Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
210
Kích thước
3.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1519

Nội luật hóa quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về chống tra tấn lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI

HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRỊNH DUY THUYÊN

NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC

VỀ CHỐNG TRA TẤN ĐỐI VỚI LẤY LỜI KHAI, HỎI CUNG BỊ

CAN TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP. HỔ CHÍ MINH NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI

HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRỊNH DUY THUYÊN

NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC

VỀ CHỐNG TRA TẤN ĐỐI VỚI LẤY LỜI KHAI, HỎI CUNG BỊ

CAN TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

MÃ SỐ: 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin

nêu trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong luận án đều được chú thích

đầy đủ và chính xác. Các kết quả nghiên cứu luận án chưa được ai công bố trong

bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trịnh Duy Thuyên

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự.

2. BLHS : Bộ luật hình sự.

3. CAT : Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối

xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người 1984.

4. CTOC : Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

5. CQĐT : Cơ quan điều tra.

6. CHLB : Cộng hòa liên bang

7. ĐTV : Điều Tra viên.

8. ĐƯQT : Điều ước quốc tế.

9. HCBC : Hỏi cung bị can.

10. KSV : Kiểm sát viên.

11. LLK : Lấy lời khai.

12. PACE : Luật Cảnh sát và chứng cứ hình sự 1984.

13. VAHS : Vụ án hình sự

14. VKSND : Viện kiểm sát nhân dân.

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. .... 01

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN…………..…… 06

Chương 1: Lý luận về nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc

về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng

hình sự Việt Nam……………………….……………………...……….…...….. 23

1.1 Khái niệm, đặc điểm của tra tấn……….…………………………..…….. 23

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tra tấn trong các văn kiện quốc tế và

nghiên cứu nước ngoài……………………………………………….…..……… 23

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tra tấn theo quan điểm các nhà nghiên cứu

Việt Nam………………………………………………………….…………...… 29

1.2 Khái niệm, đặc điểm của lấy lời khai, hỏi cung bị can……………………... 33

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm lấy lời khai…….…………………………..………… 33

1.2.2 Khái niệm, đặc điểm hỏi cung bị can……………………..……..…………. 35

1.3 Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa nội luật hóa quy định của Công ước

Liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ

luật tố tụng hình sự Việt Nam………………………………….…. 38

1.3.1 Khái niệm nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về

chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự

Việt Nam……………….………………………………………..………………… 38

1.3.2 Nguyên tắc nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về

chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự

ViệtNam................................................................................................................. 43

1.3.3 Ý nghĩa nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống

tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 44

Chương 2: Đánh giá quy định về lấy lời khai, hỏi cung bị can trong

Bộ tố tụng hình sự Việt Nam so với quy định của Công ước Liên hợp quốc

về chống tra tấn ……………………...………………………………………… 47

2.1 Quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn về nghĩa

vụ của quốc gia thành viên phòng ngừa tra tấn có liên quan đến lấy lời khai,

hỏi cung bị can…………………………………...……………………………... 47

2.2 Những kết quả đạt được trong quy định của Bộ luật tố tụng hình

sự Việt Nam về lấy lời khai, hỏi cung bị can so với Công ước Liên hợp quốc

về chống tra tấn………………………..……………………………….….…... 55

2.3 Những hạn chế trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam

về lấy lời khai, hỏi cung bị can so với Công ước Liên Hợp quốc về Chống tra

tấn………………………………………...……………………...… 63

Chương 3: Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối

với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam so với

quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn…………….…………... 74

3.1 Những kết quả đạt được trong thực tiễn phòng ngừa tra tấn của

Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở quy định của Công ước Liên

hợp quốc về chống tra tấn…………………………………….…….………….. 74

3.2 Những hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn

đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên

cơ sở quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn………………...…. 79

3.2.1 Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối

với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ

sở nghĩa vụ thứ nhất củaquốc gia thành viên Công ước Liên Hợp quốc về chống

tra tấn................................................................................................................... 79

3.2.2. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối

với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ

sở quy định nghĩa vụ thứ ba của quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp quốc

về chống tra tấn………………………………………………………………………… 96

3.2.3. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối

với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ

sở nghĩa vụ thứ tư của quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp quốc về chống

tra tấn.................................................................................................................. 98

3.2.4. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối

với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ

sở nghĩa vụ thứ năm của quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp quốc về chống

tra tấn....................................................................................................................

3.2.5. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối

với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ

sở nghĩa vụ thứ sáu của quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp quốc về chống

tra tấn....................... ...........................................................................................

Chương 4: Kinh nghiệm lập pháp nước ngoài về nội luật hóa quy

định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi

cung bị can............................................................................................................

4.1 Cơ sở lựa chọn pháp luậttố tụng hình sự mộtsố quốc gia đã tham gia

Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn để nghiên cứu học tập kinh nghiệm.....

4.2 Kinh nghiệm nước ngoài trong việc nội luật hóa quy định Công

ước Liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can..........

4.2.1.Liên Bang Nga...................................................................................

4.2.2 .Cộng Hòa Liên bang Đức...............................................................................

4.2.3. Vương quốc Anh ...............................................................................

4.3 Kinh nghiệm lập pháp cho Việt Nam về phòng ngừa tra

tấn..........................................................................................................................

Chương 5 : Kiến nghị về nội luật hóa quy định của Công ước Liên

Hợp quốc về chống tra tấn đối với quy định lấy lời khai, hỏi cung bị can

trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam……………………………………….

5.1 Cơ sở kiến nghị nội luật hóa quy định của Công ước Liên Hợp

quốc về chống tra tấn đối với quy định về lấy lời khai, hỏi cung bị can trong

Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam………………………………………………

5.2. Một số kiến nghị nội luật hóa quy định của Công ước liên hợp

quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố

tụng hình sự Việt Nam…………………………………….……………………

99

100

103

103

104

104

112

116

120

123

123

126

5.2.1. Kiến nghị để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thứ nhất, nghĩa vụ thứ ba,

nghĩa vụ thứ năm, nghĩa vụ thứ sáu………….……………….…………….…….

5.2.2 Kiến nghị để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thứ tư…………………….

KẾT LUẬN...........................................................................................................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

126

136

138

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 28/11/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Nghị quyết số

83/2014/QH13 phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức

trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm1

(Công ước Liên Hợp

quốc về chống tra tấn). Đây là một trong những ĐƯQT đa phương quan trọng về quyền

con người, thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hòa bình, mong muốn sớm loại bỏ

các hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội. Sự kiện này, có

ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo vệ nhân quyền, thể hiện chính sách nhân đạo

của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Qua đó, góp phần triển khai, thi hành có hiệu quả Hiến

pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Đồng thời đây là bước đi

cụ thể trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế, khẳng định Việt Nam là thành viên

tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Khoản 1, Điều 2 Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn quy định “mỗi quốc

gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc

các biện pháp hiệu quả khác nhằm phòng ngừa mọi hành vi tra tấn trên bất cứ khu vực

lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của mình.”

2 Căn cứ vào tình hình thực tế, Việt Nam

nội luật hoá các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn vào hệ thống

pháp luật quốc gia (trong đó có BLTTHS), để tổ chức triển khai thực hiện, phòng ngừa

tra tấn, đặc biệt là khi tiến hành các hoạt động tố tụng như: bắt, tạm giữ, ghi lời khai, hỏi

cung, giam giữ...

Thực tiễn cho thấy, tra tấn có khả năng xảy ra trong môi trường khép kín, giữa

một bên là đại diện quyền lực cơ quan nhà nước cần thu thập thông tin với một bên

đang bị nghi ngờ đã thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, LLK, HCBC ở giai đoạn điều

tra, là những hoạt động có khả năng xảy ra tra tấn, khi cơ quan có thẩm quyền tiến

hành tố tụng thu thập chứng cứ. Đánh giá các quy định của Công ước Liên Hợp quốc

về chống tra tấn đối với quy định LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015. Tác giả

1 Vào ngày 07/11/2013, Việt Nam đã ký Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt

hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm. Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, ngày 05/2/2015, Việt

Nam nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc và chính thức trở là thành viên của Công ước này.

2 Article 2, Convention against Torture “1. Each State Party shall take effective legislative, administrative,

judicial or other measures to prevent acts of torture in any territory under its jurisdiction”.

2

nhận thấy, bên cạnh những điểm tương đồng, thì vẫn còn một số điểm hạn chế chưa

phù hợp để phòng ngừa tra tấn.

Thứ nhất, BLTTHS năm 2015 chưa ghi nhận triệt để vấn đề ghi âm, ghi hình có

âm thanh khi tiến hành LLK người bị bắt, bị tạm giữ. Riêng đối với người người bị tố

giác, kiến nghị khởi tố còn thiếu những quy định về trình tự, thủ tục. Thực tế cho thấy,

tra tấn xảy ra nhiều, ở giai đoạn trước khi khởi tố vụ án. Bởi vì, thời điểm này cơ quan

chức năng chưa đủ điều kiện, thời gian để thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh. Nhưng

với tâm lý mong muốn khám phá nhanh vụ án, thì tra tấn nhằm thu thập thông tin, buộc

người bị nghi thực hiện tội phạm là có thể. Do đó, khi đã thiếu hành lang pháp lý cụ thể,

tra tấn sẽ tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Thứ hai, Điều 1 của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn quy định tra tấn

bao gồm: tra tấn thể chất và tra tấn tinh thần, nhưng các quy định của BLTTHS năm

2015 chỉ mới tập trung phòng ngừa tra tấn thể chất là chủ yếu và thiếu quy định cụ thể

về phòng ngừa tra tấn tinh thần như: BLTTHS vẫn có những khoảng trống khi cho phép

tiến hành HCBC vào ban đêm,

3

chưa quy định cụ thể về thời gian, tần suất tiến hành

LLK, HCBC trong một ngày hoặc thiếu các quy định về việc người bị nghi thực hiện tội

phạm từ chối khai báo khi câu hỏi của người có thẩm quyền không liên quan đến vụ án...

Ngoài ra, quy định về HCBC trong BLTTHS Việt Nam năm 2015 chưa nghiêm cấm

hành vi đe dọa bị can hoặc đe dọa gây thiệt hại cho người thân thích của bị can (người

thứ ba) nhằm buộc phải khai nhận tội hoặc thu thập các thông tin theo quy định tại Điều

1 của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn, là những điểm còn chưa phù hợp với

quy định của Công ước.

Thứ ba, khi HCBC phải ghi âm, ghi hình có âm thanh nhưng thực tế cho đến

nay vẫn chưa áp dụng đầy đủ, đồng bộ. Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA￾VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân

dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục

thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm,

ghi hình có âm thanh trong quá tình điều tra, truy tố, xét xử quy định “trong quá

trình hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai có thể tạm dừng ghi âm, ghi hình có âm

3 Khoản 3 Điều 183 BLTTHS năm 2015.

3

thanh bằng cách nhấn nút tạm dừng.”

4 Tuy nhiên, nội dung này còn thiếu tính chặt

chẽ, bởi vì tra tấn có thể xảy ra trong quá trình bấm nút tạm dừng.

Thứ tư, trong thực tiễn, người bào chữa tham gia tố tụng hình sự còn khá

muộn, khi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng LLK, HCBC. Nhiều trường hợp

được tham gia LLK, HCBC thì đó là lúc nhận tội. Do đó, trong buổi LLK, HCBC

người bào chữa có vai trò mờ nhạt và giống như người chứng kiến cho lời nhận tội.

Như vậy, tuy có quy định khi tiến hành LLK, HCBC người bào chữa được tham gia,

được đặt câu hỏi

5 nhưng chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện một cách tốt nhất.

Trên đây là một số vấn đề còn hạn chế trong quy định của BLTTHS năm

2015 về LLK và HCBC so với quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra

tấn. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về LLK, HCBC và

đưa ra các giải pháp hoàn thiện để bảo đảm thực hiện quy định của Công ước Liên

Hợp quốc về chống tra tấn là một đòi hỏi bức thiết trong quá trình bảo đảm quyền

con người ở Việt Nam hiện nay. Với nhận thức và quan điểm nêu trên tác giả chọn

đề tài “Nội luật hóa quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối

với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam” để làm

Luận án Tiến sĩ luật học.

2. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý về nội luật hoá

các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với LLK, HCBC

trong BLTTHS năm 2015; kinh nghiệm nước ngoài. Luận án đề xuất những giải pháp,

hoàn thiện các quy định về LLK, HCBC trong BLTTHS Việt Nam nhằm nâng cao

hiệu quả phòng ngừa tra tấn.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn

thực hiện nghĩa vụ của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn tại Việt Nam đối với

LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015.

Lý luận về nội luật hóa quy định Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn vào

BLTTHS như: khái niệm, đặc điểm, cơ sở pháp lý của nội luật hóa.

4 Điểm b, khoản 2, Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án

nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng ngày 01/02/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm, ghi hình có âm

thanh;sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh trong quá tình điều tra, truy tố, xét xử

5 Khoản 1, điểm b, Điều 73 BLTTHS năm 2015.

4

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về LLK, HCBC của các Cơ quan có thẩm quyền

tiến hành tố tụng trong BLTTHS năm 2015.

Đánh giá tương đồng và khác biệt giữa quy định của Công ước Liên Hợp quốc

về chống tra tấn với quy định về LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015.

Nghiên cứu thực trạng những bất cập, hạn chế có thể dẫn đến tra tấn đối với quy

định LLK, HCBC khi thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn,.

Nghiên cứu kinh nghiệm của mộtsố quốc gia đã thực hiện nội luật hóa Công ước

Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với quy định về LLK, HCBC trong BLTTHS.

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy định LLK, HCBC trong BLTTHS năm

2015 để phòng ngừa tra tấn.

4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu nghĩa vụ lập pháp của Việt Nam sau khi

phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với quy định về LLK, HCBC

trong BLTTHS năm 2015 để phòng ngừa tra tấn; khảo sát thực tiễn áp dụng quy định

của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 20015 về LLK, HCBC

6 về phòng ngừa tra

tấn; tham khảo kinh nghiệm nội luật hóa đối với LLK, HCBC của một số quốc gia đã

phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn như: Liên Bang Nga, CHLB Đức,

Vương quốc Anh.

Phạm vi chủ thể: Luận án nghiên cứu quá trình LLK, HCBC được thực hiện

bởi lực lượng Công an xã, phường, thị trấn; Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp trong

lực lượng Công an nhân dân.

LLK: luận án nghiên cứu quá trình LLK đối với những đối tượng có thể bị

tra tấn như: người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố.

HCBC: luận án nghiên cứu quá trình hỏi cung đối với bị can.

Phạm vi không gian: toàn quốc.

Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến năm 2020.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

Đây là Luận án tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống

và chuyên sâu về nội luật hóa quy định Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối

với LLK, HCBC trong BLTTHS Việt Nam.

6 BLTTHS năm 2015 vừa mới được áp dụng trong thực tiễn từ ngày 01/01/2018, có những sửa đổi, bổ sung

đối với quy định LLK, HCBC nhưng cơ bản vẫn trên nền tảng của BLTTHS năm 2003 và không có nhiều

khác biệt. Do đó, những hạn chế trong thực tiễn áp dụng BLTTHS năm 2003 chưa được BLTTHS năm 2015

sửa đổi, sẽ tiếp tục là hạn chế trong phòng ngừa tra tấn trong thời gian tới.

5

Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận về nội luật hóa

các ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết nói chung và Công ước Liên Hợp quốc về chống

tra tấn nói riêng; làm rõ những điểm tương đồng, hạn chế trong quy định về LLK,

HCBC trong BLTTHS năm 2015 so với Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn và

thực tiễn thực hiện phòng ngừa tra tấn tại Việt Nam. Từ đó có một góc nhìn toàn diện

về phòng ngừa tra tấn và là cơ sở để phát triển thêm các công trình nghiên cứu khoa

học khác có liên quan.

Những kiến nghị hoàn thiện dựa trên các căn cứ khoa học sẽ là nguồn tài liệu,

là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, có thể vận dụng khi hoàn

thiện BLTTHS Việt Nam. Đồng thời, là nguồn tài liệu cho sinh viên, giảng viên luật

học, các nhà khoa học trong quá trình giảng dạy và để cho ĐTV, cán bộ điều tra,

KSV, kiểm tra viên nhận thức được tầm quan trọng của phòng ngừa tra tấn bảo đảm

quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự.

6

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Qua tìm hiểu trên thế giới, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu liên quan

đến đề tài Luận án như: thực hiện ĐƯQT của quốc gia; bình luận chung về tra tấn,

quyền con người; phòng ngừa tra tấn và bảo đảm quyền con người của một số quốc gia

khi tham gia Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn... Các tài liệu này có thể được

chia thành các nhóm vấn đề sau:

Thứ nhất, công trình nghiên cứu về thực hiện ĐƯQT của quốc gia thành viên

Trên thế giới, có hai trường phái giải quyết về mối quan hệ giữa ĐƯQT và hệ

thống pháp luật quốc gia. Trường phái nhất nguyên luận (monism) cho rằng ĐƯQT và

luật pháp quốc gia là hai mặt thống nhất của hệ thống luật pháp, khi đã ký kết hoặc tham

gia ĐƯQT thì có thể áp dụng trực tiếp quy định của ĐƯQT trong nội bộ quốc gia. Trong

khi đó, trường phái nhị nguyên luận (dualism) cho rằng luật pháp quốc tế và pháp luật

quốc gia là hai hệ thống pháp luật tách biệt. ĐƯQT có hiệu lực thi hành trong phạm vi

quốc gia sau khi đã được “chuyển hóa” hay nội luật hoá một cách thích hợp bằng văn

bản pháp luật. Tuy nhiên, có một số quốc gia kết hợp cả hai quan điểm nhất nguyên luận

và nhị nguyên luận cho vấn đề thực hiện ĐƯQT tại quốc gia của mình.

Trong công trình nghiên cứu “The incorporation of public international law

into municipal law and regional law against the background of the dichotomy

between monism and dualism”7

(tạm dịch, kết hợp luật quốc tế vào luật quốc gia và

luật khu vực trên nền tảng thuyết nhất nguyên luận và nhị nguyên luận), (2014) của

tác giả G Ferreira & A Ferreira-Snyman. Các tác giả đã bàn luận về lý thuyết Nhất

nguyên luận và Nhị nguyên luận và cho rằng các học thuyết này đại diện cho hai cách

tiếp cận khác nhau đối với mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

Theo cách tiếp cận Nhất nguyên luận, pháp luật quốc tế được thực thi trước Tòa án

quốc gia mà không cần đưa vào pháp luật quốc gia. Trái lại, cách tiếp cận Nhị nguyên

luận lại cho rằng pháp luật quốc tế phải được chính thức đưa vào pháp luật quốc gia

khi Tòa án quốc gia thực hiện. Tuy nhiên, không phải tất cả hệ thống pháp luật điều

rõ ràng theo nhất nguyên luận hoặc nhị nguyên luận. Sự tách biệt giữa nhất nguyên

luận và nhị nguyên luận là không còn phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa pháp luật

7 Xem The incorporation of public international law into municipal law and regional law against the background of the

dichotomy between monism and dualism http://www.saflii.org/za/journals/PER/2014/43.html . Truy cập ngày 12/6/2019

7

quốc tế và pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, công trình thảo luận việc tiếp cận nhất

nguyên luận và nhị nguyên luận của Tòa án Hiến pháp Nam Phi trong vụ “Glenister”

và Tòa án Công lý Châu âu trong vụ “Hungary” để minh họa cho áp dụng thực tế

giữa nhất nguyên luận và nhị nguyên luận trong hệ thống pháp luật quốc gia và trên

cấp độ khu vực.

Công trình “The relationship between international law and national law in the

case of Kosovo: A constitutional perspective”8

(tạm dịch, mối liên hệ giữa luật quốc tế

và luật quốc gia trong trường hợp của Kosovo: quan điểm hiến pháp), (2011) tác giả

Visar Morina, Fisnik Korenica, Dren Doli. Công trình đề cập đến mối quan hệ giữa

pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ở Kosovo. Đồng thời, dùng Hiến pháp để trả

lời các câu hỏi về mối quan hệ giữa ĐƯQT và trật tự pháp lý trong nước ở Kosovo;

mối quan hệ giữa pháp luật tập quán quốc tế và trật tự pháp lý trong nước ở Kosovo;

mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong lĩnh vực nhân quyền.

Tác giả bài viết cũng cho rằng, căn cứ vào quy định Hiến pháp, Kosovo đi theo thuyết

nhất nguyên luận cho mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, đồng

thời thừa nhận tính áp dụng ĐƯQT vào pháp luật trong nước.

Thứ hai, công trình nghiên cứu bình luận về tra tấn; hình thức tra tấn trong

thực tiễn

“The United Nations Convention Against Torture,”

9

(tạm dịch, Công ước Liên

Hợp quốc về chống tra tấn), (2008) tác giả Manfred Nowak, Elizabeth McArthur.

Đây được xem là nguồn tài liệu đầy đủ nhất, được nghiên cứu, biên soạn bởi những

tác giả là nhà nghiên cứu nổi tiếng về vấn đề nhân quyền. GS. Manfred Nowak (người

được Chủ tịch Ủy ban nhân quyền Liên Hợp quốc chỉ định là báo cáo viên đặc biệt

về chống tra tấn) đã giải thích về Tra tấn tại Điều 1 của Công ước Liên Hợp quốc về

chống tra tấn như sau: “Tra tấn được hiểu là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn

hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể chất hay tinh thần cho một người, vì những mục

đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để

trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị

nghi ngờ đã thực hiện”. Tác giả đã đi vào phân tích “Tra tấn” không chỉ là các hành

vi đánh đập về thể chất như: sốc điện vào các bộ phận sinh dục, rút móng tay… mà

8

International Journal of Constitutional Law, Oxford Academic, Volume 9, Issue 1, 1 January 2011, P. 1-4

9 Manferd Nowak, Elizabeth McArthur (2008), “The United Natrions Convention Against Torture”, Oxford

University Press.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!