Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế chống khủng bố về tội phạm hóa trong bộ luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------*----------
NGUYỄN QUYẾT THẮNG
NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA
CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ CHỐNG
KHỦNG BỐ VỀ TỘI PHẠM HÓA TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ, TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 9 - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------*----------
NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA
CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾCHỐNG
KHỦNG BỐ VỀ TỘI PHẠM HÓA TRONG
BỘ LUẬTHÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: LUẬT HÌNH SỰ, TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Mã số:60380104
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA
Học viên: NGUYỄN QUYẾT THẮNG, KHÓA 19
Thành phố Hồ Chí Minh, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
không trùng lặp với bất cứ một công trình nào khác.Các số liệu, thông
tin sử dụng để phân tích, tổng hợp, thống kê trong đề tài được thu thập từ
các cơ quan chức năng có thẩm quyền, từ các nguồn tài liệu tham khảo
đáng tin cậy và chính xác.
Người cam đoan
NGUYỄN QUYẾT THẮNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
ĐUQT: Điều ước quốc tế
LQH: Liên Hợp Quốc
PLHS: Pháp luật hình sự
UNODC: Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma tuý và Tội phạm (“United
Nations Office on Drugs and Crime”)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỘI LUẬT HÓA QUY
ĐỊNH CỦA CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ CHỐNG KHỦNG BỐ VỀ TỘI
PHẠM HÓA TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Một số vấn đề lý luận về nội luật hóa quy định của các
điều ƣớc quốc tế trong pháp luật hình sự Việt Nam
1.1.1 Nhận thức chung về nội luật hóa quy định của các điều ước
quốc tế
1.1.2 Cơ sở của việc nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế
chống khủng bố trong pháp luật hình sự Việt Nam
1.2 Tội phạm khủng bố theo các điều ƣớc quốc tế chống khủng
bố
1.2.1 Khái quát các điều ước quốc tế chống khủng bố
1.2.2 Đặc điểm của tội phạm khủng bố
1.3 Yêu cầu tội phạm hóa của các điều ƣớc quốc tế chống khủng
bố
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI PHẠM
KHỦNG BỐ VÀ SO SÁNH VỚI CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
2.1 Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm khủng
bố
2.2 So sánh quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội
phạm khủng bố với yêu cầu tội phạm hóa của các điều ƣớc
quốc tế chống khủng bố
2.2.1 Sự tương đồng
2.2.2 Sự khác biệt
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN XỬ LÝ TỘI PHẠM KHỦNG BỐ Ở VIỆT
NAM, KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NƢỚC NGOÀI VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1 Thực tiễn xử lý tội phạm khủng bố ở Việt Nam trong
1
8
8
8
14
17
17
28
35
46
46
53
53
55
58
58
63
thời gian qua
3.2 Kinh nghiệm của một số nước trong việc nội luật hóa quy
định của các điều ước quốc tế chống khủng bố về tội phạm
hóa
3.2.1 Quy định về tội phạm khủng bố trong pháp luật hình sự một số
nước trên thế giới
3.2.2 Kinh nghiệm cho Việt Nam
3.3 Một số kiến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
63
68
70
79
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khủng bố xuất hiện kể từ khi xã hội loài người phân chia giai cấp và đấu tranh
giai cấp. Hiện nay, khi mà các yếu tố tiêu cực về mâu thuẫn, xung đột sắc tộc, tôn
giáo, sự bất công… kéo dài và gia tăng thì khủng bố ngày càng trở thành mối hiểm
họa cho hòa bình, an ninh nhân loại. Khủng bố gây ra những thiệt hại và ảnh hưởng
xấu đến các quốc gia trong khu vực và thế giới. Các thiệt hại đó không chỉ là những
thiệt hại vật chất mà còn bao gồm cả những thiệt hại phi vật chất không thể định
lượng. Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay, khủng bố xảy ra ở bất kì
một quốc gia nào cũng đều tác động tiêu cực đến các quốc gia khác. Tổng thư
kýLiên Hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã nhấn mạnh: “Khủng bố là một trong
những mối đe dọa thường trực đối với hòa bình và an ninh thế giới. Khủng bố xâm
phạm các quyền con người, quyền tự do cơ bản cũng như vi phạm các nguyên tắc
cơ bản đảm bảo sự bền vững toàn cầu cũng như mối liên kết thống nhất giữa các
quốc gia... Khủng bố là hiện thân của những đe dọa mang tính toàn cầu”
1
. Đó cũng
là lý do tại sao vào ngày 9 tháng 12 năm 1985, LHQ đã thông qua Nghị quyết chính
thức khẳng định “… rõ ràng mọi hành vi, phương thức và biểu hiện của chủ nghĩa
khủng bố xảy ra ở bất cứ nơi đâu và do bất cứ ai thực hiện đều là tội phạm, bao gồm
cả những hành vi gây thiệt hại cho mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia cũng như
an ninh quốc gia”
2
.Xuất phát từ tính chất nguy hiểm và tính chất quốc tế của hành vi
khủng bố, với vai trò của mình, LHQ đã kêu gọi cộng đồng quốc tếcùng nhau chung
tay, hợp tác để cùng tạo nên “phản ứng toàn cầu” đối với tội phạm khủng bố. Đặc
biệt, thông qua các diễn đàn quốc tế, nhiều giải pháp được cộng đồng quốc tế đưa ra
để đối phó với khủng bố. Trong số các giải pháp đó thì “pháp luật là nhân tố cốt lõi
trong đấu tranh với khủng bố”
3
. Chính vì vậy, các công cụ pháp lý quốc tế đã được
xây dựng. Chính các công cụ pháp lý này, đặc biệt là các điều ước quốc tế (ĐUQT)
chống khủng bố chính là các công cụ pháp lý có giá trị nhất thể hiện“phản ứng toàn
cầu”thông qua sự buộc tội hành vi khủng bố, thể hiện sự cam kết của các quốc gia
trong việc đấu tranh với khủng bố. Ngoài ra, các ĐUQT này còn hướng dẫn các
1Liên Hợp quốc (2008), Các công cụ quốc tế về phòng ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế (“International
Instruments related to the Prevention and Suppression of International Terrorism”), Newyork. Xem (bản tiếng
Anh) tại:
https://www.unodc.org/documents/terrorism/Publications/Int_Instruments_Prevention_and_Suppression_Int
_Terrorism/Publication_-_English_-_08-25503_text.pdf, truy cập ngày 20/1/2016.
2 Nghị quyết của LHQ về khủng bố, Số A/RES/40/61 được thông qua tại cuộc họp thường niên lần thứ 108
(ngày 9/12/1985), xem nội dung tại: http://www.un.org/documents/ga/res/40/a40r061.htm, truy cập ngày
20/1/2016.
3 Liên Hợp quốc (2008), tlđd (1) – Lời nói đầu (“Preface”).
2
quốc gia cách thức tiến hành các hoạt động hữu hiệu để đấu tranh chống khủng
bố… Việc các quốc gia thành viên thực thi nghiêm túc, đầy đủ, có thiện chí các yêu
cầu của các công cụ pháp lý quốc tế nàycòn thể hiện vai trò và trách nhiệm của từng
quốc gia trong việc giải quyền các vấn đề có tính quốc tế.
Là một quốc gia với truyền thống yêu chuộng hòa bình nhưng lại có vị trí địa
lý liền kề với một số quốc gia thường xảy ra các vụ khủng bố quốc tế (như
Indonesia, Philippin, Thái Lan…), Việt Nam luôn tỏ thái độ đấu tranh không khoan
nhượng với hành vi khủng bố dưới bất kỳ hình thức nào và với mục đích gì. Việt
Nam cũng đã và đang nổ lực cùng các nước trên thế giới tham gia vào nhiều hoạt
động đấu tranh chống khủng bố, trong đó có việc ký kết, gia nhập nhiều ĐUQT
chống khủng bố, cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế nêu trong
các điều ước, trong đó có nghĩa vụ tội phạm hóa. Chính vì vậy, việcnội luật hóa các
yêu cầu của các ĐUQTnói chung, trong đó có các ĐUQT chống khủng bốvào hệ
thống pháp luật Việt Nam, nhất là BLHSViệt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng,
phản ánh quan điểm, đường lối, định hướngcủa Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực
xây dựng và hoàn thiện PLHS4
. Mặt khác, nhu cầu tất yếu của hợp tác quốc tế trong
bối cảnh hiện nay, nhất là hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố đòi hỏi sự
tương đồng nhất định trong quy định pháp luật của các quốc gia về loại tội phạm
này. Do vậy, thực tiễn cho thấy cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá để sửa đổi
BLHS Việt Nam nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót và đáp ứng được yêu
cầu nội luật hóa. Điều này thể hiện trực tiếp trong Báo cáo số 35/BC-BTP về Kết
quả tổng kết thực tiễn thi hành BLHS (ngày 12 tháng 02 năm 2015) của Bộ Tư
pháp. Sự ra đời BLHS Việt Nam 20155một lần nữa thể chế hóa sâu sắc những quan
điểm, chủ trương của Đảng ta về xây dựng, hoàn thiện PLHS, cải cách tư pháp,
phản ánh yêu cầu cấp thiết của việc nội luật hóa quy định trong cácĐUQTmà Việt
Nam là thành viên, trong đó có nhóm ĐUQT chống khủng bố. BLHS 2015 ra đời
trong bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp 2013, đồng thời nhiều điểm mới trong
BLHS này thể hiện tinh thần thực thi một cách nghiêm túc, thiện chí các cam kết
quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm
khủng bố nói riêng. Do vậy, việc tìm hiểu đầy đủ vấn đề nội luật hóa yêu cầu của
các ĐUQT chống khủng bố sẽ góp phần đảm bảo nhiệm vụ triển khai thi hành hiệu
quả BLHS Việt Nam cũng nhưđưa ra các luận cứ khoa học làm định hướng góp
phần tiếp tục hoàn thiện PLHS Việt Nam trong thời gian tới.
4 Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số
49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
5
Sáng ngày 27.11.2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã thông qua BLHS
2015 với tỷ lệ tán thành hơn 84%.
3
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề“Nội luật hóa quy định của
các điều ƣớc quốc tế chống khủng bố về tội phạm hóa trong Bộ luật hình sự Việt
Nam” để nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ tính chất phức tạp và sự đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế
giới, tội phạm khủng bố đã trở thành mối quan ngại sâu sắc của tất cả các quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến loại tội phạm này luôn mang tính chất thời sự, có ý nghĩa lớn về mặt
thực tiễn lẫn về mặt khoa học. Do đó, đã có một số công trình nghiên cứu về loại tội
phạm này ở nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu này có thể được
phân chia thành các nhóm như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về tội phạm khủng bố dưới dạng là tài
liệu chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, bình luận khoa học. Đây là những tài liệu
mang tính chất phổ biến cung cấp những tri thức cơ bản nhất liên quan đến đề tài
tác giả nghiên cứu. Có thể kể đến một số tài liệu tiêu biểu như:
- Sách chuyên khảo “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bốNhững vấn đề lý luận và thực tiễn” (năm 2011) của GS. TS. Nguyễn Ngọc Anh,
NXb Công an nhân dân, trong đó tác giả chủ yếu phân tích thực trạng và thực tiễn
thi hành pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam.
- Sách chuyên khảo “Tội phạm học Việt Nam - Tập 2” (Tội phạm học chuyên
ngành) do Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm của Học
viện cảnh sát nhân dân biên soạn. Vì nguyên cứu dưới góc độ tội phạm học, nên
nhóm tác giả chủ yếu đưa ra đặc điểm tội phạm học và phòng ngừa tội phạm khủng
bố.
- Sách chuyên khảo “Pháp luật về chống khủng bố của một số nước trên thế
giới” do TS. Phạm Văn Lợi và Võ Văn Tuyển biên soạn tìm hiểu quy định của pháp
luật một số quốc gia quy định về tội khủng bố.
Ngoài ra, nhiều tài liệu khác cũng chủ yếu tập trung phân tích tình hình
khủng bố hiện nay trên thế giới, đưa ra đặc điểm về tội khủng bố hiện nay như thế
nào.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu thể hiện qua hệ thống các luận văn cao
học có liên quan đến đề tài nghiên cứu, điển hình làLuận văn thạc sĩ “Tội khủng
bố trong luật hình sự Việt Nam” - Lê Quang Đạo (2011).
Những công trình trên có đóng góp lớn trong việc làm rõ dấu hiệu pháp lý về
tội khủng bố trên cơ sở tìm hiểu quy định về tội phạm khủng bố trong luật hình sự
Việt Nam, thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện PLHS. Một số
4
công trình có đề cập đến các quy định trong các ĐUQT về hành vi khủng bố, tuy
nhiên lại chưa thật sự đẩy đủ và toàn diện...
Thứ ba, các công trình nghiên cứu là những bài viết trên các tạp chí chuyên
ngành, hội nghị, hội thảo. Trong thời gian gần đây, có khá nhiều bài viết được đăng
tải trên các tạp chí chuyên ngành luật có uy tín (như Tạp chí Công an nhân dân, Tạp
chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Viện Kiểm sát, Tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh,
Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học pháp lý, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,…) có
liên quan đến tội phạm khủng bố. Có thể kể ra một số bài viết điển hình như:
- Vũ Ngọc Dương (2009), “Bàn về định nghĩa khủng bố trong các điều ước
quốc tế”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 11 (114).
- Nguyễn Ngọc Anh (2010), “Một số vấn đề về xây dựng luật phòng, chống
khủng bố”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Văn phòng Quốc hội), số 23 (184).
- Đặng Thu Hiền (2009), “Bàn về tội khủng bố được sửa đổi, bổ sung trong
Bộ luật hình sự và một số vấn đề cần chú ý khi định tội danh”, Tạp chí Dân chủ &
pháp luật, Số 11(212).
- Phạm Minh Tuyên (2013), “Một số vấn đề về xét xử tội phạm khủng bố và
tài trợ khủng bố theo điều 230a và điều 230b của Bộ luật hình sự và thực tiễn áp
dụng”, Tạp chí Kiểm sát,Số 4.
- Lê Thái Sơn (2013), “Hoàn thiện pháp luật về chống khủng bố và chống tài trợ
khủng bố theo những chuẩn mực quốc tế chung”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số
23(254).
Trong phạm vi khuôn khổ của bài viết khoa học, cho nên nội dung các bài
viết nêu trên cố gắng tập trung làm rõ lý luận về tội khủng bố, một số bất cập trong
quy định của BLHS Việt Nam 1999 về nhóm tội phạm khủng bố; hoặc có bài viết
lại đề cập một cách tổng quát công tác đấu tranh với loại tội phạm này trên thế giới,
từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Với tư cách các bài viết khoa học nên chưa
thể nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, chi tiết về vấn đề nội luật hóa quy định
của các ĐUQT chống khủng bố vào PLHS Việt Nam.
Tóm lại, hiện nay các công trình khoa học nghiên cứu về tội phạm khủng bố
ở các góc độ khác nhau và đã có những đóng góp nhất định. Kết quả khoa học của
các công trình trên được tác giả tiếp thu, kế thừa nhất là những vấn đề lý luận về nội
luật hóa, dấu hiệu pháp lý của mộ số tội phạm khủng bố, tình hình khủng bố trên thế
giới. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào đi sâu vào tìm hiểumột cách đầy đủ,
toàn tiện các yêu cầu cụ thể của các ĐUQT chống khủng bố, nhất là yêu cầu về tội
phạm hóa làm cơ sở cho nội luật hóa. Bên cạnh đó, các công trình chưa đánh giá
mức độ tương đồng, khác biệt giữa quy định của BLHS Việt Nam về tội phạm