tài “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính
chất chuyên nghiệp” của tác giả là trên cơ sở kết thừa những nội dung đã nghiên
cứu và tiếp tục phân tích làm rõ các vấn đề liên quan đến áp dụng tình tiết “phạm
5
tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” trong thực tiễn xét xử
và từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết
“Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” và các vụ án xét
xử thực tế để đánh giá, xem xét những vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong quy
định của pháp luật hình sự về tình tiết này, từ đó, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam liên quan phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội
có tính chất chuyên nghiệp và văn bản hướng dẫn áp dụng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
+ Làm rõ quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết “phạm tội 02
lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
+ Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về
tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, nêu ra
một số vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
+ Đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các quy định của BLHS năm 2015 về tình tiết “Phạm tội 02 lần trở lên và
phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” đối với người phạm tội và thực trạng áp dụng
trong thực tiễn áp quy định về phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn thạc sĩ chủ yếu tập trung nghiên cứu về việc áp dụng tình tiết
“Phạm tội 02 lần trở lên và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” theo quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng như là thực tiễn xét xử các vụ án xảy ra trong
một số tỉnh, thành của nước ta.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận. Các phương pháp cụ thể được sử dụng
để thu thập, phân tích và xử lý thông tin, gồm: