Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nội luật hóa quy định của công ước Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền trong bộ luật Hình sự Việt Nam
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1631

Nội luật hóa quy định của công ước Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền trong bộ luật Hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VIẾT TĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 80380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa

Học viên: Nguyễn Viết Tăng

Lớp: Cao học Luật - khóa 27

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp

với bất cứ một công trình nào khác. Các số liệu, thông tin sử dụng để phân tích,

tổng hợp, thống kê trong đề tài được thu thập từ các cơ quan chức năng có thẩm

quyền, từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy và chính xác.

Người cam đoan

NGUYỄN VIẾT TĂNG

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự

BLHS Bộ luật Hình sự

CTOC Convention against Transnational Organized Crime

CTTP Cấu thành tội phạm

ĐUQT Điều ước quốc tế

FATF Financial Action Task Force on Money Laundering

LHQ Liên hợp quốc

MLA Money Laundering Control Act 1986

TAND Tòa án nhân dân

TNHS Trách nhiệm hình sự

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI LUẬT HÓA................................... 9

QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG TỘI

PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA ĐỐI VỚI HÀNH VI RỬA

TIỀN ................................................................................................................. 9

TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................................................. 9

1.1. Khái niệm và đặc điểm của rửa tiền................................................... 9

1.1.1. Khái niệm rửa tiền.......................................................................................9

1.1.2. Đặc điểm của rửa tiền...............................................................................11

1.2. Khái niệm và đặc điểm nội luật hóa quy định của Công ước chống

tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền trong Bộ

luật Hình sự Việt Nam .............................................................................. 16

1.2.1. Khái niệm nội luật hóa..............................................................................16

1.2.2. Đặc điểm nội luật hóa quy định của Công ước chống tội phạm có tổ

chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam

...............................................................................................................................20

1.3. Yêu cầu của Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

về tội phạm hóa các hành vi rửa tiền ...................................................... 24

1.3.1. Tội phạm nguồn.........................................................................................24

1.3.2. Quy định về tội phạm hóa hành vi rửa tiền theo Công ước chống tội

phạm có tổ chức xuyên quốc gia.........................................................................24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................. 27

CHƯƠNG 2.................................................................................................... 28

ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ......................................................... 28

HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI PHẠM HÓA HÀNH............................... 28

VI RỬA TIỀN SO VỚI YÊU CẦU CỦA CÔNG ƯỚC CHỐNG ............ 28

TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA VÀ THỰC TIỄN XỬ

LÝ ................................................................................................................... 28

2.1. Đánh giá quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam trong việc tội

phạm hóa hành vi rửa tiền so với yêu cầu của Công ước chống tội

phạm có tổ chức xuyên quốc gia.............................................................. 28

2.1.1. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về Tội Rửa tiền.......................28

2.1.2. Phân biệt Tội Rửa tiền với một số tội khác trong Bộ luật Hình sự Việt

Nam.......................................................................................................................36

2.1.3. Thực trạng nội luật hóa quy định của Công ước chống tội phạm có tổ

chức xuyên quốc gia đối với hành vi rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam

...............................................................................................................................43

2.2. Thực tiễn xử lý Tội Rửa tiền ở Việt Nam ........................................ 53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 59

CHƯƠNG 3.................................................................................................... 60

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH........................................................................... 60

CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM................................................... 60

VỀ TỘI RỬA TIỀN TRÊN CƠ SỞ NỘI LUẬT HÓA CÔNG ƯỚC .......... 60

LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN

QUỐC GIA..................................................................................................... 60

3.1. Kinh nghiệm của một số nước trong việc nội luật hóa các quy định

của Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc

gia đối với tội phạm hóa hành vi rửa tiền............................................... 60

3.1.1. Các Tội về “Rửa tiền” trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga...............60

3.1.2. Tội phạm về rửa tiền trong pháp luật hình sự của Hợp chúng quốc

Hoa Kỳ .................................................................................................................67

3.1.3. Đánh giá quy định của Bộ luật Hình sự Liên bang Nga và pháp luật

Hoa Kỳ đối với Tội Rửa tiền và một số kinh nghiệm cho Việt Nam.................74

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của luật hình sự Việt

Nam về Tội Rửa tiền ................................................................................. 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 79

KẾT LUẬN.................................................................................................... 80

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự hợp tác giữa các quốc

gia diễn ra trên các lĩnh vực, như kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh -

quốc phòng… là một xu thế mang tính tất yếu, khách quan. Song song với quá

trình giao lưu, hội nhập giữa các nước, người phạm tội trong từng quốc gia cũng

liên kết với nhau, mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động. Vì vậy, tội phạm cũng

đã phát triển và trở thành hiện tượng mang tính toàn cầu, khiến cuộc đấu tranh với

tội phạm ở mỗi quốc gia ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, trong đó rửa tiền là

một ví dụ điển hình.

Rửa tiền về bản chất là quá trình chuyển đổi, che giấu nguồn gốc bất hợp pháp

của “tiền” có được từ việc thực hiện hành vi phạm tội và tạo một lớp “vỏ bọc” hợp

pháp cho “tiền” đó, nhằm làm cho “tiền bẩn” trở thành “tiền có hình thức sạch”,

“tiền bất hợp pháp” trở thành “tiền có hình thức hợp pháp”.

Hiện nay, rửa tiền đang hàng ngày ảnh hưởng và trở thành mối quan ngại của

hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là loại tội phạm nguy hiểm với nhiều phương

thức, thủ đoạn tinh vi và phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các

quốc gia. Đặc biệt, các nền kinh tế mới nổi rất dễ trở thành mục tiêu của tội phạm

rửa tiền,1

trong đó có Việt Nam. Để thúc đẩy sự hợp tác nhằm ngăn ngừa và đấu

tranh với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quả, vào ngày

15/11/2000 tại Palermo2 với Nghị quyết số 55/25 của Liên hợp quốc (LHQ) các

quốc gia đã thông qua Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

(Convention against Transnational Organized Crime - sau đây gọi tắt là CTOC).

Công ước được mở để các quốc gia ký kết từ ngày 13/12/2000 đến 31/12/2002

(Điều 36, 38), có hiệu lực từ ngày 29/09/2003.

Hiện nay, đã có 147 nước ký, 190 bên thành viên của Công ước này.3 Công ước

đã khuyến nghị các quốc gia tham gia cần tội phạm hoá hành vi hợp pháp hóa tài sản

do phạm tội mà có, hay nói cách khác trong Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam hiện

1

“Tác động khôn lường của tội phạm rửa tiền đối với nền kinh tế”, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap￾luat/phap-luat-kinh-doanh/tac-dong-khon-luong-cua-toi-pham-rua-tien-doi-voi-nen-kinh-te-94449.html, truy

cập ngày 15/7/2018

2 Palermo là một thành phố lịch sử ở miền nam nước Ý, thủ phủ của vùng tự trị Sicilia và tỉnh Palermo

3 https://treaties.un.org/pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=XVIII-12&chapter=18&clang=_en,

truy cập 20/02/2020

2

nay gọi là “Rửa tiền”.4 Việt Nam ký Công ước vào ngày 13/12/2000, phê chuẩn ngày

08/06/2012 và hiện đã có những nỗ lực nhất định trong việc hợp tác nhằm đấu tranh,

phòng, chống các hành vi nguy hiểm được quy định trong Công ước nói riêng, cũng

như tội phạm quốc tế nói chung. Với việc phê chuẩn Công ước, Việt Nam đã chính

thức cam kết thực hiện nghĩa vụ nội luật hóa việc hình sự phạm hóa một số hành vi

được quy định trong Công ước vào BLHS, trong đó có “Rửa tiền”.

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, hành vi “Rửa tiền” được tội phạm hóa lần

đầu tiên trong BLHS năm 1999 với tội danh “Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm

tội mà có”. Trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS Việt Nam năm 2009, Tội “Hợp pháp

hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có” đã được sửa đổi thành Tội “Rửa tiền” (Điều

251 BLHS). Ở lần sửa đổi này, các hành vi khách quan của tội phạm rửa tiền được

quy định cụ thể hơn và khá tương đồng với các hành vi được quy định trong CTOC.

BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trên cơ sở kế thừa các quy định về

Tội “Rửa tiền” của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), đồng thời tiếp

tục hoàn thiện các yếu tố cấu thành của tội phạm này. Tuy nhiên, nghiên cứu quy

định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội “Rửa tiền”, đồng

thời so sánh, đối chiếu với quy định của CTOC kết hợp với việc khảo sát thực tế xử

lý Tội Rửa tiền ở nước ta trong thời gian qua thấy rằng, vẫn còn một số điểm Bộ

luật này chưa nội luật hóa, cũng như vẫn còn một số quy định chưa tương thích với

Công ước, chưa tạo được cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan chức năng trong

việc xử lý đối với người phạm tội. Chính vì lẽ đó, việc đấu tranh với loại tội phạm

này hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá nhằm tìm ra những điểm

còn chưa phù hợp trong quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

so với yêu cầu của CTOC. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy

định của pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền,

đồng thời phòng, chống các loại tội phạm nguồn khác là vấn đề mang tính cấp thiết.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nội luật hóa quy định của

Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đối với

hành vi rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn

cao học.

4 Điều 6 Công ước của LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (CTOC), xem tại

http://bienphongvietnam.vn/van-ban-phap-luat/van-kien-phap-ly-dieu-uoc-quoc-te/1792-ddd.html, truy cập

ngày 13/7/2018

3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ tính chất nguy hiểm, những tác hại đối với nền kinh tế - tài chính,

cũng như từ sự khó khăn trong việc đấu tranh, ngăn chặn đối với tội phạm rửa tiền,

việc nghiên cứu các vấn đề liên quan tới Tội Rửa tiền luôn mang tính thời sự và có

ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Chính vì vậy, đã có những công trình

nghiên cứu khoa học ở cả trong nước và ngoài nước nghiên cứu về loại tội phạm

này ở nhiều góc độ khác nhau như: Sách, tài liệu chuyên khảo, tham khảo, bài viết

tạp chí khoa học, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, công trình nghiên cứu

khoa học,… mà chúng tôi có thể liệt kê những tài liệu điển hình như sau:

Thứ nhất, công trình nghiên cứu liên quan đến Tội Rửa tiền dưới dạng tài liệu

chuyên khảo, tham khảo, giáo trình và bình luận khoa học có thể kể đến:

Sách chuyên khảo “Nội luật hóa các quy định của Công ước chống tội phạm

có tổ chức xuyên quốc gia trong BLHS Việt Nam” (2016), do PGS. TS. Nguyễn Thị

Phương Hoa làm chủ biên, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.

Trong đó các tác giả đã phân tích thực trạng nội luật hóa các quy định của

Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong BLHS Việt Nam, đánh

giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự để xử lý các hành vi phạm tội nêu trong

Công ước, đối chiếu với luật của một số nước và bình luận về một số vấn đề nhằm

tiếp tục đặt ra mục tiêu hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài dưới dạng bài viết, tạp

chí khoa học, bao gồm:

- Bài viết “Một số vấn đề đặt ra khi hoàn thiện các quy định của pháp luật về

tội phạm rửa tiền” (2008), của tác giả Nguyễn Mai Hồng, Kiểm sát, Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, Số 15, Tr.36 – 37;

Trong bài viết, tác giả phân tích về khái niệm tội phạm rửa tiền, cũng như phân

tích về tác hại của tội phạm này. Đồng thời, đánh giá khái quát về tính tương thích

của pháp luật Việt Nam với các quy định của Công ước chống tội phạm có tổ chức

xuyên quốc gia. Từ đó tác giả có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của

BLHS năm 1999 tại Điều 251 Tội “Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”.

- Bài viết “Đánh giá tính tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam về tội

rửa tiền với quy định tương ứng của chuẩn mực quốc tế và một số kiến nghị”

(2011), của tác giả Dương Tuyết Miên, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân

tối cao, Số 4, Tr.38 – 44;

4

Trong bài viết, tác giả đề cập đến quy định của lực lượng đặc nhiệm hành

động tài chính về chống rửa tiền

5

, quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung

năm 2009) liên quan đến rửa tiền, chỉ ra những điểm còn hạn chế của pháp luật hình

sự nước ta liên quan đến tội này. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn

thiện pháp luật hình sự để tăng cường hiệu quả hoạt động chống tội phạm rửa tiền

trên thực tế.

- Bài viết “Tội rửa tiền - Nghiên cứu dưới góc độ so sánh” (Kỳ I) (2013), của

2 tác giả Dương Tuyết Miên & Nguyễn Thị Vân Anh, Tạp chí Tòa án nhân dân,

Tòa án nhân dân tối cao, Số 24, Tr.41- 45;

- Bài viết “Tội rửa tiền - Nghiên cứu dưới góc độ so sánh” (Kỳ II-Hết)

(2014), của 2 tác giả Dương Tuyết Miên & Nguyễn Thị Vân Anh, Tạp chí Tòa án

nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, năm 2014, Số 1, Tr.42 - 45;

Trong phạm vi bài viết, các tác giả tập trung làm rõ những quy định của BLHS

năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về Tội Rửa tiền dựa vào việc so sánh, đối

chiếu với quy định tương ứng của chuẩn mực quốc tế và hai quốc gia có hệ thống

pháp luật phát triển trên thế giới là Vương quốc Anh và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Từ đó, các tác giả cũng rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam và cũng đưa ra một

số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của BLHS.

- Bài viết “Một số vấn đề về tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam so với

quy định của luật pháp quốc tế” (2015), của tác giả Trần Xuân Huệ, Tạp chí Kiểm

sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Số 11, Tr.48 – 53;

Trong bài viết, tác giả mới tập trung phân tích, so sánh quy định của BLHS

năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) tại Điều 251 với quy định của 2 bản công

ước: Công ước Vienna năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và

các chất hướng thần; Công ước Palermo của LHQ về chống tội phạm có tổ chức

xuyên quốc gia năm 2000. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những kiến nghị nhất định

nhằm hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam.

5 FATF (Financial Action Task Force on Money Laundering) là một tổ chức liên chính phủ có mục tiêu phát

triển và thúc đẩy những biện pháp chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, được thành lập tại Hội nghị

thượng đỉnh của nhóm G7 ở Paris vào năm 1989. Hiện tại, FATF có 34 quốc gia thành viên và vùng lãnh thổ,

2 quan sát viên và 5 tổ chức khu vực là thành viên liên kết. 49 khuyến nghị về chống rửa tiền và tài trợ khủng

bố do FATF ban hành, gồm 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ

khủng bố. Xem: Dương Tuyết Miên, “Đánh giá tính tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam về tội rửa

tiền với quy định tương ứng của chuẩn mực quốc tế và một số kiến nghị” (2011), Tạp chí Tòa án nhân dân,

Tòa án nhân dân tối cao, Số 4, Footnote 4, Tr.38 – 44

5

- Bài viết “Nội luật hóa quy định của Công ước chống tội phạm có tổ chức

xuyên quốc gia về tội rửa tiền trong BLHS Việt Nam – Các kiến nghị” (2015), của

PGS, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, Tạp chí Khoa học pháp lý, 6(91), Tr.24 - 32;

Trong bài viết tác giả tập trung đánh giá sự thực hiện của BLHS Việt Nam đối

với các yêu cầu đã nêu của Công ước và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện

quy định liên quan của pháp luật hình sự Việt Nam.

Thứ ba, công trình nghiên cứu thể hiện thông qua hệ thống các luận án tiến sĩ,

luận văn thạc sỹ có liên quan đến đề tài nghiên cứu điển hình đó là:

- Luận văn thạc sỹ “So sánh quy định của BLHS Việt Nam và quy định của

BLHS một số nước về tội rửa tiền” (2016), của tác giả Giang Thị Thảo, Luật hình

sự và tố tụng hình sự - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;

Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và so sánh luật. Tác giả

tập trung nghiên cứu các quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm

2009) về dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với Tội Rửa tiền, có sự liên hệ với

quy định của BLHS năm 2015 về Tội Rửa tiền; so sánh với quy định này của BLHS

Việt Nam với BLHS của một số quốc gia điển hình là BLHS Trung Quốc và Thụy

Điển (thuộc hệ thống luật thành văn), BLHS của Mỹ và Canada (thuộc hệ thống án

lệ). Trên cơ sở đó, tác giả đã có những đề xuất, kiến nghị cụ thể góp phần hoàn

thiện quy định của BLHS nước ta về tội danh này.

Thứ tư, công trình nghiên cứu thể hiện dưới dạng các khóa luận cử nhân, công

trình nghiên cứu khoa học sinh viên liên quan đến đề tài nghiên cứu tiêu biểu là:

- Đề tài “Tội Rửa tiền dưới góc độ pháp lý hình sự - Lý luận và thực tiễn”

(2011), của tác giả Nguyễn Vũ Hồng Hoa, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về Tội Rửa tiền, cũng như

những dấu hiệu pháp lý về tội này được quy định trong luật hình sự quốc tế và trong

luật hình sự Việt Nam nhằm đánh giá sự phù hợp giữa pháp luật hình sự Việt Nam

với pháp luật hình sự quốc tế về Tội rửa tiền, đánh giá tính khả thi của việc áp dụng

các quy định của pháp luật hình sự đối với tội này trong thực tiễn từ đó chỉ ra các

bất cập về mặt lý luận cũng như thực tiễn và hướng giải quyết để các quy định này

có tính khả thi trên thực tế.

Tóm lại, các công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu về tội phạm rửa tiền

ở các góc độ khác nhau và đều đã có những đóng góp nhất định cho khoa học luật

hình sự. Kết quả khoa học của các công trình nghiên cứu được tác giả tiếp thu, kế

thừa và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, từ sau khi BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!